Tiền tệ và lưu thông tiền tệ

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 51 - 60)

- Trong thủ công nghiệp

Chương 2: GIAO THƯƠNG ĐÀNG TRONG VỚI CÁC NƯỚC TRÊN TH Ế GIỚI THẾ KỶ XVII X

2.1.2. Tiền tệ và lưu thông tiền tệ

Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa cùng với đòi hỏi mở rộng hơn nữa ngành kinh tế đối ngoại làm xuất hiện nhu cầu cao lưu thông tiền tệ và quan hệ tiền tệ. Trên thực tế trong hai thế kỷ XVII - XVIII, quan hệ tiền tệ Đàng Trong được mở rộng cao hơn nhiều so với Đàng Ngoài. Li Tana đã lấy dẫn chứng qua tài liệu của Vũ Minh

Giang khi so sánh việc đóng góp để xây dựng hai ngôi chùa Phật giáo vào giữa thế kỷ XVII, một ở Hội An, một ở Phố Hiến và kết luận rằng: đóng góp cho ngôi chùa ở phía nam trung bình cao hơn 8 lần các đóng góp cho ngôi chùa ở phía bắc, và rằng, phần lớn các đóng góp ở phía Bắc chủ yếu là thóc gạo, trong khi đó, ở phía Nam, những đóng góp này thường là bằng tiền [85, tr. 135].

Trong quá trình buôn bán giữa Đàng Trong với nước ngoài, tiền kim loại được dùng trong việc giao dịch, trao đổi mua bán. Richard Cooks viết: "(tơ) đem đến (Đàng

Trong) theo một giá phải chăng nên nhiều khi (người Hoa) có thể lời (theo tỉ lệ) 3 lời

1 , nhưng tất cả hay một phần lớn được trao đổi bằng tiền mặt" [85, tr. 139].

Quan hệ tiền tệ càng được mở rộng khi chúa Nguyễn thực hiện chính sách trả tiền thay cho một số loại thuế hay những nghĩa vụ khác đối với nhà nước. Li Tana đã khăng định: "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Đàng Trong của thế kỷ XVII và XVIII đã trở thành một xã hội trong đó đa số các cuộc trao đổi thông thường được

thực hiện bằng tiền tệ hơn là bằng hiện vật”P

9

P[85, tr. 117].

Thế kỷ XVII - XVIII, trong điều kiện thiếu nguyên liệu để đúc tiền đồng, tiền đồng của chúa Nguyên lại kém giá trị trong nền ngoại thương quốc tế, nên chính quyền Đàng Trong phải cho lưu hành cùng lúc nhiều loại tiền khác nhau.

Vào đầu thế kỷ XVII, cùng với việc sử dụng đồng tiền do nhà Mạc đúc có in chữ

Thái Bình An pháp, ở Đàng Trong còn có một loại tiền đồng do các chúa Nguyễn

đúc vào dịp lên ngôi. Loại tiền này thường được nhái lại đồng tiền đúc của nhà Mạc. Tuy nhiên, loại tiền này không nhiều, thường là để mừng việc lên ngôi hơn là để lưu hành trong hệ thống tiền tệ.

Nhu cầu cao về tiền tệ làm nảy sinh hiện tượng nhập tiền từ nước ngoài. Tiền kim loại Nhật Bản được gọi là tiền Eiraku, trở thành một thứ hàng hóa được ưa chuộng nhất và là loại tiền lưu thông chủ yếu ở Đàng Trong. Năm 1608, chính quyền Nhật cấm lưu hành tiền Eiraku nhằm thống nhất tiền tệ của họ. Đây là cơ hội để thương nhân Nhật Bản kiếm lợi nhuận lớn khi đem loại tiền đồng này bán tại Đàng Trong vào ba thập kỷ đầu thế kỷ XVII. Hàng năm, các Châu Ấn thuyền Nhật Bản

thường mang thứ hàng hóa đặc biệt này đến bán ở Hội An. Thương nhân Hà Lan, thương nhân Trung Hoa cũng tích cực tham gia buôn bán loại đông tiên này. Năm 1688, khi tiền đồng Nhật Bản nhập vào Đàng Trong ngày một ít đi, chúa Nguyễn Phúc Trăn đã gửi thư và quà biếu đến hoàng đế và chính phủ Tokugawa yêu cầu họ đúc tiền nhân danh ông, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng.

