Giao thương với Anh

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 90 - 93)

- Giao thương với các nước Đông Na mÁ khác

2.2.2.3. Giao thương với Anh

Công ty Đông Ấn Anh (viết tắt EIC) được thành lập vào năm 1600 và có thương điếm độc quyền buôn bán tại Ấn Độ, Trung Quốc và vùng Viễn Đông. Tại quần đảo Nam Dương, để cạnh tranh với công ty Đông Ấn Hà Lan toong việc thu mua gia vị, công ty Đông Ấn Anh cũng đặt căn cứ ở Bantam, ngay bên cạnh căn cứ Batavia của Hà Lan.

Nỗ lực đầu tiên của người Anh trong việc thiết lập mối quan hệ thương mại với Đàng Trong diễn ra năm 1613. Richard Cocks, người cầm đầu đại lý của Công ty Anh mới thành lập ở Fanrado phái hai thương gia là Tempest Peacock và Walter Cawarden tới Đàng Trong bằng một thương thuyền Nhật Bản. Họ mang theo bức thư của vua James 1 gửi cho chúa Nguyễn, với 720 pounds sterling và "1000 pesos in rials of 8" [85, tr. 111-112]. Nhưng số phận của họ bi đát, những người này đã không trở lại.

Sau sự kiện trên, công ty Đông Ấn Anh tìm cách quan hệ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nhưng cũng không có kết quả bởi sự cạnh tranh kịch liệt của người Hà Lan và người Bồ Đào Nha. Mãi đến năm 1672, Công ty lại đến Đàng Ngoài xin phép thông thương, và năm sau, một thương điếm của họ ở Phố Hiến được mở. Vào năm 1683, họ được chúa Trịnh cho phép lập thương điếm ở Kẻ Chợ. Song thương điếm của Công ty Anh ở Đàng Ngoài không thịnh vượng lắm, buộc phải đóng cửa vào năm 1697 [145, tr.377]. Trước đó, vào năm 1695, Công ty Anh có phái Thomas Bowyear sang triều kiến chúa Nguyễn Phúc Chu (trị vì 1691 - 1725) để xin mở thương điếm buôn bán. Chiếc thuyền Delphin ghé qua Cù Lao Chàm, Bowyear sang Hội An rồi đến Phú Xuân. Ông dâng lễ vật và trình thông điệp với chúa Nguyễn. Chúa tiếp đãi trọng hậu, nhưng việc xin đát lập thương diêm và xây dựng căn cứ không có két quả [213, tr.37]. Bowyear ở lại đây 6 tháng để nghiên cứu tình hình. Về sau, Bowyear có viết tập ký sự

để lại nhiều tài liệu quý về lịch sử các chúa Nguyễn, nhất là chúa Nguyễn Phúc Chu và các quan đương thời. Ông cũng viết về tình hình ngoại thương và các sản vật ở nước Nam.

Vào thế kỷ XVIII, chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng như chúa Trịnh ở Đàng Ngoài muốn đóng chặt các thương cảng Việt Nam trước sự xâm nhập táo bạo của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Tuy nhiên điều ấy đã không diễn ra. Để cạnh tranh mua bán ở khu vực Á Đông, Anh và Pháp đều cố gắng tranh giành ảnh hưởng Trung Quốc. Muốn thế cần có một cứ điểm trên con đường biển Ẩn Độ đến Trung Quốc, và căn cứ ấy không đâu ngoài một vị trí trên bờ biển Việt Nam.

Trước đó, vào cuối thế kỷ XVII, một nhân viên của công ty Đông Ấn Pháp là Véret đã đề nghị chiếm đảo Côn Đảo làm căn cứ cho thương mại của Công ty ở Viễn Đông. Biết được ý đồ của Pháp, Anh đã trắng trợn chiếm đảo này vào năm 1702. Một tài liệu cho biết, Giám đốc thương điếm của Công ty Đông Ấn Anh là Allen Catchpole có họp đồng một số người Maccassar (Mã Lai) sang làm binh và giúp xây dựng đồn lũy tại Côn Đảo. Vào năm cuối của hợp đồng, vì một lý do nào đó, người Maccassar đã nổi dậy giết gần hết số người Anh trên đảo vào năm 1705 [85, tr.113].

Về sự kiện trên, một sô nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra những ý kiến khác nhau về nguyên nhân và thời điểm diễn ra. Trương Hữu Quýnh có lẽ đã dựa vào

Đại Nam thực lục tiền biên cho rằng, năm 1702 người Anh chiếm Côn Đảo, xây dựng

pháo đài với 200 quân Mã Lai canh giữ. Năm 1703, được lệnh của chúa, tướng Trương Phước Phan tổ chức một trận đánh, cùng nhân dân địa phương vận động người Mã Lai nổi dậy tiêu diệt quân Anh, chiếm lại đảo [145, tr.377].

