- Tính độc quyền thương mại không triệt để của chính quyền chúa Nguyễ nở Đàng Trong
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH GIAO THƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XỨ ĐÀNG TRONG
3.2. TÁC ĐỘNG VỀ MẶT KINH TẾ
Đại Việt là quốc gia có bờ biển dài. Sườn đông của đất nước có hình chữ S hầu hết tiếp giáp với biển. Thế nhưng, vốn từ lâu nước ta không có nền kinh tế thương mại và hàng hải phát triển. Cư dân chỉ quen thuộc truyền thống đánh bắt hải sản ven bờ. Sự hiểu biết của người Việt về địa lý, lịch sử, kinh tế các nước trên thế giới và ngay cả những nước trong khu vực còn rất hạn chế. Tư tưởng "nhất nông" vẫn cố hữu trong quan niệm con người xuyên suốt nhiều thế kỷ; công thương nghiệp được coi là ngành kinh tế phụ, không cơ bản, ít được chú ý. Nền sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Đó là những lý do làm cho kinh tế ngoại thương nước ta chưa từng đóng vai trò thực sự nổi bật trên thương trường khu vực và thế giới, ngoại trừ Vân Đồn một thời đã khá sôi động với tàu bè nhiều nước trong khu vực đến trao đổi bán mua.
Cho đến thế kỷ XVI, việc buôn bán giữa Việt Nam với các nước trong khu vực vẫn chưa được phát triển. Chỉ trừ một bộ phận nhỏ vương quốc Phù Nam và Champa - bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là trường họp ngoại lệ. Vùng đất Đàng Trong định hình trên phần đất Champa và một phần của lãnh thổ Phù Nam, đây là hai quốc gia cổ có văn hóa "hướng ngoại", "hướng biển". Óc Eo là thương cảng quốc tế nổi tiếng một thời của Phù Nam, đã từng chi phối con đường hương liệu băng qua khu vực Đông Nam Á. Cảng Chiêm (Kẻ Thử), cảng Thi Nại là những trung tâm đã từng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thương mại quốc tế ở các thế kỷ VIII- IX. Như thế, người Phù Nam và người Champa đã từ lâu từng tham dự và biết dấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế trên biển. Tuy nhiên, với những lý do khác nhau, các cảng thị của Phù Nam và sau đô là các cảng thị của Champa đã mất đi vai trò ngoại thương của nó. Đàng Trong của các chúa Nguyễn tuy không thừa hưởng trực tiếp tiền đề cơ sở vật chất của những lớp người đi trước để lại, nhưng đã ít nhiều thừa hưởng được cái tinh thần phóng khoáng, tính hướng ngoại của nền văn hóa địa phương để nhanh chóng phát triển một nền kinh tế đối ngoại có tiếng trong khu vực.
Nằm trên trục thương mại đường biển quốc tế, lại có lợi thế nằm cận kề cửa ngõ miền Nam Trung Hoa, nên một số thương cảng Việt Nam lúc bấy giờ ở Đàng Trong
cũng như Đàng Ngoài có vị trí nhất định trong việc nối thị trường Đàng Trong với mạng lưới thương mại quốc tế và khu vực.
Nhận thấy lợi ích của thương mại, không bao lâu sau khi đặt chân lên vùng đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng và kế đó là Nguyễn Phúc Nguyên đã đề ra một chiến lược kinh tế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đó là chiến lược phát triển nền kinh tế lấy thương mại làm trọng tâm, thi hành chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa, coi ngoại thương là một trong những cơ sở kinh tế chính yếu phục vụ cho lợi ích của chính quyền Đàng Trong. Chính sách đó tỏ ra rất thích ứng với xu thế thời đại và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng đất mới mẻ này, mà tác dụng của nó có ý nghĩa mở đường cho kinh tế ngoai thương phát triển. Đến lượt nó, sự phát triển của ngoại thương có tác động kích thích sự phát triển đối với những cơ sở kinh tế tạo ra nó. Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thương mại Đàng Trong nói riêng trong các thế kỷ XVII - XVIII chịu sự chi phối mạnh mẽ của hoạt động kinh tế đối ngoại hơn là tác nhân nội tại khác.
