2.2.2.4.Giao thương với Pháp

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 93 - 97)

- Giao thương với các nước Đông Na mÁ khác

2.2.2.4.Giao thương với Pháp

Cho đến thế kỷ XVII, Viễn Đông đối với Pháp chỉ là một khu vực truyền đạo mà thôi. Vào những năm 1660, Pháp chú trọng tăng cường thành lập các công ty thương mại với đặc quyền lớn. Trên cơ sở sự ra đời các công ty thương mại chủ yếu hoạt động ở châu Mỹ, Đại Tây Dương, tháng 8 năm 1664 (một năm sau khi thành lập Hội truyền giáo nước ngoài Paris - (MÉP), công ty Đông Ấn Pháp được thành lập (viết tắt CIO).

Sau một thời gian hoạt động thế lực của Công ty lớn mạnh. Năm 1674, Công ty đã lập thương điếm ở Pondichéry (Án Độ), thương điếm này được coi là tổng hành dinh trong các hoạt động buôn bán của Pháp với các xứ vùng Ấn Độ, bao gồm cả Ấn Độ lân các nước Đông Nam A và Đông A. Năm 1682, chính phủ Pháp ra sác lệnh cho phép Công ty Đông Ấn Pháp tự do hoàn toàn trong hoạt động buôn bán ở vùng này. Mục đích hoạt động chính của công ty Đông Ấn Pháp là thương mại, nhưng để thuận lợi cho việc xâm nhập thị trường nước ngoài, Công ty đã liên kết với Hội truyền giáo nước ngoài Paris, nên vừa hoạt động thương mại vừa két hợp truyền giáo. Các giáo sĩ hầu hết vừa là nhà truyền giáo vừa là thương gia.

Vào nửa cuối thế kỷ XVII, thế lực kinh tế và chính trị Bồ Đào Nha giảm sút. Anh đang vươn lên chiếm gần hết Ấn Độ. Tình hình đó đặt ra vấn đề cấp bách là phải tìm cách xâm nhập Việt Nam. Độc quyền buôn bán với Trung Quốc là mục đích mà cả công ty Đông Ấn Anh và công ty Đông Ấn Pháp hướng tới. Vì thế, việc xây dựng một căn cứ nằm trên đường biển từ Ấn Độ đến Trung Quốc trở nên hết sức cần thiết.

Năm 1675, lái buôn Pháp là Leroux đề xuất ý kiến chiếm đảo Côn Đảo của Việt Nam. Sau đó một thời gian, vào năm 1686, Véret một nhân viên của Công ty đến đất chúa Nguyễn được giao nhiệm vụ tìm một địa điểm thuận lợi để thâm nhập vào Đàng Trong. Trong báo cáo gửi về, Véret đặt vấn đề nên chiếm đảo Poulo Condore (Côn Đảo) vì "phải nói rằng, các thương thuyền của Trung Quốc, Đàng Ngoài, Ma Cao, Manila, Đàng Trong, ...muốn tiến hành buôn bán với Ấn Độ nên cần nhận thức lại hòn đảo này, cũng như tàu thuyền của Ấn Độ muốn vào biển Trung Hoa, tàu Hà Lan, Anh lúc đến cũng như lúc về, và đi qua đường này đều thuận tiện như qua hai eo biển Sonda và Malacca. Hơn nữa phải tính đến hoạt động thương mại cũng rất lớn với Lào

và Campuchia; vì ngoài việc hàng hóa giống như ở Siam thì họ còn có nhiều vàng,

cánh kiến, xạ hương, hồng ngọc, ngà voi, trầm hương hơn; cuối cùng là nhiều mặt

hàng quỷ giả hơn" [27, tr.57]. Song nhanh chân hơn, năm 1702, Anh đã lập được

thương quán ở đây, và như đã nói trên, đến năm 1705, Anh buộc phải rời bỏ.