Tiền đồng Nhật Bản có vai trò quan trọng trong nền thương nghiệp Đàng Trong. Việc lưu hành loại đồng tiền này trước hết là để thỏa mãn nhu cầu như đã nói ở trên, khách quan nó còn có tác dụng kích thích các yêu cầu của nền thương mại của Đàng Trong vào thế kỷ XVII.

Tiền đồng của Trung Hoa cũng được đem bán tại thị trường Đàng Trong, nhiều nhất là vào cuối thế kỷ XVII, khi tiền đồng Nhật Bản trở nên khan hiếm mà nhu cầu lưu thông tiền tệ thì ngày một cao hơn. Bên cạnh tiền đồng, ở Đàng Trong còn sử dụng bạc nén, bạc thoi, vàng trong trao đổi. Thương nhân nước ngoài thường đem bạc Nhật, bạc Trung Quốc đến để mua hàng. Tiền tệ với chức năng là vật trung gian để trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, tiền tệ còn có chức năng là vật ngang giá chung với bạc và vàng nên khi nhập vào Đàng Trong, một phần dùng trong lưu thông tiền tệ, một phần để lưu trữ. Đối với những đồng tiền có chất lượng kém hơn thì được dùng để đúc vũ khí và các vật dụng khác. Lê Quý Đôn đã phản ánh điều đó trong Phủ biên tạp lục: "Họ

Nguyễn trước kia cũng dùng tiền đồng cổ hiệu Khang Hy, dân gian hay phá tiền đồng

làm đồ, tiền cũ mỗi ngày mỗi hao (...). Năm Giáp Ngọ, quân nhà vua vào Thuận

Hoá, biên kho tàng, thấy hơn 30 vạn quan xâu băng mây, đêu là tiền tốt, một đồng

không lẫn, mới biết từ trước đều do thuyền buôn chở vào đấy [82, tr.221]. Việc qui đổi

giá trị giữa các loại tiền, bạc nén hết sức phức tạp do không có những quy định thống nhất trong việc quy đổi. Điều này đã góp phần làm tăng nạn lạm phát ở Đàng Trong vào hậu bán thế kỷ XVIII. Do tính chất phức tạp của nó, vấn đề tiền tệ luôn là mối bận tâm của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Chúa Nguyễn có ý thức độc lập về tiền tệ nên đã tìm cách đúc tiền riêng của mình vào năm 1725, mặc dầu trước đó vào năm 1688 đã xúc tiến việc đúc tiền nhưng

không thành công. Chúa Nguyễn cũng mong muốn đồng tiền Đàng Trong thực sự được gia nhập vào nền thương mại khu vực và thế giới. Tuy nhiên, điều mà các chúa Nguyễn mong muốn vẫn chưa thể đáp ứng được một cách đầy đủ, vì đầu thế kỷ XVIII đồng và tiền kim loại ở Trung Hoa tăng giá. Hơn nữa, việc Trung Hoa cấm xuất khẩu đồng, Nhật Bản cũng giới hạn việc xuất khẩu đồng đến Đàng Trong làm cho giá đồng ở đây tăng cao, vì thế, tiền đồng trở nên đặc biệt khan hiếm. Để giải quyết nhu cầu tiền tệ, chính quyền Đàng Trong đã gia tăng việc đúc tiền ở trong nước. Ngoài những cơ sở đúc tiền của nhà nước, nhiều cơ sở đúc tiền ở các địa phương được phép thành lập. Tư nhân lợi dụng cơ hội này để kiếm lợi. Chỉ trong một thời gian ngắn, "đến hơn 100 lò,

gọi là tiên Thiên Minh thông bảo, trộn lân cả chì vào, tiền ngày càng nhỏ mỏng, có thể

bẻ gãy được" [82, tr.222].