Có thể ý kiến của người Anh cho rằng vụ nổi dậy đánh Anh tại Côn Đảo diễn ra vào năm 1705 là đúng khi một số nhà nghiên cứu đã tìm ra chứng cứ là vào năm 1704, có một số tàu của người Anh ghé Côn Đảo và họ đã gặp Allen Catchpole [85, tr.l 13]. Điều đó chứng tỏ Côn Đảo vẫn còn là một căn cứ thương mại của người Anh vào năm 1704. Và có thể, người Anh không biết ý đồ của chúa Nguyễn nên cho rằng, nguyên nhân của sự kiện là do cuộc nổi dậy của người Mã Lai. Chúng ta cũng có thể suy đoán rằng, chúa Nguyễn rất muốn mở rộng giao thương với các nước phương Tây, hơn nữa

muốn lợi dụng sự chiếm đóng của Anh trên Côn Đảo để tiêu trừ hải tặc vùng ven biển. Nhưng sự việc diễn ra ngoài ý muốn của chúa Nguyễn khi Gòn Đảo chỉ đúng nghĩa là một căn cứ nhằm phục vụ cho tuyến thương mại của Anh từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Vì thế vụ nổi dậy đánh người Anh trên đảo này là do chủ mưu của chúa Nguyễn, trong đó vai trò của nhóm người Mã Lai rất quan trọng.

Cuộc tranh chấp giữa Anh và Pháp ngày càng diễn ra gay gắt vào nửa sau thế kỷ XVIII. Công ty Đông Ấn Pháp nhận được nhiều dự án về việc chiếm lãnh thổ Việt Nam của chúa Nguyễn làm thuộc địa, nhất là khi khởi nghĩa Tây Sòm nổ ra như là cơ hội tốt cho Pháp can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Điều này làm cho Anh rất lo ngại, vì nếu Việt Nam rơi vào tay Pháp, việc buôn bán của Anh giữa Ấn Độ với Trung Hoa sẽ bị đe dọa. Trước tình thế đó, Anh buộc phải tích cực nối lại quan hệ với Việt Nam.

Năm 1764, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (trị vì từ 1738 - 1765), tàu buôn Anh là Peacock tới buôn bán trực tiếp với Đàng Trong. Năm 1777 dưới đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777), tàu buôn Rumbold của Anh ghé vào Đà Nẵng cho hai viên quan của chúa Nguyễn đi nhờ vào sài Gòn. Tàu gặp bão, không đến được Sài Gòn, phải chạy thẳng sang cảng Bangan (Ấn Độ). Sau đó, công ty Anh ở Ấn Độ cho lái buôn Chapman đi tàu đưa hai viên quan về Đàng Trong và nhân đó mua bán một số hàng hóa và đặt quan hệ thương mại với chúa Nguyễn. Lúc này phong trào Tây Sơn phát triển mạnh, chúa Nguyễn đang thua trận. Chapman tìm gặp Nguyễn Nhạc và được Nguyễn Nhạc cho phép người Anh đến buôn bán [218, tr.82]. Nguyễn Nhạc có ý định nhờ Anh giúp mình tàu chiến và kỹ thuật chiến tranh để chống lại đối phương [63, tr.447]. Chapman nhận thấy lợi ích trong quan hệ thương mại với Đàng Trong,

"Không cổ xứ nào ở châu Á sản xuất vật dụng nhiều và tốt hơn là xứ này, các thử rất

lợi cho sự buôn may bán đắt là: quế, tiêu, tơ, bông, đường, gỗ quỷ, ngà voi...ở đây thì

vàng từ đất moi lên là vàng xanh rồi... Nếu chúng ta cổ căn cứ trên đất Đàng Trong và

cổ một thế lực mạnh ở đỏ, thì với sản vật ở Ấn độ và châu Âu, chúng ta sẽ dễ dàng

mua rất nhiều hàng hóa kể trên” [14, tr.183], và đề nghị Công ty nên can thiệp vào

tình hình chính trị Việt Nam, giúp Nguyễn chống Tây Sơn. Năm 1778, Công ty Anh phái hai thương thuyền chở đầy hàng hóa mượn tiếng đến buôn bán để thực hiện âm

mưu can thiệp vào cuộc nội chiến giữa Nguyễn và Tây Sơn. Anh có ý đồ giúp chúa Nguyễn chống Tây Sơn, nhưng không gặp được chúa Nguyễn. Hơn nữa bị Tây Sơn phát giác, họ vội vàng rời khỏi Đàng Trong.

Năm 1793, nước Anh chính thức ra lệnh cho George Comte Macarthey đặc phái đại sứ ở Trung Quốc sang Việt Nam điều đình việc thông thương. Tàu của ông đã đến Hội An nhưng việc bang giao không thành.

Sự giao thiệp của người Anh được xúc tiến sau khi triều Nguyễn thành lập.

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)