Sự thất bại trong buôn bán ở Ấn Độ của Công ty, làm cho Pháp chú ý nhiều hơn tới Việt Nam và muốn đặt thương điếm trên lãnh thổ của chúa Nguyễn. Các báo cáo của các thương gia Pháp đã từng buôn bán trên vùng biển Nam Hải đều đề nghị với Công ty nên đặt thương quán tại Đà Nang là nơi được coi có vị trí rất tốt vì nằm giữa Trung Quốc, Philippines và bán đảo Malacca [4, tr.7]. Trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XVIII, hầu như cả triều đình Pháp lẫn nhà cầm quyền công ty Đông Ấn Pháp tại Pondichéry không đưa ra một kế hoạch gì cho Công ty ở Việt Nam. Năm 1721, Công ty mới chính thức xây dựng kế hoạch nghiên cứu lại Côn Đảo. Trong báo cáo của Renault đại diện cho Công ty đến nghiên cứu Côn Đảo thì hoàn toàn trái ngược với Véret trước đây. Theo ông, Côn Đảo chỉ là một hòn đảo nghèo, không có nguồn lợi gì, khí hậu không thuận lợi, chi phí sẽ cao và "đáng bỏ hơn là đáng chiếm" [27, tr.58].

Năm 1744, một lái buôn của Công ty ở Pondichéry là Friell đến giao thiệp với chính quyền Đàng Trong và được chúa Nguyễn Phúc Khoát cấp giấy phép buôn bán và xây nhà kho ở đây. Chúa Nguyễn còn gửi theo Friell hai thanh niên người Việt để học tiếng Bồ. Sau thành công ấy, Friell vận động được Toàn quyền trên đất Ấn thuộc Pháp là Dupleix giúp đỡ cho chương trình xâm nhập thương mãi này [38, tr.300].

Trong khi Toàn quyền Dupleix xúc tiến kế hoạch thâm nhập thị trường Đàng Trong thì tại Pháp một kế hoạch tương tự cũng được chính phủ Pháp quan tâm. Lãnh trách nhiệm đi điều tra cụ thể tình hình vùng này là Pierre Poivre. Ông là người trước đó đã thực hiện chuyến viễn du đến phương Đông bắt đầu từ năm 1740. Từ năm 1748, được giao nhiệm vụ đi thăm dò tình hình, Poivre đã nhiều lần đến Đàng Trong. Những báo cáo do ông gửi về nước được lưu tại Viện Hàn lâm Lyon, và được các nhà xuất bản châu Âu cho in và phát hành tại Thụy Sĩ thành tác phẩm có tựa đề Les voyages

d'un phijosophe - Những chuyến đi du hành của một nhà hiền triết - 1768), không ghi

tên tác giả. Quyển sách được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Chuyến đi vào năm 1748 của Poivre chỉ mang tính chất thăm dò thị trường, nhằm tiến tới thiết lập thương điếm cũng như giành độc quyền buôn bán hương liệu. Một bản báo cáo lạc quan sau chuyến đi thị sát với những lời ca ngợi gửi lên triều đình Luis XV vào tháng 6 năm 1748, Poivre đã trình bày khá tỉ mỉ về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đàng Trong và đi đến kết luận Pháp nên mở ở đây một cơ sở thương mại. Cũng trong thời gian này, một báo cáo khác của Friell từ Pondichéry gửi về Pháp đề cập thương mại của Công ty với Đàng Trong, nhưng bản báo cáo của Poivre đã có sức thuyết phục hơn đối với triều đình [27, tr.58].

