- Tính độc quyền thương mại không triệt để của chính quyền chúa Nguyễ nở Đàng Trong
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH GIAO THƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XỨ ĐÀNG TRONG
3.3. TÁC ĐỘNG VỀ MẶT VĂN HÓA
Việc mở rộng bang giao giữa chính quyền Đàng Trong với các nước trong khu vực và một số nước phương Tây ít nhiều tác động đối với sự phát triển văn hóa của xứ Đàng Trong vào hai thế kỷ XVII - XVIII.
Giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các địa phương, các tộc người trong nước và với nhiều nền văn hóa nước ngoài đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong văn hóa Đàng Trong, nhất là văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản. Nhiều yếu tố văn hóa trên mảnh đất Đàng Trong còn bảo tồn đến hôm nay là chứng tích của sự gặp gỡ, giao lưu văn hóa Việt - Nhật, Việt - Hoa,... thông qua còn đường thương mại thế kỷ XVII - XVIII.
Trong văn hóa vật chất, qua hai thế kỷ mở rộng giao thương, Hội An và các nơi khác như Thanh Hà, Nước Mặn, Cù Lao Phố, Bến Nghé, Hà Tiên, Mỹ Tho, Bãi Xâu,... đã tiếp nhận nhiều kiểu sinh hoạt nước ngoài, là nơi nghỉ ngơi giải trí, thưởng ngoạn của các quan lại, kẻ giàu có; một kiểu kiến trúc nhà cửa thương nghiệp độc đáo với những công trình mang tính tôn giáo, tín ngưỡng như nhà thờ họ, đình, chùa, đền,
miếu, hội quán, mộ cổ; những kiến trúc dân dụng như nhà phố, nhà ở, giếng cổ, cầu đường, bến, chợ,... Sự hiện diện của các bang Hoa kiều ở Hội An ngày nay là những
yếu tố văn hóa chủ yếu của các vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu và Hải Nam; sự hiện diện của phố Nhật dù không còn nguyên vẹn ngày nay là chứng tích của văn hóa Nhật được du nhập vào Đàng Trong bằng con đường giao thương.
Gắn liền với giao lưu kinh tế trong các thế kỷ XVII - XVIII, giao lưu văn hóa Đông - Tây cũng diễn ra. Tại Đàng Trong, để nâng cao uy tín cá nhân, nhờ đó tạo thuận lợi cho việc truyền đạo và hoạt động thương mại, các giáo sĩ Thừa sai khi tiếp xúc với chúa Nguyễn, quan lại và dân chúng bản địa thường phô trương sự hiểu biết của mình về các môn khoa học và kỹ nghệ phương Tây. Nền văn hóa "mở" dù mới được hình thành với quá trình chinh phục vùng đất phương Nam của xứ sở Đàng Trong là cơ sở để con người của vùng đất này nhanh chóng tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới từ bên ngoài du nhập vào. Do vậy, những kiến thức sơ đẳng của các môn khoa học của phương Tây như cơ khí, toán học, vật lý, thiên văn,... sớm được và tiếp nhận ở Đàng Trong. Các chúa Nguyễn thường mời người phương Tây làm người dạy học cho mình. Thành tựu của y học phương Tây cũng được áp dụng trong việc chữa trị bệnh cho chúa. Như thế, Tây y cũng như các môn khoa học tự nhiên châu Âu được người Việt Nam biết đến từ khá sớm thông qua con đường thương mại.
Cũng từ thế kỷ XVII, một số thành tựu kỹ thuật phương Tây đã được chuyển tải đến Đàng Trong như kỹ thuật đúc súng, chế tạo đồng hồ, kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng, kỹ thuật in khắc,... Sự hiện diện của giáo sĩ P. Béhaine và một số chuyên gia người Pháp do ông chiêu mộ bên cạnh Nguyễn Ánh cũng du nhập một số kiến thức về vật lý và quân sự. Tết Nguyên đán năm 1791, ở Sài Gòn, Béhaine cho thả khinh khí cầu và làm một số thí nghiệm về điện trước công chúng để đề cao sự kỳ diệu của khoa học phương Tây. Những đóng góp của ông về quân sự như tổ chức quân đội thành binh chủng, lập trương đào tạo binh sĩ, dịch các lý thuyết quân sự phương Tây sang tiếng Việt,... là những đóng góp quan trọng vào việc đổi mới lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh.