Việc xuất hiện ồ ạt đồng tiền tự đúc ở Đàng Trong, nhất là tiền kẽm với số lượng ngày càng nhiều. Đồng tiền kẽm giá rẻ, số lượng nhiều, bước đầu có thể đáp ứng được phần nào yêu cầu về mặt tiền tệ. Tuy nhiên, do chất lượng tiền kẽm ngày càng kém đi, nên hiện tượng tích lũy tiền đồng trong dân chúng đã tạo nên một sự khủng hoảng tiền tệ trong giai đoạn này. Chính tình hình đó càng làm cho đồng trở nên đắt giá hơn. Bây giờ, mệnh giá đồng tiền Đàng Trong phụ thuộc vào giá trị chất liệu, và trọng lượng kim loại đồng tạo ra nó. Đồng tiền xấu, kém chất lượng được sản xuất với số lượng nhiều là một trong những nguyên nhân làm cho nạn lạm phát ở xứ Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII tăng cao. Chúa Nguyễn đã áp dụng một số biện pháp để đúc tiền đồng nhằm ngăn chặn việc đúc và lưu hành tiền xấu, nhưng việc làm này quá tốn kém và do đó, đồng tiền tốt đã sớm bị đồng tiền xấu loại ra khỏi thị trường vì đồng tiền tốt thường được cất giữ làm của cải. Những cố gắng của chính quyền vẫn không cứu vãn nổi diễn biến xấu của tình hình tiền tệ Đàng Trong.

Nhìn chung, các chúa Nguyễn đã chú trọng lưu thông tiền tệ và mở rộng quan hệ tiền tệ để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền sản xuất hàng hóa và nhu cầu phát triển thương mại của xứ Đàng Trong. Việc nhập tiền đồng từ Nhật Bản và Trung Hoa, việc sản xuất tiền kim loại ở trong nước là những cố gắng lớn của các chúa Nguyễn trong

bối cảnh xã hội thế kỷ XVII - XVIII. Tuy nhiên, sai lầm của chúa Nguyễn là không biết duy trì giá trị đồng tiền đúc trong nước, nên đồng tiền Đàng Trong vào thế kỷ XVIII không những không có vị trí trong quan hệ thương mại quốc tế mà còn không được chấp nhận trong nền nội thương. Đây là một trong những biểu hiện đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng kinh tế Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVIII.

1.1.2. Tổ chức Tàu ty và thể lệ ngoại thương ở Đàng Trong

Với tư cách là một chính thể cát cứ có quyền độc lập trong các mối quan hệ bang giao quốc tế, về kinh tế đối ngoại, các chúa Nguyễn đã chủ động đặt ra bộ máy phụ trách về hoạt động ngoại thương, chế độ thuế quan, và thể lệ xuất nhập khẩu.

Tổ chức Tàu vụ

Tàu vụ (còn gọi là Tàu ty vụ hay Tàu ty) là cơ quan ngoại thương của chính quyền Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn, đóng tại dinh Thuận Hóa. Các quan của Tàu vụ chỉ đến hoạt động ở Quảng Nam vào mùa mậu dịch. Tại dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, cách Hội An khoảng 9 km có một tuần ty đặt sở tuần ở đó. Tổ chức Tàu vụ có chức năng như một cơ quan đại diện nhà nước, thay mặt dinh phủ ở Thuận Hóa để trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại thương.

