Chú trọng phát triển ngoại thương

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 44 - 51)

- Trong thủ công nghiệp

Chương 2: GIAO THƯƠNG ĐÀNG TRONG VỚI CÁC NƯỚC TRÊN TH Ế GIỚI THẾ KỶ XVII X

2.1.1. Chú trọng phát triển ngoại thương

Đàng Trong ra đời và tồn tại trong bối cảnh lịch sử có nhiều biến động, tình hình giao thương quốc tế được mở rộng, tuyến đường thương mại "tam giác ba châu lục" (châu Âu - châu Phi - châu Á) được hình thành, tạo điều kiện cho các nước phương Đông hội nhập vào nền thương mại thế giới. Ở trong nước, chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) và mâu thuẫn Trịnh - Nguyễn có tính thường trực trong suốt hai thế kỷ tồn tại. Nguồn lợi kinh tế của Đàng Trong lúc này chủ yếu là hai vùng Thuận - Quảng, sẽ không đủ sức lực khi chiến tranh xảy ra. Tình hình ấy buộc các chúa Nguyễn phải tận dụng cơ hội bên ngoài, những thuận lợi bên trong để phát triển ngoại thương đồng thời với việc mở rộng khai khẩn đất đai ở phía Nam nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho xứ Đàng Trong.

Từ năm 1600, sau khi quyết định ly khai chính quyền Đàng Ngoài, từ phía bắc trở về, Nguyễn Hoàng chủ trương phát triển ngoại thương, ra sức thiết lập quan hệ với nhũng nước có nền ngoại thương phát triển. Chú trọng phát triển ngoại thương là sự đổi mới trong chính sách của các chúa Nguyễn so với chính sách truyền thống của triều đại phong kiến trước đó. Có thể coi Nguyễn Hoàng, và tiếp đó là Nguyễn Phúc Nguyên là hai vị chúa Nguyễn đầu tiên nhận thức được vai trò quan trọng của nền kinh tế hàng hóa cũng như vị trí của ngoại thương trong nền kinh tế Đàng Trong, biến ngoại thương trở thành một cơ sở kinh tế, một nhân tố đảm bảo cho sự sống còn của xứ sở trong suốt thời gian tồn tại.

Yêu cầu phát triển nhanh nền kinh tế Đàng Trong để đủ sức đối chọi với thế lực Trịnh mạnh hơn ở Đàng Ngoài được coi là động lực thúc đẩy để các chúa Nguyễn có những chủ trương "mở cửa" táo bạo. C. Bom đến Đàng Trong những năm 1618-1622,

đã có cái nhìn tinh tế và khẳng định điều đó trong tác phẩm của mình Xứ Đàng Trong

năm 1621 rằng, "...chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để

cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc ..." [23, tr.92], và ông đã có một sự

so sánh hết sức dí dỏm khi nói về chính sách "mở cửa" của Đàng Trong, ông viết,

"Phương châm của người Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ một nước nào trên

thế giới. Thật là hoàn toàn trải ngược với vua Trung Hoa, ông này sợ tất cả, đóng cửa

không cho người ngoại quốc vào và không cho phép buôn bán trong nước của ông.

Các sứ giả phải nại nhiều lí do mới được như ý sở cầu" [23, tr.93].

Chủ trương "mở cửa" của chúa Nguyễn không những đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội Đàng Trong mà còn phù hợp với xu thế phát triển thương mại quốc tế và khu vực. Để phát triển ngoại thương, chúa Tiên, và những người kế nghiệp đã tìm nhiều giải pháp nhằm thực hiện chủ trương của mình.

- Tận dụng tối đa những thuận lợi của điều kiện tự nhiên phục vụ nhu cầu trao đoi, buôn bán

Thương mại quốc tế cũng như thương mại khu vực thế kỷ XVII - XVIII chủ yếu thực hiện bằng con đường biển. Tham gia vào luồng thương mại thế giới, các chúa Nguyễn chú ý lợi dụng điều kiện tự nhiên để xây dựng các bến cảng. Borri đã đi thị sát vùng bờ biển Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII và ông cho rằng, "...chỉ trong

khoảng hơn 100 dặm một chút, mà người ta đêm được hơn 60 cảng, tát cả đêu rát

thuận tiện để cập bến và lên đất liền" [23, tr.91]. Đây là điều kiện thuận lợi mà thiên

nhiên ưu đãi cho người Đàng Trong và họ đã thực sự phát huy thế mạnh đó trong bối cảnh thịnh đạt thương mại của khu vực. Trong thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn cho mở một số thương cảng ở miền Trung để tàu bè nước ngoài vào buôn bán như Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn. Trong đó Hội An được coi là thương cảng chính của Đàng Trong. Đến đầu thế kỷ XVIII, cùng với việc mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía nam, chính quyền Đàng Trong đã dựa vào địa thế sông nước cho xây dựng một số trung tâm thương mại ở Nam Bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại và hỗ trợ nguồn hàng hóa cho cảng thị Hội An. Những vị trí vừa hội nhân, vừa hội thủy, vừa cận thị, vừa

cận giang như Hội An, Nước Mặn, Cù lao Phố,... đều được xây dựng thành những thương cảng quốc tế, nơi đại đô hội của xứ Đàng Trong.