Thông qua giao thương, các chúa Nguyễn cũng như quan lại và thường dân bước đầu có những hiểu biết về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người phương Tây. Koổler kể lại rằng, có lần chúa Võ Vương nhìn xem hình phụ nữ châu Âu mặc áo hở
vai, chúa đã nhăn mặt quay đi và tỏ vẻ bất bình về cách ăn mặc "lõa lồ" đó [119, tr.57]. Cũng nhờ giao thương mật thiết với bên ngoài mà người dân thời ấy có dịp nhìn thấy và sử dụng những sản phẩm chưa từng có trong nước như bánh mì hay rượu vang. Tập quán ăn uống từ đó cũng có biến đổi ít nhiều, ví dụ tổ yến trở thành món ăn đặc biệt giành cho người quyền quý, yến sào nấu với cháo thịt được coi là món ăn đại bổ,... Cũng thông qua giao thương, một sổ giáo sĩ, thương nhân phương Tây từng sống ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII đã trực tiếp hoặc gián tiếp cho ra đời nhiều tác phẩm trình bày những hiểu biết của mình về xứ sở này. Những ký sự, bút ký hoặc tác phẩm lịch sử nổi tiếng như Xứ Đàng Trong năm 1621 của Bom, Miêu tả lịch sử xứ
Đàng Trong của Koffler, Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, Những chuyến du hành
của nhà hiền triết (P. Poivre - NTH) - 1768 của nhà xuất bản Châu Âu, Hệ thực vật
Nam Kỳ của Loureiro, Cuộc du hành đến Đàng Trong của Barrow,... Qua đó, một bốc
tranh toàn cảnh xã hội Đàng Trong, một phần nửa lãnh thổ Việt Nam thực sự được quảng bá tại nhiều nước châu Âu lúc bấy giờ.
Gắn liền với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn và quá trình truyền giáo của của người phương Tây, chữ quốc ngữ ra đời vào thế kỷ XVII. Hội An, một thương cảng quốc tế cũng là một trung tâm truyền đạo. Nơi đây có nhiêu giáo sĩ cập bên và dừng lại sinh sống trong nhiều năm hoặc lui tới để liên hệ với tổ chức của họ ở nước ngoài. Francesco di Pina, Christophoro Bom, Gaspar de Amiral, Antonio Barbosa và Alexandre de Rhodes là những giáo sĩ giỏi tiếng Việt và là tác giả cuốn Từ điển Việt - Bồ (Amaral), Bồ - Việt (Barbosa), Việt - Latinh - Bồ (Rhodes). Đó là cơ sở của quá trình hình thành chữ quốc ngữ mà thực chất là thành quả của quan hệ giao lưu văn hóa Việt Nam với phương Tây, cụ thể là sự du nhập chữ cái Latin do các giáo sĩ phương Tây đưa vào nhăm phiên âm tiêng Việt phục vụ trong nhu câu học tiêng Việt để trực tiếp giảng đạo của họ.
Chữ quốc ngữ ra đời là sản phẩm của cuộc giao lưu mới trong lịch sử, đó là cuộc giao lưu Âu - Việt. Chính sự ra đời của nó đã phục vụ đắc lực không những cho hoạt động truyền giáo mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương. Công trình Latinh hóa tiếng Việt là một công trình mang tính tập thể của nhiều giáo sĩ phương Tây. Dương Quảng Hàm viết "Việc sáng tác chữ quốc ngữ chắc là một công
trình chung của nhiều người, trong đỏ có cả giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây. Nhưng người có cồng nhất trong việc ấy là cố đạo Alexandre de
Rhodes vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng chữ quốc ngữ" [46,
tr.183]. Tuy nhiên khi nói đến sự ra đời chữ quốc ngữ là kết quả của một công trình tập thể, không thể không nói đến công lao của những người Việt như Igesico Văn Tín, Bento Thiện, Philiphê Bỉnh,... Họ là những người không thể thiếu được khi thực hiện công trình này [38, tr.283]. Chữ quốc ngữ được người Việt còn tiếp tục cải tiến, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trong các giai đoạn về sau. Quá trình sử dụng và phát triển nó trong hai thế kỷ XVII - XVIII tuy chưa cao, song nó là điểm khởi đầu của quá trình làm biến đổi nhiều lĩnh vực trong đời sống văn hóa của người Việt. Hội An của Đàng Trong là một trong những nơi tiếp nhận đầu tiên Thiên Chúa giáo và giữ vị trí quan trọng trong buổi đầu ra đời của chữ quốc ngữ. Do đó, Hội An cũng đóng vai trò là trung tâm giao lưu văn hóa giữa Đàng Trong với phương Tây trong thời kỳ này.