Lê Quý Đôn cho chúng ta biết những thông tin cụ thể về bộ máy viên chức ngoại thương thời chúa Nguyễn, Tàu vụ có 175 người, được phiên chế như sau: Cai tàu 1 người, tri tàu 1 người, cai bạ tàu 2 người, tri bạ tàu 2 người, cai phủ tàu 2 người, kí lục tàu 2 người, thủ tàu nội 2 người, cai phòng 6 người, lệnh sử 30 người, toàn súng binh 50 người, lính tàu 70 người (4 đội), thông sự 7 người [82, tr.231].

Những số liệu trên đây cho thấy, các chúa Nguyễn đã dùng một lực lượng khá lớn gồm những quan chức và binh lính để lo cho việc ngoại thương. Có lẽ, trong lịch sử nước ta cho đến thời điểm này, chưa có lúc nào nhà nước quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương như thời kỳ này. Đồng thời, việc đặt cơ quan Tàu vụ tại Quảng Nam cũng cho thấy, chúa Nguyễn đã muốn biến Hội An thành một

"đặc khu kinh tế" an toàn của Đàng Trong và nâng vai trò của ngoại thương lên tầm chiến lược quốc gia. Chỉ riêng việc các chúa Nguyễn thường cắt cử thế tử trấn thủ xứ Quảng Nam cũng đủ thấy vùng đất này có vị trí chiến lược rất quan trọng.

Trong Tàu vụ, người Trung Quốc và người Minh Hương vốn có nhiều tri thức và kinh nghiệm ngoại thương hơn người Việt, nên thường được chúa Nguyễn giao phó nhiều chức vụ quan trọng.

Thủ tục khai báo, lễ vật và thuế xuất nhập cảng

Trong việc buôn bán với nước ngoài, các chúa Nguyễn đề ra những thể lệ khá cụ thể. Mỗi khi tàu buôn nước ngoài đến phải qua một số thủ tục, các thủ tục này thay đổi tùy nơi tùy lúc, nhưng trên những nét lớn có những điểm giống nhau.

Phủ biên tạp lục cũng giúp chúng ta có thêm hiểu biết về những thủ tục mua bán

khi tàu nước ngoài đến xứ Thuận - Quảng. Vì việc buôn bán ở đây thường diễn ra theo đặc điểm gió mùa, nên hàng năm cứ đến tháng giêng thì các viên cai bạ, tri bạ, lệnh sử, cai phủ, ký lục của Tàu ty đều vào phố Hội An xứ Quảng Nam, chọn những người thông hiểu tiếng nước ngoài đi canh giữ cù lao Chiêm và cửa Đà Nẵng (tức gọi cửa Hàn), khi thấy có tàu buôn các nước đến thì phải xét hỏi nghiêm ngặt, không bỏ qua tàu nào. Nếu thấy tàu buôn chịu đóng thuế thì đưa thuyền trưởng và tài phó (tức là kế toán) tàu ấy vào phố Hội An, trình lên cai bạ xem xét, sau đó trình quan cai tàu để truyền cho tuần ty cử dân phu đến hộ tống tàu ấy vào cửa đậu ở sở tuần. Lệnh sử và các nha đến xem xét. Thuyền trưởng và tài phó kê khai số khách, hàng hóa sau khi kiểm tra, đối chiếu xong mới cho qua sở tuần mà đến phố Hội An neo đậu.

Sau đó, thuyền trưởng soạn lễ báo tin, trình lên chúa Nguyễn và các quan Tàu vụ. Lễ vật chỉ có chè, dâng lên chúa Nguyễn 3 cân, cai tàu 2 cân, tri bạ, cai phủ, ký lục mỗi viên nửa cân. Đơn khai báo hàng hóa và hành khách nộp ở chính dinh, chúa Nguyễn xem trước rồi mới chiếu phát cho các quan.

Bước thứ hai, thuyền trưởng soạn lễ tiến gồm các loại gấm, đoạn, lĩnh, sa, đồ chơi của kỹ nghệ phương Tây, hoa quả, kê khai và trình lên quan cai bạ, đệ trình quan

cai tàu, chiếu nộp cho chúa Nguyễn. Lễ này không có quy định cụ thể là bao nhiêu, ước tính tiền khoảng độ 500 quan. Đối với những tàu dâng một hai thứ lễ, nếu chúa Nguyễn thích ý thì truyền cho miễn thuế, hoặc đánh thuế không theo lệ thường.