Để thực hiện kế hoạch, tháng 6.1749, Poivre đen gặp Toàn quyên Công ty là Dupleix ở Ấn Độ, nhưng không được Toàn quyền giúp đỡ tận tình. Còn Friell thì không chịu cung cấp những tài liệu thu thập về Đàng Trong và cũng không được trao cho giấy phép mà chúa Nguyễn Phúc Khoát cấp vào năm 1744 [63, tr.440-441]. Không thể gây áp lực được với dại diện của triều đình, cuối cùng viên Toàn quyền đã cấp cho Poivre chiếc thuyền Machault trọng tải 600 tấn, mang theo 40 cỗ đại bác rời Pondichéry cập cảng Đà Năng ngày 29.8.1749. Sau khi mua bán hàng hóa ở Hội An, Poivre lên đường ra Huế yết kiến chúa Nguyễn. Theo lời thỉnh cầu của Poivre thì công ty Đông Ấn Pháp muốn xây dựng một thương điếm ở Hội An và điểm neo tàu ở Đà Nang [27, tr.59]. Nhưng sau một sự tranh chấp, Poivre bắt cóc một người phiên dịch Việt Nam lên tàu chở đi, để trừng trị, chúa Nguyễn cho áp giải giáo sĩ Pháp là Leíebvre vào Đà Nang để đuổi theo Poivre và sau đó trục xuất hết các giáo sĩ khác, chỉ trừ J. Koffler đang làm y sĩ cho chúa. Vì chuyến đi bất thành ấy, công ty Đông Ấn

Pháp bỏ ý định đặt quan hệ thương mại với chúa Nguyễn [38, tr.300]. Từ đó về sau, những chuyến thương lượng và những đề án đặt quan hệ thương mại với chúa Nguyễn của Pháp đều không thực hiện được, như chuyến đi của Bennetat vào năm 1750, đề án của Protais Leroux 1755, kế hoạch viễn chinh của Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp Choiseul Praslin năm 1768,...

Năm 1778, trong bối cảnh khả năng cạnh tranh thị trường Viễn Đông của Pháp yếu dần trước sự lấn át của Anh, triều đình Pháp chú ý hom đến Đàng Trong. Nhìn thấy sự bất ổn của tình hình Đàng Trong khi khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, Chevalier, trấn thủ Pháp tại Chandernagor (Ấn Độ thuộc Pháp) đệ trình một bức thư khẩn cấp cho Toàn quyền công ty Bellecombe, nêu rõ lợi ích nước Pháp sẽ thu được nếu can thiệp gấp để giúp Nguyễn Ánh khôi phục ngôi chúa. Chevalier cùng giáo sĩ Loureiro, một người đã từng sống ở Đàng Trong 25 năm, chủ trương đưa quân giúp và đồng thời hai bên sẽ ký hiệp ước cho phép phía Pháp lập một thương điếm tại Hội An, lập một đồn binh ở đấy, nhượng cho Pháp một tỉnh và Pháp hoàn toàn được tự do buôn bán [63, tr.449-450]. Nhưng cũng như các đề án trước đó, chương trình của Chevalier phải bãi bỏ vì lúc này Pháp đang can thiệp vào chiên tranh chông Anh ở Bắc Mỹ. Chương trình này về sau được giám mục Adran kế tục nhưng địa bàn hoạt động chính không còn là Hội An nữa [38, tr.301].

So với nhiều nước phương Tây, hoạt động giao thương của Pháp ở Việt Nam nói chung và Đàng Trong nói riêng diễn ra muộn hơn. Sau thời kỳ hoạt động thương mại ở Đàng Ngoài không đạt hiệu quả (1669 - 1702), Công ty Đông Ấn Pháp chuyển vào hoạt động ở Đàng Trong. Trong gần một thế kỷ (XVIII), Pháp đã không thành công ương việc đặt quan hệ thương mãi với chúa Nguyễn, nhưng những cố gắng của CIO cũng như của MÉP đã đặt nền tảng cho sự thâm nhập của họ vào thế kỷ XIX.

2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT GIAO THƯƠNG ĐÀNG TRONG VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.3.1. Đặc điểm giao thương Đàng Trong

- Quá trình giao thương giữa Đàng Trong với các nước trên thế giới chủ yếu diễn ra trên phạm vi lãnh thổ Đàng Trong

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 93 - 97)