Cùng với chữ quốc ngữ, đạo Thiên Chúa cũng được du nhập vào Việt Nam. Những tín đồ Thiên Chúa giáo đầu tiên trên đất Đàng Trong chỉ thực sự xuất hiện bởi sự truyền đạo khá thường xuyên của các giáo sĩ người Pháp, thuộc Thừa sai dòng Tên (Compagniede Jésus) đến đây từ năm 1615. Hoạt động này được xúc tiến mạnh mẽ hơn là từ khi có mặt các vị Thừa sai Hội truyền giáo nước ngoài Paris (MEP) từ sau năm 1666. Vào năm 1670 đã có một họ đạo Công giáo của người Việt ở Đất Đỏ (Bà Rịa) với số tín đồ khoảng 300 người (năm 1685). Một địa điểm khác ở Nam Bộ là Biên Hòa (Đồng Nai) vào cuối thế kỷ XVII, đã có một linh mục người Việt từ Nha Trang vào đây giảng đạo, từ đó một họ đạo ở đây ra đời. Theo báo cáo của một vị Thừa sai của Hội truyền giáo hải ngoại Paris, thì đến đầu thế kỷ XVIII, ở Đồng Nai có khoảng 2.000 tín đồ trong số 20.000 tín đồ Thiên Chúa giáo Đàng Trong. Theo số liệu của Giáo hội Công giáo Việt Nam thì vào cuối thế kỷ XVII, trong số 200.000 tín đồ Thiên Chúa giáo trong cả nước được rửa tội, thì ở Nam Bộ có khoảng 50.000 người [28, tr.211]. Sốlượng tín đồ Thiên Chúa giáo tăng nhanh hơn vào đầu thế kỷ XIX.
Sự xuất hiện của tôn giáo mới đã làm đa dạng và phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Sinh hoạt văn hóa Công giáo bao gồm nghi lễ, quan niệm, trang phục, kiến trúc nhà thờ,... xuất hiện bên cạnh văn hóa tôn giáo cổ truyền.
Như vậy, quan hệ buôn bán, sự tiêp xúc, hôn nhân và quá trình chung sông của nhiều người nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản, Trung Hoa và một số nước phương Tây ở Đàng Trong đã có tác động mạnh mẽ, tạo nên nhiều yếu tố văn hóa mới trong sự dung hợp giữa văn hóa Đông - Tây với văn hóa bản địa mà Hội An là một điển hình. Ở đây có đạo Nho, đạo Phật, đạo Thiên Chúa; có thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh với những ngôi chùa tiêu biểu như chùa Chúc Thánh, chùa Phúc Lâm, chùa Hải Tạng,... của người Hoa, lại có hai giáo đường Thiên Chúa của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha; có phố cổ, có cầu Nhật Bản,... Đó là những di tích danh tiếng đã có nhiều đóng góp cho cảng thị quốc tế vang bóng một thời, và là những bộ phận quan trọng của di sản văn hóa Hội An - một di sản văn hóa quốc tế trên đất nước Việt Nam.
Giao thương sầm uất, kinh tế hàng hóa phát triển phồn thịnh đã góp phần làm thay đổi đời sống văn hóa vật chất của một bộ phận tầng lớp trên trong xã hội Đàng Trong. Những ảnh hưởng tân kỳ xuất hiện, các hàng xa xỉ trở thành "mốt" ăn chơi của tầng lớp quyền quý:
"... Song mai hiệu đặt vài bàn thiếc
Tứ quỷ danh xưng bốn bức tranh
Mầm khách nó rằng vại đáy
Ấm Tàu ta gọi bình sành.
Của mua Nhật Bản từ kim cúc”
Đồ lấy Hòa Lan chén thủy tinh " [153, tr.12].
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa kết hợp lối sống thị dân và thế lực đồng tiền, đã góp phần làm rạn nứt ý thức hệ phong kiến. Đạo lý Khổng Mạnh vốn đang giảm dần tác dụng đối với xã hội Đàng Trong, nay gần như bị phá vỡ từng mảng, tạo tiền đề cho những tư tưởng nhân văn trái với luân thường, lễ giáo phong kiến, phù hợp với nhu cầu giải phóng tình cảm, tư tưởng tự do ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của văn hóa, văn học thế kỷ XVIII và của thế kỷ XIX sau đó có phần bắt nguồn từ nền tảng kinh tế - xã hội mới mẻ này.
Cũng như trong lĩnh vực kinh tế, những ảnh hưởng tác động của chính sách đối ngoại mở cửa của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong trong lĩnh vực văn hóa đã
tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống vật chất và tinh thần của xứ Đàng Trong. Tuy nhiên, những chuyển biến đó chỉ là những nét chấm phá, làm phong phú thêm chứ chưa có khả năng làm thay đổi tính chất văn hỏa phong kiến, nông nghiệp vốn đang tồn tại của nó.
