Văn hóa Đàng Trong

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 28 - 31)

THẾ KỶ XVII-X

1.2.2. Văn hóa Đàng Trong

Miền đất mà vào thế kỷ XVII - XVIII được gọi là Đàng Trong của nước Đại Việt được hình thành trong tiến trình nam tiến của lịch sử dân tộc từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII. Trong tiến trình mở cõi về phương Nam có mấy sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng mà trước hết là hai cuộc "hôn nhân ngoại giao" mang đầy màu sắc chính trị: Năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân dùng hai châu Ô - Rí làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân để miền đất Thuận - Quảng ra đời sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt; sự kiện thứ hai diễn ra năm 1620, khi chúa Sãi - Nguyễn Phúc Nguyên gả công nữ Ngọc Vạn cho quốc vương Chân Lạp Chay Chetta li để rồi ba năm sau (1623) một trạm thu thuế của chúa Nguyễn mọc lên ở vùng Prey Nokor và Kas Krobey thuộc lãnh thổ của người Chân Lạp. Năm 1611, Nguyễn Hoàng chiếm được vùng đất Nam Trung Bộ của người Champa, đặt phủ Phú Yên mở đầu cho công cuộc khai khẩn đại qui mô về vùng đất Nam Bộ. Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất "Bảy Xã" cho chúa Nguyễn là một trong những tiền đề để vùng đất đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng lãnh thô của Đại Việt. Như thê, quá trình hình thành vùng đát Đàng Trong là quá trình mở rộng lãnh thổ của nhà nước phong kiến Đại Việt bằng những con đường khác nhau: chiến tranh, hôn nhân chính trị và ngoại giao. Trong đó, biện pháp ôn hòa vẫn là biện pháp chủ đạo. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ cộng cư của các dân tộc sinh sống trên vùng đất này.

Cùng với việc mở mang bờ cõi, lưu dân Việt tiến về phía Nam. Trước thế kỷ XVII, họ từ phía bắc (Thanh - Nghệ - Tĩnh) mang theo văn hóa Thăng Long tiến về Thuận - Quảng vốn là nơi đang tồn tại nền văn hóa Champa khác lạ. Một cuộc tiếp xúc, giao thoa văn hóa diễn ra. Tại đây, người Việt đã tiếp biến nhiều yếu tố của văn hóa Chăm để thích nghi với môi trường sống mới. Sự giao lưu văn hóa Việt - Chăm của cư dân sinh sống trên vùng đất Thuận - Quảng đã tạo nên nhũng sắc thái mới của văn hóa Đại Việt, đó là văn hóa vùng Thuận - Quảng.

Văn hóa Thuận - Quảng, tiểu vùng của văn hóa Đại Việt vừa mới định hình sau mấy thế kỷ, lại một lần nữa được gặp gỡ với các nền văn hóa ở phía nam khi người Việt từ Thuận - Quảng tiến hành những đợt di dân lớn vào Nam Bộ trong hai thế kỷ XVII - XVIII. Tại đây, cư dân Việt vẫn là chủ thể. Vì thế, văn hóa Thuận -Quảng là những hạt giống đầu tiên được gieo trồng trên miền đất mới khai thác này, chúng sẽ là cơ sở của văn hóa Nam Bộ. Tuy nhiên, văn hóa Nam Bộ không phải là văn hóa Thuận Quảng mà là văn hóa Thuận Quảng trong sự giao thoa tiếp biến giữa các nền văn hóa Việt - Chăm, Việt - Hoa, Việt - Khmer. Sự gặp gỡ của các cộng đồng cư dân trên đất Đàng Trong, sự tác động qua lại phong phú giữa các nền văn hóa đã tạo nên những nét dung dị, hài hòa, cởi mở, phóng khoáng của văn hóa Nam Bộ, văn hóa Đàng Trong - văn hóa cộng cư giữa các tộc người.

Người dân Việt khi di cư vào Đàng Trong phần lớn là những người nghèo khó. Họ tha phương vì mục đích cầu thực, khác hoàn toàn mục đích chính trị của dồng chúa Nguyễn Hoàng. Họ rời bỏ quê hương chỉ vì miếng cơm manh áo, muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, thoát khỏi những luật lệ hà khắc, vì sưu cao thuế nặng hoặc vì cảnh khói lửa binh đao của các tập đoàn phong kiến gây nên mà phải đi về phương nam tạo dựng cuộc sống. Tư tưởng tự do là động lực thôi thúc đưa tất cả họ đến vùng đất mới, ngay cả Nguyễn Hoàng cũng muốn thoát khỏi sự kiềm tỏa của họ Trịnh mà ra đi. Dầu với mục đích kinh tế hay chính trị, tất cả họ đã gặp nhau ở một điều căn bản mang tính nhân văn sâu sắc: Tự do! Li Tana đồng tình với quan điểm cửa Taylor khi ông viết: "Ông đã dám liều mình mang tiếng là kẻ làm phản bởi vì ông đã tìm ra một

nơi người ta không đặt nặng vấn đề này", và cho rằng, "Đổ là một thế giới rộng lớn

hơn cho người ta một ý thức lớn hơn về tự do - tự do chọn nơi họ ưa thích và cách

sống họ muốn" [85, tr.199].

