Trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 31 - 35)

Đàng Trong có thể chia làm hai tiểu vùng với những điều kiện tự nhiên và lịch sử đặc thù. Vùng Thuận - Quảng vốn được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt từ sự kiện Chế Mân - Huyền Trân năm 1306, đến năm 1471, chính thức hình thành 2 đạo thừa tuyên: Thuận Hóa và Quảng Nam. Vùng đất phía nam Thuận - Quảng sáp nhập dân

vào lãnh thô Đàng Trong từ năm 1611 cho đèn giữa thê kỷ XVIII. Trên cả hai vùng đất này, cư dân chủ yêu là người Việt gồm nhiều thành phân khác nhau từ phía Bắc vào lập nghiệp. Đến thế kỷ XVIII, ở cả 2 vùng dân số tăng nhanh: Ở Thuận Hóa có 126.857 dân đinh, ở Quảng Nam có 95.731 dân đinh, ở phía Nam Thuận Quảng có 69.338 dân đinh; đất khai thác được mở rộng.

Vốn là vùng đất xa trung ương, các triều đại Lê Sơ, Lê - Trịnh không quan tâm nhiều đến việc đo đạc và xác định đất công, đất tư. Theo lệ thuế chung, hàng năm chính quyền địa phương sai người đi khám xét "chiếu số ruộng cày mà thu thuế", thậm chí có lúc "định trước một số thu nào đó". Cho đến năm 1669, chúa Nguyễn mới cho quan đi đo đạc ruộng đất đang cày cấy ở các huyện, xã định làm ruộng công, chia cho dân để cày cấy. Lại qui định, từ đó về sau, ai khai khẩn được đất hoang thành ruộng, cho được xem là ruộng tư.

Quá trình khai khẩn đất hoang được đẩy mạnh vào nửa sau thế kỷ XVII và suốt cả thế kỷ XVIII. Do những qui định trên của nhà nước, nên đặc điểm nổi bật về quan hệ ruộng đất ở xứ Đàng Trong là sự phát triển mạnh mẽ chế độ tư hữu ruộng đất.

Là địa bàn cư trú của người Chăm và một số ít người Khmer, nhưng việc khai thác qui mô lớn ở vùng đất này chỉ được bắt đầu với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam của người Việt từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Quảng, xây dựng lực lượng cát cứ trên vùng đất này. Điều kiện tự nhiên nơi đây có nhiều thuận lợi, đất đai màu mỡ, diện tích rộng mênh mông, sông ngòi chằng chịt cộng thêm một số chính sách khuyến nông rộng rãi, mềm dẻo, linh động của các chúa Nguyễn đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp nhanh chóng phát triển, đặc biệt ở vùng châu thổ sông Cửu Long.

Việc công nhận quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất thông thoáng của các chúa Nguyễn là một tác nhân quan trọng kích thích nền sản xuất hàng hóa. Trong quá trình khai khẩn ruộng đất ở Nam Bộ, do điều kiện đất rộng người thưa, lại xuất phát từ mong muốn mở rộng nhanh chóng công cuộc khẩn hoang vùng này nhằm tăng thêm tiềm lực cát cứ, các chúa Nguyễn không những cho phép lưu dân được tự do sử dụng

đất cày cấy, mà còn thi hành chính sách khuyến khích việc trưng đất khẩn hoang, lập thành ruộng đất tư cho riêng mình. Ngoài ra, các chúa Nguyễn còn vận động những người có vật lực tập hợp dân nghèo ở vùng Bắc Đàng Trong vào làm ăn ở phía Nam. Hàng loạt địa chủ ở miền Trung rời quê hương vào đây xây dựng trang trại. Chúa Nguyễn còn cho phép chủ điền trang thâu nhận thêm điền nô. Một số tướng lĩnh cũng nhân đó bắt quân dân khai phá đất hoang, lập làm ruộng tư. Vì thế, bên cạnh bộ phận sở hữu nhỏ của nông dân tự canh còn hình thành cả một bộ phận sở hữu lớn của điền chủ về ruộng đất.

Chính sách cho phép và khuyến khích việc khai khẩn đất hoang dưới dạng tư điền của các chúa Nguyễn trên vùng đất Đồng Nai - Gia Định (Nam Bộ ngày nay) trong thế kỷ XVII - XVIII đã tạo điều kiện cho bộ phận ruộng đất tư hữu phát triển nhanh chóng và chiếm tỉ lệ áp đảo trong toàn bộ diện tích được khai khẩn trong thời gian này. Không những thế, trong tổng số ruộng đất tư hữu, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu lớn của giai cấp điền chủ ngay từ rất sớm đã chiếm một tỉ trọng cao. Đồng thời, nạn kiêm tính ruộng đất cũng mau chóng phát triển làm tăng cường hom nữa loại sở hữu này. Khác với Đàng Trong, vào thế kỷ XVIII, ở Đàng Ngoài đang diễn ra quá trình "phả sản của chế độ sở hữu lớn, phong kiến và sự phổ cập của chế độ sở hữu

nhỏ về ruộng đất của nông dân lao động"[ỉ46, tr.407-408]. Như thế, trong khi ở Đàng

Trong diễn ra quá trình tập trung ruộng đất, phát triển sở hữu lớn, thì ở Đàng Ngoài sở hữu lớn vốn đã hình thành nhưng không mạnh ở thế kỷ trước lại bị giải thể nhường chỗ cho tiểu tư hữu.