Sự tham gia của nhiều nước trong khu vực và một số nước phương Tây vào thị trường Đại Việt - Đàng Trong đã làm cho nền kinh tế ở đây trở nên khởi sắc. Đàng Trong đã xuất khẩu được nhiều hàng hóa vốn trước đó chỉ cung cấp cho thị trường nội địa như tơ lụa, đường, hồ tiêu, kỳ nam, yến sào, lúa gạo, càu khô và các loại lâm, thủy sản khác. Vào thế kỷ XVII, Thuận Hóa chỉ là một vùng đất nông nghiệp nghèo nàn và nhỏ hẹp, vì thế Đàng Trong luôn phải nhập lúa gạo từ Xiêm và Cao Miên. Một lý do khác nữa khiến một bộ phận dân cư phải sống bằng nguồn lương thực ngoại nhập, đó là việc buôn bán với người Nhật, người Hoa thịnh đạt nên người dân Thuận Hóa và cả vùng Quảng Nam rất chú trọng việc sản xuất cho thị trường tơ lụa và đường của Nhật Bản. Nhiều diện tích trồng trọt giành cho cây dâu tằm và mía thay cho cây lúa. Điều này đã tạo nên lợi ích mới trong kinh tế nông nghiệp cũng như phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngoại thương. Tuy nhiên, những tác động ngược chiều đôi lúc cũng diễn ra. Vào năm 1636, chỉ một vụ lúa thát bát, vua Cao Miên lập tức cấm xuất khẩu lúa gạo, và hậu quả là Thuận Hóa bị đói to vào năm sau. Tình trạng chuyên canh trong nông nghiệp vì mục đích thương mại của chính quyền Đàng Trong chỉ thực sự có ý nghĩa lâu bền khi Đàng Trong đã khai thác được đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỷ
XVIII. Phải chăng nhu cầu phát triển thương mại trở thành một trong những động lực thúc đẩy hơn nữa công cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Ngoài việc cung cấp lương thực cho vùng Thuận - Quảng, các chúa Nguyễn còn khai thác tiềm năng của vùng đất mới Nam Bộ, mở thêm những thương cảng Hà Tiên, Nông Nai, Bến Nghé,... với chức năng là hải cảng "vệ tinh" phục vụ cho hoạt động thương mại mang tính quốc tế của cảng thị Hội An.
Những đòi hỏi của thị trường xuất khẩu bước đầu có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong nền sản xuất tại Đàng Trong. Chẳng hạn trong kỹ nghệ đường, đã hình thành một hệ thống sản xuất theo hộ chuyên biệt hóa với các hộ trồng mía, chuyên ép mía, chuyên nấu nước mía thành đường phèn, đường phèn, đường cát mịn, đường phổi,...Việc gia tăng sản xuất đường mía kéo theo sự ra đời và phát triển của ngành sản xuất gốm địa phương, chuyên cung cấp chum vại để phục vụ theo yêu cầu của kỹ nghệ đường. Nhu cầu thị trường đường mía cũng góp phần hoàn thiện hơn kỹ thuật nấu đường, cho ra sản phẩm vừa ngon lại vừa trắng, đẹp đảm bảo yêu cầu khách hàng khó tính nước ngoài. P. Poivre cho biết: "Tất cả những công việc tinh chế đường đều đơn giản và đi đến cùng thì hoàn toàn giống những nhà mảy đường ở Mỹ của
chúng ta. Duy chỉ có là họ chưa biết cách dùng máy ép bằng guồng nước, họ chỉ dùng
sức trâu để quay bàn ép[218, tr.240].
Trong sản xuất tơ lụa, sự chuyên biệt hóa cũng diễn ra giữa hộ trồng dâu nuôi tằm với kéo tơ hay dệt lụa. Để đảm bảo nhu cầu của thị trường, kỹ thuật sản xuất có những tiến bộ nhất định. Về lĩnh vực này, P. Poivre nhận xét: Người Đàng Trong bắt đầu nhận thấy lợi ích của tơ lụa trước đây đã từng lơ là nhiều. Nhưng, hoặc vì không
biết, hoặc vì kém trí khôn về những máy móc, nên họ chưa đạt được đến kết quả là biết
chọn lựa các thứ loại để dệt nên những hàng có phẩm chất đặc biệt. Do đó hàng tơ dệt
của họ nhiều lỗ hỏng, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn P. Poivre lại cho biết: "Tôi đã
mua được một tấm xa - tanh trắng dệt rất đẹp, chắc chắn rằng những người thợ này
sau này sẽ dệt được những tấm hàng tơ rất tốt nếu việc buôn bán của người châu Âu