Để tạo nên sức hấp dẫn đối với thương nhân nước ngoài, chính quyền chúa Nguyễn còn đẩy mạnh việc khai thác những nguồn lợi mà tự nhiên mang lại. Kỳ nam, trầm hương, quế, yến sào,... từ miền núi, hải đảo được chuyển về Hội An. Cùng với hai mặt hàng chính do con người Đàng Trong sản xuất là tơ lụa và đường, chúng được coi là những món hàng xuất khẩu chính yếu của xứ Đàng Trong.

Khuyến khích phát triển nội thương

Một nét khác biệt so với chính quyền Đàng Ngoài là các chúa Nguyễn không thi hành chính sách độc quyền nghiêm ngặt mà khuyến khích mọi người tham gia buôn bán. Lê Quí Đôn đã phản ánh rõ nét về những việc làm của chính quyên Đàng Trong trong việc khuếch trương thương nghiệp và những hệ quả của nó mà theo ông là tất yếu và dễ hiểu: "Lại có quan giữ việc thông đường sá trong nước, để tài lợi được lưu thông, (như gỗ ở rừng chuyển đến miền sông chằm, cá và muối chuyển đến miền rừng

núi), phẩm loại san sẻ bằng nhau, phép đo lường được thống nhất, trừ sự oán ghét

(cấm thổ hào quấy rối người đi buôn), yêu thích đồng đều (địa sản chỗ nọ chỗ kia trao

đổi yêu thích với nhau thì người buôn được lãi), như thế thì dân còn nghèo nàn, nước

không giàu có sao được?" [82, tr. 126].

Chính sách khuyến khích nhân dân tham gia buôn bán nội địa đã tạo một tầng lớp thương nhân người Việt khá đông đảo. Họ là những tiểu thương, tiểu chủ, tầng lớp mãi biện, các chủ cửa hàng, đến cả tầng lớp không chuyên như quan lại, thậm chí cả chúa Nguyễn cũng tham gia vào việc buôn bán. Tầng lớp này đóng vai trò tích cực trong việc điều khiển thị trường Đàng Trong thông qua các chính sách, luật lệ; góp phần trung chuyển hàng hóa từ các địa phương đến tay thương nhân nước ngoài, và ngược lại. Khuyến khích sự phát triển của nội thương chính là chúa Nguyễn đã tạo cơ sở bên trong quan trọng cho nền ngoại thương phát triển.

Mời gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán

Đã có không ít những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Qua các công trình của họ, cho phép chúng ta khẳng định, các chúa Nguyễn là những người đi tiên phong trong lịch sử nước ta trong việc đặt quan hệ giao thương quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong số các "đối tác" của mình, chính quyền và thương nhân Nhật Bản là đối tượng buôn bán mà chúa Nguyễn coi trọng nhất. Từ năm 1601 đến 1606, hàng năm Nguyễn Hoàng và chính quyền Tokugawa thường trao đổi thư từ với nhau. Trong thời gian này, Nguyễn Hoàng đã gửi 8 bức thư và 2 lần gửi tặng phẩm, còn Tokugawa gửi cho chúa Nguyễn Hoàng 6 bức thư. Trong mối quan hệ này, Nguyễn Hoàng đã tỏ ra là người đóng vai trò chủ động. Thái độ đó của chúa Nguyễn chắc chắn đã có tác dụng khuyến khích nhiều người Nhật đến buôn bán làm ăn với Đàng Trong. Nguyễn Hoàng còn gửi một bức thư cho thương nhân Kato Kiyamasa vào năm 1611 với mục đích mong muốn cổ vũ cho thương mại. Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời, Nguyên Phúc Nguyên đã đẩy mối quan hệ với Nhật lên một bước. Các văn thư của chúa được gửi tới chính quyền Nhật Bản vào các năm 1614, 1616, 1628. Tính năng động của người Nhật được sự hỗ trợ bởi chính sách cởi mở của chúa Nguyễn đã tạo nên những nhân tố quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao thương giữa hai nước ở những thập kỷ đầu thế kỷ XVII tại cảng thị Hội An. Vào hậu bán thế kỷ XVII, khi Nhật Bản thi hành chính sách "đóng cửa", quan hệ buôn bán trực tiếp giữa hai nước bị gián đoạn. Tuy vậy, chúa Nguyên Phúc Trăn (1687 - 1691) vân gửi 4 quôc thư đến chính quyền Tokưgawa, 3 bức khác gửi tới các viên chức Nagasaki và quà biếu, với mong muốn nối lại quan hệ buôn bán như trước đây.