Tiến lễ xong, thuyền trưởng kê khai hàng hóa trong tàu mỗi hạng một bản. Việc kê khai, kiểm tra hàng hóa và hành khách diễn ra rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nếu nhân viên tàu vụ phát hiện có gian lận trong việc khai báo, dù chỉ một vật nhỏ thôi, cũng bị nhà nước tịch thu và trị tội theo luật của nhà nước Đàng Trong. Chúa Nguyễn muốn thứ gì thì phái cho quan cai tàu chiếu theo bản khai để thu mua và đem nộp cho kho công. Những thứ hàng hóa nhà nước không mua thì cho đem bán ra ngoài hoặc đổi chác. Trong việc mua bán giữa chủ tàu với nhà nước có khi cũng mặc cả, điều chỉnh giá cho thỏa mãn cả hai bên, tuy nhiên cũng có trường hợp nhà nước Đàng Trong dùng quyền lực để ép giá. Sốtiền nhà nước mua hàng bao nhiêu sẽ được trừ vào thuế nhập cảng. Nếu số tiền thuế nhập cảng cao hơn số tiền nhà chúa mua hàng thì cho phép sau khi bán hàng xong sẽ thanh toán.

Lễ tiến chỉ áp dụng đối với tàu Thượng Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Ma Cao, còn đối với tàu Hải Nam thì không thành thông lệ.

Lễ trình diện các quan cai tàu so với lễ tiến có nhẹ hơn, phẩm vật chỉ còn khoảng

một nửa, cai bạ và các nha thì theo thứ bậc mà giảm dân.

Điều đáng nói là chúa Nguyễn cũng tỏ ra rất "lịch sự" trong việc đối xử với các tàu buôn nước ngoài. Sau khi hoàn tất việc mua bán, trao đổi, đến ngày tàu về, nếu tàu nào trước đây có lễ tiến thì tùy theo mức độ nhiều ít mà nhà nước tặng quà cho, có thể vật phẩm là bạc 5 hốt, lụa 5 tấm,.... Việc làm này không theo một chuẩn lệ nào cả.

Nếu tàu buôn đưa trả dân bị giạt, kết hợp để buôn bán thì nhà nước miễn cho thuế cảng. Nếu các tàu có mua hàng hóa ở Đàng Trong mang về thì làm đơn trình quan cai bạ để người có trách nhiệm xem xét, sai quân áp tải đưa đến thuyền, không được tự tiện chở riêng. Thuyền nào chở đầy hàng hóa và hành khách thì thuyền trưởng làm đơn trình báo, nhà nước sẽ căn cứ vào số khách khi đến, kiểm tra lại, rồi giao cho thuộc quân và tuần ty cử người hộ tống ra khỏi cửa biển.

Trường hợp thuyền đi buôn bán ở các nước khác gặp gió giạt vào, làm đơn trình xin tạm trú để sửa chữa, thì Tàu vụ sẽ giải quyết.

Tàu nào muốn chở thuê hàng hóa và hành khách thì làm đơn trình báo để Tàu vụ sai người đến kiểm tra xem người ở xứ nào và thuyền lớn hay nhỏ, chở khách nhiều hay ít, định thu thuế theo lệ rồi mới cho chở thuê; đôi khi cũng không theo lệ.

Thuyền gặp gió bão bị phá hỏng, thì xem xét số khách, cai bạ giao cho hội quán trông giữ, cấp phát tiền nhà nước, lương tháng cho mỗi người 5 tiền, đợi đến khi thuận gió thì cho giong theo các thuyên mà về nước.

Xem ra, nhà nước Đàng Trong đã rất chu đáo trong vấn đề tiếp nhận và xử lý các

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)