THƯƠNG QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 40 - 44)

- Trong thủ công nghiệp

THƯƠNG QUỐC TẾ

Vào thế kỷ XVII - XVIII, hệ thống buôn bán ở khu vực biển Đông đã diễn ra những biến chuyển lớn. Sự tham gia đồng thời của nhiều nước phương Tây vào thị trường khu vực đã làm cho đời sống kinh tế của không ít quốc gia trở nên phồn thịnh do xuất khẩu được các sản phẩm hàng hóa vốn trước đây chỉ cung cấp cho thị trường nội địa.

Hoạt động mậu, dịch đường biển của hai nước Nhật Bản và Trung Hoa vốn đã phát triển từ thế kỷ XVI. Theo những đợt gió mùa, thương nhân Trung Hoa đưa các thuyền mành của họ đến một số nước Đông Nam Á. Thuyền có trang bị vũ khí của thương nhân Nhật Bản cũng đến đặt quan hệ buôn bán với Đại Việt, Campuchia,...

Trong thời đại hoàng kim của thương mại thế giới (XVI - XVII), vùng vịnh Thái Lan trở nên nổi tiếng về vị thế thương mại của nó. Nhiều nguồn sản vật nổi tiếng như hương liệu, da hươu, sừng tê, ngà voi,... của Xiêm trở thành những thương phẩm có giá trị cao trên thương trường quốc tế. Nguồn lực kinh tế đã lôi cuốn nhiều nhóm cư dân từ các quốc gia trong khu vực và các nước xa xôi đến buôn bán và sinh sống lâu dài. Tất cả các hoạt động đó đã tạo nên cơ sở thiết yếu cho sự ra đời của nhiều cảng thị và trung tâm kinh tế Đông Nam Á.

Vào thế kỷ XVII - XVIII, giao lưu giữa hai khu vực Đông Tây được đẩy mạnh. Khác với các thời kỳ lịch sử trước đó, hệ thống buôn bán quốc tế ở thời kỳ này chỉ

thực hiện chủ yếu thông qua con đường hàng hải. Tại châu Á, luồng thương mại quốc tế diễn ra trên các trục đường Nhật Bản - Trung Hoa, Trung Hoa - Đông Nam Á.

Do có lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam nằm cận kề ngay khu vực cửa ngõ miền nam Trung Hoa nên một số thương cảng của nước ta nói chung và Đàng Trong nói riêng đã trở nên có vị trí nhất định trong hệ thống buôn bán khu vực và quốc tế. Hơn nữa, chính quyền Đàng Trong thực sự theo đuổi chính sách mở cửa, lại phát triển trong bối cảnh nền chính trị khu vực có những thuận lợi nhất định, việc quan hệ buôn bán giữa Nhật Bản và Trung Hoa (hai quốc gia có nền thương nghiệp phát triển hàng đầu châu Á) bị ngăn cản bởi chính sách hải cấm lúc thì của chính nhà cầm quyền Trung Hoa, khi thì từ phía Nhật Bản, là những tác nhân đưa đến sự ra đời và hưng thịnh của các cảng thị Đàng Trong. Hội An đã mau chóng phát triển và trở thành một trung tâm thương mại lởn ở khu vực Đông Nam Á. Cảng thị Hội An đóng vai trò của

một Trung tâm liên vùng để cùng với Góa (Ấn Độ), Ayuthaya (Xiêm), Malacca

(Malaysuia), Batavia (Indonesia), Luzon, Manila (Philippines)...nối kết với Formosa (Đài Loan), Ma Cao (Trung Quốc), Deshima (Nhật Bản) để tạo nên một hệ thống thương mại có độ liên kết chặt và tương đối hoàn chỉnh ở châu Á [75, tr.23].

Với vị trí nằm trên con đường thương mại quốc tế, Việt Nam đón nhận những cơ hội để có thể chấn hưng kinh tế thương mại. Là hai thương cảng lớn nhất, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong đã là nơi qua lại, trao đổi hàng hóa của nhiều đoàn thuyền buôn ngoại quốc. Đây cũng là nơi hình thành những khu cư trú, thương điếm của thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh,... Ở một mức độ nào đó, những thương cảng Việt Nam còn là đầu mối lưu thông hàng hóa cho các nước Đông Nam Á lục địa vốn không thuận lợi về giao thương bằng đường biển.