Đến vùng đất mới, đất đai rộng lớn bao la, sông ngòi chằng chịt, thú dữ rình rập,... lưu dân Việt buộc phải thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn mới mẻ. Đường sông là mạch máu lưu thông chính, nên ghe thuyền trở thành phương tiện giao thông chủ yếu. Những giáp nước, nơi ghe thuyền thường dừng lại đợi con nước lớn, nước ròng thường là nơi xuất hiện các tụ điểm buôn bán, thị tứ, phố phường.

Sông nước đã "điều kiện hóa" phương thức phát triển kinh tế - xã hội như là một qui luật ở Nam Bộ trong hai thế kỷ XVII - XVIII, hình thành ở đây nền văn minh "sông nước", văn minh "miệt vườn". Không những Nam Bộ, vùng đất từ Bố Chánh đến Phú Yên, sông ngòi cũng là con đường giao thông huyêt mạch. A. Rhodes đèn Đàng Trong lần đầu vào năm 1624, trong tác phẩm của mình, ông viết: "Họ cũng rất giàu có vì đất đai phì nhiêu với 24 con sông cung cấp nước, cũng nhờ đó mà rất tiện việc đi lại bằng

sông ngòi, tiện việc thông thương và hành trình" [Ì, tr.49].

Sự ly khai và dần dần đi đến đoạn tuyệt của các chúa Nguyễn đối với chính quyền vua Lê chúa Trịnh Đàng Ngoài làm cho chính quyền họ Nguyễn không thể sử dụng học thuyết của Khổng Tử như là khuôn vàng thước ngọc trong việc trị nước. Tư tưởng tự do cùng với những điều kiện tự nhiên ưu đãi, môi sinh xã hội đã làm cho ảnh hưởng của Nho giáo nhạt dần trong tâm thức con người phía nam qua các thế hệ. Tính khép kín của nền văn hóa Việt truyền thống bị phá vỡ dần khi họ đi "mở cõi".

Không bị kiềm tỏa bởi thiết chế chính trị quan liệu và những định chế mang tính nguyên tắc bất biến của tư tưởng Nho giáo, Đàng Trong vừa tìm cách đối phó với Đàng Ngoài vừa xây dựng những nguyên tắc cho sự vận hành một thiết chế chính trị mới, vị chúa Nguyễn đầu tiên đã lựa chọn rồi quyết định dựa vào Phật giáo, dựa vào tư tưởng quảng đại, khoan dung của đạo Phật, và lấy đó làm nền tảng căn bản cho việc hoạch định các chính sách của mình.

Nền văn hóa "mở" của Đàng Trong hình thành và trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa cũng như sự hoạt động mạnh mẽ của kinh tế ngoại thương. Ngược lại, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt việc đẩy mạnh giao lưu buôn bán với nước ngoài cũng có tác động đến việc xoá bỏ tính khép kín của văn hoá truyền thống để hình thành nên một nền văn hoá mở, văn hóa hướng ngoại của xứ Đàng Trong.

Đàng Trong đát rộng người thưa, con người tự do thoáng đãng, ít bị gò bó bởi những chính sách thống trị của giới cầm quyền và những qui định trong cách ứng xử mang tính khuôn mẫu của đạo Nho trong xã hội truyền thống. Hơn nữa, ở đây nhu cầu

nhân lực lớn nên từ hương chức thôn ấp, điền chủ cho đến chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều chấp nhận rộng rãi sự ngụ cư và nhập cư, thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và săn đón người phương xa đến. Trong khi Nho giáo không có điều kiện để phát huy mạnh mẽ vai trò của nó trong đời sống xã hội thì chính đó lại là điều kiện thuận lợi cho sự phát triên mạnh mẽ của đạo Phật và sự tiếp nhận dễ dãi đối với đạo Thiên Chúa, tạo cho Đàng Trong một không khí thoáng mở của nền văn hóa cộng cư.

Borri đã tiếp xúc với cư dân Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII và ông nhận xét:

"Tất cả các nước phương Đông đều cho người châu Âu là những kẻ xa lạ và dĩ nhiên

họ ghét mặt đen nôi khi chúng ta vào lãnh thô họ thì tát cả đêu bỏ trốn. Thế nhưng

trái lại ở xứ Đàng Trong, họ đua nhau đến gần chúng ta, trao đổi với chúng ta trăm

nghìn thứ, họ mời chúng ta dùng cơm với họ. Tóm lại họ rất xã giao, lịch sự và thân

mật đối với chúng ta. Điều này đã xảy ra với tôi và các đồng sự của tôi, khi lần đầu

tiên chúng tôi vào xứ này, người ta đã coi chúng tôi như những người bạn rất thân và

như thể người ta đã quen biết chúng tôi từ lâu. Đó là một cảnh cửa rất tốt đẹp mở ra

cho các nhà truyền giáo của chúa Kitô đến rao giảng Phúc âm" [23, tr.49]. Đúng như

Bom đã nhận xét, cái tinh thần của người Đàng Trong từ phía bắc đã vượt núi trèo đèo để tiến vào tận mũi Cà Mau là tinh thần phóng khoáng, hiếu khách, hiếu thị để đón nhận những luồng gió mới. Điều đó góp phần quan trọng để họ nhập cuộc một cách nhanh chóng vào luồng thương mại quốc tế và khu vực, tiếp nhận tôn giáo mới, tư tưởng mới của phương Tây.

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)