Bên cạnh ruộng đất tư hữu, sở hữu ruộng đất công cũng hình thành. Qui định năm 1669 của chúa Nguyên có tác dụng tái thiêt chê độ sở hữu ruộng đát công làng xã. Tuy nhiên, điều đó chỉ có ý nghĩa đối với vùng đất từ Bình Định trở ra vì bấy giờ phạm vi kiểm soát của chính quyền họ Nguyễn chưa được mở rộng về phía nam. Từ đó về sau không thấy có thêm một quyết định tương tự như thế nữa. Vì thế ruộng đất công ở Nam Bộ rất ít ỏi. Ngay cả ở vùng Thuận Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ruộng đất công cũng không nhiều.

Bên cạnh ruộng đất công làng xã, ở Đàng Trong còn có một số ruộng đất công khác được gọi là Quan điền trang và Quan đồn điền. Đây là hình thức sở hữu nhà nước, nhưng thực chất là sở hữu tư nhân của chúa Nguyễn. Theo Lê Quí Đôn, chúa Nguyễn lấy ruộng đó làm của tư, rồi chia cho dân cày cấy hoặc thuê người cày cấy, đến khi thu hoạch đem về sung vào kho của chúa, cấp ngụ lộc cho người trong họ và bề tôi bên dưới.

Khác với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ít cấp ruộng lộc cho quí tộc, quan lại cao cấp. Đương thời ở Đàng Trong, ruộng công và ruộng tư đều nộp thuế như nhau.

Sự phân tích trên cho thấy, chính sách nhất quán của chúa Nguyễn là khuyến khích khẩn hoang lập thành ruộng tư. Đó là xu hướng phát triển tiến hóa của chế độ ruộng đất ở đây. Trong khi đó, ở Đàng Ngoài, ngay từ bước đi ban đầu của xu hướng đó - tức là quá trình tư hữu hóa cũng diễn ra một cách khó khăn, chúa Trịnh luôn tìm cách ngăn chặn nó. Như vậy, xét về quan hệ ruộng đất, hai xứ Đàng Trong - Đàng Ngoài phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

Các chính sách kinh tế của chúa Nguyễn cùng với tình hình quan hệ ruộng đất tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Đàng Trong.

Là vùng đất mới khai phá, việc quản lý của chính quyền còn lỏng lẻo, người nông dân có điêu kiện phát huy hét khả năng lao động, nâng cao năng suât. Theo Lê Quí Đôn, ở vùng Thuận - Quảng, nông nghiệp rất phát triển. Một thương nhân kiêm giáo sĩ là Bom sống ở Đàng Trong từ năm 1618 đến 1622 có nhận xét: "Nước lụt lầm cho đát màu mỡ và phì nhiêu nên môi năm cổ 3 vụ lúa, đây đủ và dôi dào đen nôi

r í t ^

không ai phải lam lũ vát vả đê sinh sông, ai cũng sung tủc"[23R9R ÍT. 19]. Vào

giữa thê kỷ XVIII, lái buôn p. Poivre cũng nhận xét: "Ruộng đất ở Đàng Trong màu

mỡ, nhân dân giỏi trồng trọt, họ trồng 6 loại lúa nước và 2 loại lúa cạn. Ngoài ra họ

trồng nhiều loại ngũ cốc khác như ngô, kê, đậu..."[145, tr.363]. Lúa gạo ở Đàng

hàng hóa ở thị trường trong và ngoài nước thời kỳ này là sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của lịch sử kinh tế Đại Việt vốn mang nặng tính tự cung tự cấp.

Về lâm sản, nhân dân khai thác ở dãy núi Trường Sơn nhiều sản vật quí hiếm như kỳ nam, trâm hương, quê, sừng tê, ngà voi, sáp ong, dâu rái,... Trâm hương mà loại tốt là kỳ nam, thứ sản vật quý người đương thời rất ưa chuộng vì chữa được nhiều bệnh, ở miền núi các phủ Phú Yên, Qui Nhơn, Diên Khánh, Bình Khương đều có. Bom khi đến Đàng Trong đã ghi lại: . .chỉ một tàu chở đầy trầm hương cũng đủ cho thương gia trở nên giàu cổ và sung túc suốt đời Thế nên phần thưởng lớn nhất chúa

ban cho thuyền trưởng Malacca, đó là cho phép ông buôn trầm hương" [23, tr.36].

Đàng Trong cũng có nhiều loại gỗ tốt. Lâm sản là món hàng trao đổi buôn bán có giá trị đối với thương khách trong và ngoài nước. Việc khai thác trầm hương, kỳ nam, sừng tê,... đã lôi cuốn một bộ phận kinh tế miền núi vào luồng thương mại.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, nghề đánh bắt hải sản có những bước tiến bộ. Dọc theo bờ biển, cư đan thường sống bằng nghề chài lưới. Đánh cá, làm mắm, chế biến nước mắm đem lại những nguồn lợi lớn cho cư dân các miền duyên hải. ở biển Thuận Hóa, Quảng Nam còn có đồi mồi, xà cừ. Ở các đảo trong biển Quảng Nam, Bình Khương, Thuận Hải có yến sào - một sản phẩm nổi tiếng quí hiếm trong và ngoài nước. A. Rhodes viêt "Cũng chỉ ở Đàng Trong mới có thứ tổ yến, người ta cho

vào cháo và thịt Có một vị hương đặc biệt, thường là món ăn cao sang các ông hoàng

bà chúa"[1, tr.50]. Sự phát triển của nông nghiệp cùng với sự đa dạng, phong phú sản

vật lâm hải, đặc biệt là những sản vật quí hiếm của xứ Đàng Trong là một yếu nhân thúc đẩy quá trình giao thương Đàng Trong với một số nước trên thế giới vào thế kỷ XVII - XVIII.

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 31 - 35)