Dọc theo duyên hải Đàng Trong, ngoài cảng thị Hội An sầm uất, còn hình thành các thương cảng với kết cấu kinh tế như các thị trấn, thị tứ, chẳng hạn như Thanh Hà (Thuận Hóa), Nước Mặn (Bình Định),... Trên các sông lớn cũng mọc lên những chợ bên buôn bán tập trung, thuyên bè qua lại đông đúc. Các thương cảng cùng với hệ thống mạng lưới chợ ven sông này đã trở thành các "điểm hẹn" thông lệ cho kẻ bán

người mua, trở thành "vùng tiếp xúc mở" của các luồng thương mại nội địa và quốc tế.

Như vậy, các cảng thị Đàng Trong và nhiều thương cảng khác trong khu vực như Ayuthya (Xiêm); Pinhalu, Phnom Pênh (Campuchia)... đều nằm ở rìa bắc của mạng lưới hàng hải quôc tế, và "đóng vai trò trung gian giữa vùng biên Đông Nam Á và Trung Hoa. Do đó, ta có thể nói rằng chúng đóng vai trò trung gian kép giữa ven

biển Đông Nam Á và Trung Hoa cũng như giữa Nhật Bản với Trung Hoa" [38,

tr.257].

William Alexander cùng phái bộ Anh Macartney đến Đàng Trong vào những năm cuối thế kỷ XVIII có nhận xét về vị trí thương mại Đàng Trong trong khu vực và quốc tế: "Xét Đàng Trong (Cochin - China) trên bình diện tổng quát, thì nơi đây quả

là tuyệt vời cho việc thương mại. Vì tiếp cận với Trung Hoa, Bắc Hà (Tung-quin),

Nhật Bản, Cambodia, Xiêm La, Phi Luật Tân, Bornéo, Sumatra và Malacca, nơi đây

quả là giao lưu của mọi quác gia vừa dễ dàng, vừa gần gũi. Những hải cảng rất thuận

tiện dọc theo ven biển, nhất là hải cảng Đà Nằng (Turon), là một hậu phương an toàn

cho tàu bè bất cứ loại nào trong những mùa bão táp lớn đến đâu chăng nữa" [20,

tr.83].

Như vậy, do vị trí thuận lợi nằm trên trên con đường thương mại quốc tế thế kỷ XVII - XVIII và với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Đàng Trong trở thành địa điểm dừng chân, địa điểm buôn bán, trung tâm trung chuyển hàng hóa của thương nhân nước ngoài. Vị trí địa kinh tế này tạo cơ hội cho Đàng Trong tiếp xúc với nhiều nước bên ngoài thúc đẩy quá trình giao thương với nhiều nước trên thế giới.

*

Qua sự phân tích trên cho thấy, vào thế kỷ XVII - XVIII, cùng với những chuyển biến lớn lao của tình hình kinh tế thế giới, kinh tế Đàng Trong cũng có những chuyển biến đáng kể. Nền sản xuất hàng hóa đang có chiều hướng phát triển, nhiều sản phẩm của tự nhiên như lâm hải sản, sản phẩm của nông nghiệp, thủ công nghiệp đã trở thành hàng hóa. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Đàng Trong đã làm nảy sinh nhu cầu

mở rộng buôn bán, trao đổi không những ở nội địa mà cả với những nước bên ngoài. Sự chuyển biến này xuất phát từ những tác nhân bên ương, tức là yếu tố năng động, tư tưởng tự do của những người "mở cõi"; cùng với tác nhân bên ngoài là sự hưng thịnh của nền thương mại quốc tế thời kỳ này. Sự cộng hưởng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh là cơ hội để các chúa Nguyễn tăng cường hơn nữa tiềm lực kinh tế trong điều kiện lịch sử đặc biệt của xứ Đàng Trong, vừa mở rộng lãnh thổ về phía Nam, vừa đương đầu với các thế lực vua Lê - chúa Trịnh ở phía bắc cũng như chính quyền phong kiến lân bang.

Vào thế kỷ XVII - XVIII, Đàng Trong nói riêng và Đại Việt nói chung thực sự tham gia vào luồng thương mại quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử kinh tế - xã hội của một nước vốn có truyền thống coi nông nghiệp là "gốc", thương nghiệp là "ngọn", một xã hội mang nặng tư tưởng “trọng nông”. Thương nghiệp mà đặc biệt là ngoại thương thế kỷ XVII - XVIII lần đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đời sống xã hội Đàng Trong cũng như trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Chương 2: GIAO THƯƠNG ĐÀNG TRONG VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI THẾ KỶ XVII - XVIII

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 40 - 44)