Giao thương với Bồ Đào Nha

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 82 - 84)

- Giao thương với các nước Đông Na mÁ khác

2.2.2.1. Giao thương với Bồ Đào Nha

Sau khi phát kiến con đường biển sang phương Đông, các giáo sĩ và thương nhân phương Tây nối gót nhau đến châu Á. Dựa thế thần quyền Giáo hội và nhờ có một nền thương mại mạnh bậc nhất châu Âu thời bấy giờ, Bồ Đào Nha trở thành một nước tiên phong.

Vào đầu thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đã thành lập Công ty Hoàng gia Estado da India. Công ty đã đặt thương điếm ở Goa năm 1509, ở Malacca năm 1511. Trong quá trình thâm nhập thị trường Trung Quốc, một số nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã tìm cách thám hiểm biển Đông. Người Bồ đã lần lượt đến Đàng Trong vào năm 1523 và Đàng Ngoài vào năm 1526. Cùng với thương thuyền của người Bồ Đào Nha từ Ma Cao đen, một sô giáo sĩ dòng Tên cũng sớm có mặt ở Đàng Trong. Sau khi Nhật Bản ra sắc lệnh cấm đạo Thiên Chúa (1614), nhiều giáo sĩ tòa giám mục Ma Cao đã chuyển hướng đi về phía Nam, do đó hoạt động truyền đạo ở Đàng Trong được tăng cường mạnh hơn. Đoàn truyền giáo Đàng Trong ra đời do Napoli F. Busomi và Điego Carvaiho người Bồ sáng lập. Sau 10 năm hoạt động ở Đàng Trong, năm 1625 các giáo sĩ xúc tiến hoạt động ở Đàng Ngoài để tiến tới thành lập Đoàn truyền giáo mới ở đây. Hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ hỗ trợ đắc lực cho mối quan hệ thông thương của người Bồ trên đất Việt.

Người Bồ Đào Nha có mặt sớm ở Đàng Trong, nhưng việc buôn bán giữa họ với xứ sở này lại phụ thuộc nhiều vào quan hệ thương mại giữa Ma Cao với Nhật Bản. Đối với người Bồ, quan hệ giao thương của họ ở Đàng Trong trở nên quan trọng từ khi Nhật Bản thực hiện lệnh "tỏa quốc", việc buôn bán với người Nhật bị cấm cản, thương nhân Bồ phải chuyển sang buôn bán với các nước Đông Nam Á. Họ hướng về Đàng Trong như một thị trường thế chỗ của Nhật Bản. Nửa sau thế kỷ XVII, quan hệ thương mại Bồ - Việt Đàng Trong được đẩy mạnh, theo Manguin, năm 1651 có 4 tàu Bồ tới Đàng Trong, năm 1650 số tàu đến còn nhiều hơn; và Boxer cho rằng, cũng vào thời gian này, có ít là một hoặc hai tàu Bồ tò Ma Cao đến Đàng Trong mỗi năm với khả năng chuyên chở dưới 300 tấn mỗi chiếc [85, tr. 131].

Từ khi họ mở rộng buôn bán trên cả hai xứ của nước ta thì cũng chính là lúc người Bồ vấp phải những đối thủ cạnh tranh đó là nhũng lái buôn Hà Lan, Anh và sau đó là Pháp. Sự cạnh tranh giữa Bồ Đào Nha và Hà Lan đã dẫn đến những cuộc xung đột của họ trên đất Việt. Cả hai đều dùng thủ đoạn giặc biển đánh cướp lẫn nhau.

Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra và kéo dài dai dẳng (1627 - 1672), buộc chính quyền hai phía phái tìm kiếm đồng minh phương Tây làm chỗ dựa. Bồ ra sức giúp chúa Nguyễn đánh Trịnh, Hà Lan thì đứng về phía Trịnh chống Nguyễn. Xem ra đó cũng là phương cách lấy lòng các chúa nhằm tiến tới thực hiện độc quyền buôn bán của các lái buôn phương Tây. Lợi nhuận lớn nhất mà thương nhân Bồ cũng như thương nhân Hà Lan thu được trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn là do việc buôn bán vũ khí.

Tại căn cứ Ma Cao, xưởng đúc súng nổi tiếng của Bocarro người Bồ được thành lập và hoạt động mạnh trong suốt thời gian kéo dài nội chiến trên đất Việt, đã cung cấp cho không những chính quyền Nguyễn ở Đàng Trong mà còn cho cả chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài những đại bác bằng đồng và bằng thép hiện đại có sức công phá lớn của thời đại lúc bấy giờ.

Sức mạnh quân sự của người Bồ chắc chắn đã tạo được lợi thế cho họ trong quan hệ mậu dịch ở Đàng Trong. Borri cho biết: "Chúa Đàng Trong vẫn tỏ ra thích để cho người Bồ đến buôn bán ở nước ngài một cách lạ lùng. Và đã mấy lần ngài cho họ ba

hay bốn địa điểm ở nơi phì nhiêu nhất trong vùng hải cảng Đà Nang, để cho họ cất

một thành phổ với tất cả những gì cần thiết, cũng như người Tàu và người Nhật đã

làmP

9

P

' [23, tr.93]. Tuy nhiên trên thực tế, thương điếm người Bồ không được mở. Họ chỉ dùng căn cứ Ma Cao làm trung tâm buôn bán ở Á Đông. Tất cả thuyền buôn của họ và cả một số nước khác đều đi về Ma Cao. Hằng năm, từ Ma Cao, họ chở hàng đến bán ở Đàng Trong. Các thương nhân bán hàng xong, giao cho người đại diện mua sản vật để năm sau đến chở về. Thương thuyền Bồ Đào Nha từ Ma Cao đến Đàng Trong bị chúa Nguyễn đánh thuế 4.000 quan nhập khẩu và 400 quan xuất khẩu. Số thuế này, xem ra chỉ nhẹ bằng một nửa so với số thuế đánh vào thuyền buôn của các nước phương Tây khác khi đến Đàng Trong.

Ngoài vũ khí, hàng hóa mà người Bồ chở tới bán cho Đàng Trong phần lớn được sản xuất từ phương Tây, đủ loại, nhiều nhất là đồ dùng đơn giản hàng ngày như mũ nón, mũ bonnet, thát lưng, áo sơ mi,.. .và cả những kim khâu. Họ thu được lãi suât cao từ những mặt hàng này. Bom cho biết: "Tôi nhớ một người Bồ đem từ Ma Cao tới Đàng Trong một lọ đầu kim khâu, tất cả chỉ giá hơn 30 "ducat", nhưng đã được lời tới hơn 1.000, vì ông ta đã bán mỗi chiếc một đồng "reaỉ" ở xứ Đàng Trong, trong khi ở

Ma Cao ông ta mua không tới một "double" [23, tr.90]. Theo Antonio Bocarro,

Trưởng ký sự viên quốc gia Ấn Độ thì hàng hoá người Bồ chở từ Đàng Trong gồm có tơ vàng rất tốt và rẻ, một số trầm hương, kỳ nam, mặc dù rất hiếm, và một số ít benzoin,.. .tất cả đều là sản phẩm địa phương và một lượng đông người Nhật đem đến bán ở đây [85, tr.107].

Buôn bán thịnh đạt của người Bồ tại Đàng Trong chỉ vào khoảng hậu bán thế kỷ XVII, sang thế kỷ XVIII, bị người Hà Lan cạnh tranh, hoạt động thương mại của người Bồ giảm dần nhưng vẫn tiếp tục cho đến cuối thế kỷ XVIII.

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)