Ngoài Nhật Bản, chúa Nguyễn còn gửi các văn thư cho toàn quyền Batavia (thuộc Indonesia ngày nay) vào năm 1637. Trong một bức thư có đoạn: "Tôi tha thiết

mong mọi người đến buôn bản ở các bến cảng nước tôi. Nếu chúa không lấy làm

phiền, xin cứ cho người tới nước tôi buôn bán. Điều đó sẽ làm tôi dễ chịu cũng như là

tôi buôn bán với các nước khác. Kèm theo đây một nửa cát-ti, kỳ nam gửi tặng chúa"

[218, tr.217]. Chúa Nguyễn còn viết ba lá thư phúc đáp cho chính quyền Xiêm tỏ tình hòa hiếu giữa hai quốc gia và mong muốn được tạo điều kiện giao thương [82, tr.261- 272].

Thông qua các văn thư ngoại giao, các chúa Nguyễn muốn xác lập vị thế chính quyền Đàng Trong trong quan hệ quốc tế, mong muốn thúc đẩy quan hệ giao thương

với các nước trong khu vực cũng như với các nước phương Tây. Điều đó chứng tỏ nhận thức quốc tế của các chúa Nguyễn trước thời đại mới đã được nâng lên, cũng như sự cởi mở, thiện chí trong chính sách ngoại thương đã có tác dụng thu hút hoạt động buôn bán của thương nhân nước ngoài vào Đàng Trong ngày càng mạnh mẽ hơn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách buôn khi đến Đàng Trong

Chính sách cởi mở, thông thoáng của các chúa Nguyễn, cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa, nhất là những sản vật quí hiếm của xứ Đàng Trong có sức hấp dẫn đối với thương nhân nước ngoài. Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm, Bồ Đào Nha, Hà Lan là những thương khách lớn của Đàng Trong.

Ngoài việc tạo ra một thị trường có sức lôi cuốn thương gia nước ngoài, các chúa Nguyễn còn tìm cách giữ chân họ lại bằng cách tạo ra một môi trường buôn bán thuận lợi, cho họ được hưởng những chính sách ưu đãi về mọi mặt.

Tại Hội An, chúa Nguyễn đã thông qua chính quyền Mạc phủ cho phép thương nhân Nhật Bản được cư trú lâu dài và "cho người Nhật, người Tàu chọn một địa điểm và nơi thuận lợi để lập thành phố cho tiện việc buôn bán(...) Mỗi phố có khu vực riêng, cơ quan cai trị riêng, và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu và người Nhật cũng vậy [23, tr.92]. Được chúa Nguyễn cho phép trị ngoại pháp quyền, những ngoại kiều Nhật Bản và Trung Quốc sinh sống tại Hội An đã tự bầu ra người đứng đầu để quản lý, giúp họ trong công việc liên hệ với chính quyền sở tại nhằm giải quyết những vấn đề sự vụ đặt ra.

Việc chúa Nguyễn cho phép người Nhật và người Hoa định cư tại hai khu phố riêng biệt ở Hội An hoàn toàn không nhằm tách họ ra khỏi cộng đồng người Việt, mà chủ đích là tạo tâm lý yên tâm, sự thuận tiện về sinh hoạt và hợp tác trong hoạt động kinh doanh trao đổi với nước ngoài, nhưng vẫn quản lý được hoạt động của ngọai kiều một cách khá chặt chẽ. Trong khi ở Đàng Ngoài, vua Lê - chúa Trịnh đã tìm cách tách thương nhân nước ngoài ra khỏi cộng đồng người Việt như ở bến Vân Đồn (Vân Hải) và Phố Hiến,... đồng thời có những quy định phiền tạp đối với họ, làm cho thương nhân nước ngoài cảm thấy không mấy dễ chịu.

