- Trong thủ công nghiệp
NƯỚC TRÊN THỂ GIỚ
2.2.1.2. Giao thương với các nước Đông Na mÁ
- Giao thương với Xiêm
Trong những thế kỷ XVI - XVIII, Xiêm là một cường quốc kinh tế ở Đông Nam Á. Chính quyền Xiêm thực hiện chính sách khai phóng và biết triệt để phát huy tiềm năng kinh tế của cả khu vực, nên các cảng thị của Xiêm luôn là điểm hấp dẫn đối với thuyền buôn nước ngoài. Cảng thị Ayuthaya là một thương cảng quốc tế, nằm gần hạ lưu sông Mê Nam, cách Băng cốc khoảng 8 km về phía bắc. Nơi đây có "khoảng 10
khu ngoại kiều: Nhật, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Giava, Anh, Việt, trong đó đóng vai
trò lớn nhất là người Hoa, người Nhật và bản xứ" [128, tr.171].
Sự hình thành khu phố người Việt tại thương cảng Xiêm là bằng chứng để khăng định quan hệ bang giao Việt - Xiêm được xúc tiên trong thời gian này.
Mặc dù, trong chính sách đôi ngoại, quan hệ ngoại thương của nhà câm quyên Xiêm được xác lập chủ yếu với người Trung Hoa, song việc buôn bán với các nước khác cũng phát triển mạnh mẽ. Đàng Trong là một vị trí nằm trên trục chính phía đông của tuyến hải thương châu Á, thương thuyền Xiêm thường ghé vào tránh bão, mua thực phẩm, lấy nước ngọt hoặc có thể trao đổi hàng hóa rồi sau đó tiếp tục cuộc hành trình tiến lên phía bắc, nơi có thị trường Trung Hoa và Nhật Bản rộng lớn.
Vì lợi ích kinh tế, người Xiêm nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của vịnh Xiêm và các cảng duyên hải phía đông nam Việt Nam. Hà Tiên và Hội An là hai thương cảng được chú ý nhiều nhất. Với tư tưởng trọng thương của Mạc Cửu và sau đó là của chúa Nguyên, cảng Hà Tiên được hình thành và phát triên, là diêm đèn của nhiều đoàn thuyền buôn từ Xiêm, bán đảo Malaysia, Sumatra, Java, Ấn Độ, Miến Điện, Phúc Kiến, Hải Nam. Theo Bowyear, vào cuối thế kỷ XVII, thuyền buôn từ Xiêm thường mang đến Đàng Trong lá trầu không, gỗ đỏ (dùng để nhuộm vải), sơn, xà
cừ, ngà voi, thiếc chì gạo [74, tr.41]. Về thuế, Lê Quý Đôn có chép lại trong Phủ Biên
tạp lục rằng, thuyền buôn Xiêm đến Đàng Trong phải nộp 2.000 quan thuế nhập và
200 quan thuế xuất [82, tr.232], bằng số thuế đánh vào thương thuyền Philippin và Phúc Kiến đến Hội An.
Giao thương giữa Đàng Trong với Xiêm trong các thế kỷ XVII - XVIII diễn ra trong bối cảnh phức tạp do việc tranh giành ảnh hưởng của hai nước trên đất Chân Lạp. Nhiều cuộc xung đột quân sự diễn ra. Mặc dù mâu thuẫn giữa chính quyền Xiêm - Việt Đàng Trong khá sâu sắc, song không vì thế mà quan hệ thương mại bị ngưng trệ. Sau mỗi lần đụng độ, hai bên đều có những thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề tù binh và thương mại qua những văn thư ngoại giao. Hiện nay chúng ta chỉ biết 3 văn thư trao đổi giữa chính quyền Xiêm và chúa Nguyễn (xem phần phụ lục).
Chính sách đối ngoại tương đối thoáng mở của chính quyền hai phía có ý nghĩa lớn trong quan hệ giao thương của hai nước. Việc thiết lập khu ngoại kiều người Việt tại thương cảng Ayuthaya tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Đàng Trong - Xiêm. Theo chúng tôi, khu phố người Việt được xây dựng bên cạnh các khu phố của người Hoa, người Nhật, người phương Tây tại thương cảng gần Băng cốc như đã nói trên có thể là khu phố của phần lớn là người Đàng Trong. Trong tài liệu của Kai - hentai có ghi lại ý kiên của một sô thương nhân người Hoa sống ở Xiêm lúc bấy giờ: "Chủng tôi quen với người dần Quảng Nam thỉnh thoảng tới
Xiêm và chủng tôi đã gặp họ ở đây" [85, tr.l 15]. Turpin, một tác giả đương thời cũng
khẳng định: "Trong xứ này (Xiêm), khàng có quan hệ thương mại nào quan trọng hơn
là xứ Đàng Trong" [184, tr.47].
Vượt qua những trở ngại của tình hình chính trị, chính quyền Đàng Trong cố gắng duy trì và phát triển quan hệ thương mại hai nước. Trong giao thương, chúa Nguyên thực sự đã bức phá những luật lệ phong kiên của Đại Việt, cho phép một số tàu thuyền vượt biển buôn bán với các nước trong khu vực Đông Nam Á mà không cần đến các quy chế thương mại của họ dưới nhãn hiệu "triều cống".
Nguồn tài liệu của nước ngoài, dù còn ít, song cũng giúp chúng ta thấy được mối quan hệ hai chiều trong quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với Xiêm. Năm 1632,
có một chiếc thuyền của chúa Nguyễn sang Xiêm, mang theo số vốn là 10.000 nén bạc [11, tr.32]. Trong một báo cáo của Joast Schouten với Hendrich Brower -viên toàn quyền miền Đông Ấn Độ cho biết, đầu tháng 11 - 1633 có 3 chiếc thuyền mành của Nhật đã từ Đàng Trong đến buôn bán ở Ayuthaya, trong đó có một chiếc do nhà vua và một số viên chức cấp cao của Đàng Trong phái đi với ý định đầu tư vào việc buôn bán da đanh . Một tài liệu khác cũng nói rằng, vào năm 1634 có 3 chiếc thuyền mành của Nhật từ Đàng Trong đến Xiêm, trong đó có một chiếc do nhà vua phái đi mang hàng bán cho người "Moor" hoặc người Trung Hoa [85, tr.94-95].
Khu phố người Việt tại Xiêm được xây dựng cũng cho phép chúng ta đoán định rằng, số lượng tàu thuyền của chúa Nguyễn đến buôn bán tại Xiêm có thể nhiều hơn rất nhiều so vơi số liệu mà chúng ta biết được. Có thể Việt kiều tại Xiêm vừa buôn bán vừa làm môi giới cho thuyền buôn Việt, Nhật, Hoa và các nước khác từ Đàng Trong đến. Hoạt động buôn bán của Việt kiều tại Xiêm có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì quan hệ thương mại giữa hai nước cũng như sự phát triên của nên thương mại Xiêm - Việt trong hai thế kỷ XVII và XVIII.
Giá cả hàng hóa cũng như chế độ quan thuế tại Xiêm không cao lắm. Sản phẩm nông nghiệp ở đây phong phú. Gạo có thể là món hàng được mua về Đàng Trong vào thế kỷ XVII đầu XVIII khi lúa gạo Nam Bộ chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của vùng Thuận Hóa. Da đanh của Xiêm cũng là mặt hàng quan trọng, dùng để trao đổi với thương nhân nước ngoài tại Hội An.
Trong quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với khu vực Đông Nam Á thế kỷ XVII - XVIII, thì quan hệ với Xiêm được coi là tiêu biểu nhất.