KẾT LUẬN
Từ một cuộc tranh giành quyền lực dẫn đến cái chết của Nguyễn ương, và từ một gợi ý của cụ Trạng Trình "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân", đã đưa đẩy bước chân Nguyễn Hoàng vào Nam để rồi làm nên đại cuộc. Khi chấp nhận cho người em vợ vào trấn thủ Thuận Hóa, hẳn Trịnh Kiểm không ngờ mình lại góp phần làm nên sự bất thường của Đại Việt trong những thế kỷ về sau. Điều mà Trịnh Kiểm bận tâm là "tống khứ" Nguyễn Hoàng để trừ hậu họa, nhưng rồi hậu họa vẫn cứ đến với ông. Cuộc chiến tranh tàn khốc diễn ra từ năm 1627 đến 1672 đã tiêu tốn biết bao sức người sức của để rồi hai dòng họ "yên vị" ở hai Đàng.
Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến cát cứ một mặt làm cho nền kinh tế đất nước vốn đã lạc hậu càng khốn đốn thêm, nhưng mặt khác, khách quan nó đã tạo nên những điều mới mẻ, những động lực thúc đẩy nền kinh tế nước ta ở cả hai Đàng rẽ sang một hướng mới, một nền kinh tế hướng ngoại.
Nguyễn Hoàng vào Nam với cái thế từ hợp pháp đã biến thành "bất hợp pháp", với chút ít tinh thần "nổi loạn" và ly khai cùng với lời động viên từ cụ Trạng Trình đã thôi thúc ông và con cháu họ Nguyễn "vươn đôi tay dài" đến tận mũi Cà Mau. Biến một vùng đất khô cằn và ngập úng thành một vùng trù phú, tốt tươi; xây dựng cơ ngơi mang tinh thần thoáng mở từ kinh tế cho đến văn hóa và tư duy.
Trên vùng đất mới, những lưu dân Việt mà phần lớn bị đưa đẩy từ cuộc chiến tranh đã biết phát huy tính tò mò, trí sáng tạo và óc cởi mở, tiếp nhận những điều mới mẻ để rồi từ giã những gì mang tính truyền thống ngàn năm xem ra không còn phù hợp nơi đất khách quê người. Với tư duy năng động, các chúa Nguyễn đã nhanh chóng nắm bắt những gì đang diễn ra trên mảnh đất từ Thuận - Quảng trở vào để định hướng và đưa nó vào quỹ đạo, tạo nên sự đột phá phi thường.
Vượt qua sự ràng buộc của các định chế phong kiến từng tồn tại hơn 6 thế kỷ trên đất nước ta, các chúa Nguyễn đã xóa bỏ tư tưởng ức thương để Đàng Trong có một nền kinh tế hàng hóa đầy năng động. "Trọng nông", rất đúng với bản chất của nền kinh tế phong kiến, không thể phủ nhận giá trị của nó. Song, từ thời hậu Lê, chính sách ức thương đã kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước trong một thời gian dài, làm
giảm đi tính chất sầm uất và nhộn nhịp của các đô thị được hình thành từ thời Lý - Trần và những bạc dịch trường nổi tiếng. Với chính sách thoáng mở, các chúa Nguyên đã tạo điêu kiện cho việc buôn bán giao thương ngày càng phát triển và lấy đó làm cơ sở kinh tế, xã hội cho sự tồn vong của chế độ Đàng Trong.
Trong bối cảnh thế giới và khu vực đang xúc tiến họat động giao thương mạnh mẽ, đặc biệt là sự tiếp xúc Đông - Tây, đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho những chủ trương của nhà cầm quyền Đàng Trong thực thi chính sách "mở cửa" của mình. Trước sự tác động của những nhân tố khách quan từ bên ngoài, các chúa Nguyễn đã chủ trương mở rộng cửa tiếp đón thương thuyền các nước vào buôn bán ở Đàng Trong, thậm chí còn chủ động gọi mời, kể cả những việc làm trong khuôn khổ ngoại giao có lợi cho hoạt động thương mại.
Giao thương quốc tế và khu vực thế kỷ XVII - XVIII diễn ra mạnh mẽ, có sức cuốn hút kỳ lạ đối với những quốc gia nằm sát cạnh biển Đông. Đàng Trong nhanh chóng trở thành nơi tụ hội, điểm dừng chân cũng như trung tâm chuyển khẩu đối với các đoàn thương thuyền quốc tế. Mặc dầu hàng hóa ở Đàng Trong chưa phải là những