Mối quan hệ giữa chính quyền Đàng Trong với ngoại kiều là mối quan hệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau trong khuôn khổ những quy ước được thỏa thuận giữa hai bên. Ngoài ra, chúa Nguyễn còn đẩy quan hệ lên cao hơn bằng những mối quan hệ cá nhân. Chúa Nguyễn Hoàng đã nhận Hunamoto Yabeije - một thương gia và cũng là phái viên đầu tiên của chính quyền Mạc phủ làm con nuôi (năm 1604). Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho thương gia Nhật Araki Sotaoa vào năm 1619, và nhận Toba làm con nuôi năm 1634. Chính sách cởi mở, khéo léo này của chính quyền chúa Nguyễn là nét đặc sắc trong quan hệ buôn bán ở Đàng Trong vào thế kỷ XVII. Nó góp phần tạo nên sự gần gũi, gắn kết giữa ngoại kiều với người bản xứ trên đất Hội An. Đó là cơ sở để cắt nghĩa hiện tượng có vẻ trái ngược ở khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ XVII, khi những phố Nhật ở Phnômpênh sớm bị tàn phá, người Nhật ở Ayuthya bị tàn sát, xua đuổi, thì ở Hội An người Nhật được chính quyền ưu đãi trọng dụng, phố Nhật tồn tại ngay cả khi quan hệ buôn bán giữa hai nước bị lệnh tỏa quốc của chính phủ Nhật Bản ngăn cấm.

Ngoài thương khách Nhật và Hoa, chúa Nguyễn cũng coi trọng sự có mặt của thương khách châu Âu xa lạ. Chúa đã mời gọi họ đến buôn bán và tạo thuận lợi cho họ lập thương điếm, xây dựng phố xá, đặc biệt là đối với thương nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan. Một thành phố phương Tây được xây dựng ở Đàng Trong vào thế kỷ XVII chắc chắn sẽ góp phần khởi sắc kinh tế Đàng Trong. Đáng tiếc, ý tưởng này của chúa Nguyễn không thực hiện được vì phía Bồ Đào Nha có những tính toán riêng trong lợi ích kinh tế của họ.

Bồ Đào Nha và Hà Lan là đối thủ của nhau trong cuộc cạnh tranh thị trường buôn bán trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, khi thấy Hà Lan định đặt quan hệ buôn bán với Đàng Trong, những lái buôn Bồ Đào Nha luôn tìm cách vận động chúa Nguyễn không cho phép lái buôn Hà Lan vào buôn bán, nhưng chúa Nguyễn không những không đồng tình mà còn viết thư cho chính quyền Batavia, mời lái buôn Hà Lan đến buôn bán ở xứ mình.

Trong luật lệ ngoại giao, chúa Nguyễn quy định: "Nếu tàu buôn đưa trả dân bị

dạt, nhân đó mà buôn bán thì miễn cho thuế cảng (...). Còn thuyền đi buôn bán ở nước

khác gặp gió dạt vào, làm đơn trình xin tạm đậu để sửa chữa, thì cho đậu ở cửa Hàn

và chỗ Cù Lao (Chiêm), sửa thuyền đã xong thì dân thủ vệ và dân tiếp cận áp đuổi ra

khỏi cửa biển. (...). Thuyền gặp gió bão bị phá hỏng, thì xét xem số khách, cai bạ giao

cho hội quản trông giữ, cấp phát tiền nhà nước, lương thực mỗi người 5 tiên, đợi khi

thuận gió thì cho phụ theo các thuyền mà về nước Đường (...), hoặc ở xứ khác thì tùy

quan ty sở tại cho về quê quán" [82, tr.232-234]. Xem ra chúa Nguyễn rất quan tâm

đến những vấn đề thực tế thường xảy ra trong quá trình giao thương bằng đường biển. Điều đó chỉ có thể có ở những ai xem việc giao lưu buôn bán là quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.

Trên thực tế, tại đất Đàng Trong, thương nhân nước ngoài đều được ghé vào bờ lấy nước, lấy củi đốt, mua thực phẩm và tránh bão tố, cho mua thuế nhập cảng và; tổ chức cứu hộ khi tàu thuyền bị nạn. Một giáo sĩ thừa sai Pháp (không rõ tên) đã nhận định: "Ở châu Âu, người ta thường đồn rằng khi một tàu buôn mắc cạn hoặc phải ghé

tạm vào các bển cảng ở Đàng Trong mà bánh lái bị gãy thì nhà chúa sẽ tịch thu hết

hàng hóa và vật dụng trên tàu. Đó chỉ là tin đồn nhảm. Không có nơi nào mà tàu bị

đắm lại được cứu trợ tốt như ở đây" [66, tr.499].

Ngoài ra, chúa Nguyễn cũng có chủ trương dành cho những trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp, nếu một nước ngoài có thiện chí nhân đạo, sai tàu cứu hộ, cứu nạn đưa tàu và dân bị trôi giạt giao trả cho Đàng Trong, thì nhà nước sẽ bày tỏ lòng biết ơn

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 44 - 51)