Bên cạnh nên nông nghiệp chuyên canh, nhiều sản phẩm nổi tiếng của vùng đất từ Thuận Hóa, Quảng Nam đến Phú Yên, Nha Trang và sau đó là của vùng đất Nam Bộ đã trở thành những hàng hóa lưu thông trong nước và ngoài nước. Nhu cầu thương mại, sự cạnh tranh buôn bán đã nâng cao năng lực thiên nhiên và con người. Sản phẩm của tự nhiên cũng như sản phẩm thủ công do con người Đàng Trong tạo ra đã trở thành những mặt hàng có giá trị và được nhiều thị trường khu vực và thế giới ưa chuộng, phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Tơ lụa thì "hơn hẳn Trung Quốc về phẩm chất và tinh tế", đường phèn thì "tinh khiết, trong suốt và phẩm chất tốt", "vàng thì luôn đứng đầu danh sách các sản phẩm Đàng Trong", kỳ nam mà "đem chôn dưới đất sâu chừng năm chân thế mà vẫn ngửi thấy hương thơm", ở cảng thị Hội An thì "có mấy trăm loại hàng" được đem ra bán,... Chính ngoại thương đã đưa sức sống kinh tế xã hội của cả vùng đất mới này phát triển nhanh chóng, và về một số mặt nào đó còn mạnh hơn cả vùng đất cổ Đàng Ngoài. Điều đó cho phép chúng ta khẳng định rằng,
kinh tế Đàng Trong không hoàn toàn mang đặc điểm của một nền kinh tế tự cung, tự
cấp, những đặc điểm đó bị phá vỡ dần bởi sự phát triển của sản xuất hàng hóa mà động lực của nó là sự phát triển của nền thương mại.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền thương mại, Đàng Trong nhanh chóng trở thành một vương quốc cường thịnh, một trung tâm thương mại lớn của Đông Nam Á. Việc cung cấp cho người Nhật Bản, người Trung Hoa và cho cả các nước phương Tây những sản phẩm của địa phương cũng như tái xuất cảng hàng hóa của các nước khác,
vị trí kinh tế Đàng Trong được củng cố hơn nhiều.
Sự phát triển kinh tế Đàng Trong, trực tiếp là sự phát triển của ngoại thương cùng với chính sách khai mở của chính quyền chúa Nguyễn là cơ sở và tác nhân bên toong rất quan trọng, dẫn đến sự xuất hiện của một loạt đô thị như Phú Xuân, Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn, Nông Nại, Mỹ Tho, Hà Tiên, Ba Thắc, Bến Nghé.
- Đô thị Phủ Xuân là đô thị chính trị - thủ phủ của chính quyền chúa Nguyễn,
nằm ở phía bắc của Đàng Trong. Quá trình lựa chọn nơi đặt lỵ sở kéo dài hơn 100 năm cũng là quá trình nhích dần về về nam từ Ái Tử, Trà Bát, Dinh Cát, Phước Yên, Kim Long rồi đứng chân tại Phú Xuân bên bờ sông Hương, núi Ngự. Đó cũng là quá trình
nâng dần tầm vóc miền đất đứng chân từ dinh (1558) đến phủ (1626) rồi đô thành
(1744). Phú Xuân được Lê Quý Đôn miêu tả: "...ở trên thì các phủ thờ Kim Long giục
thì cung phủ hành lang, dưới thì nhà cửa ở Phủ Ao.(...)ở thượng lưu về bờ nam có phủ
Dương Xuân và Phủ Cam. Ở trên nữa có phủ tập tượng; lại dựng điện trường lạc,
hiên Duyệt võ, mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ, mà giải võ, tường bao quanh, cửa
bốn bề, chạm khắc vẽ vời, khéo đẹp cùng cực. Các nhà đều lát nền bằng đả, trên lát
ván kiên kiện, (...). Cây to bóng mát, tả hữu thành hàng. Thuyền buôn bản, đò dọc
ngang, đi lại như mắc cửi" [82, tr.l 12].
- Cảng thị Thanh Hà là một đô thị cảng (cảng thị). Khác với Phú Xuân, đô thị
Thanh Hà cũng như Nước Mặn, Nông Nại, Mỹ Tho, Hà Tiên và Ba Thắc là những đô thị với kết cấu đặc trưng bao gồm một thương cảng tấp nập, một khu phố phường nội thị đông đúc, một mạng lưới chợ, và các làng thủ công dày đặc xung quanh; trong đó, yếu tố phổ - cảng là đặc trưng nhất.
Làng Thanh Hà nằm bên tả ngạn sông Hương, được thành lập vào thế kỷ XVI (nay thuộc thôn Minh Thanh và một phần nhỏ của làng Địa Linh, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, trên bến dưới thuyền, ngay từ khi mới thành lập, Thanh Hà là nơi tụ hội của một chợ làng. Sự lớn lên của thương nghiệp Thanh Hà đồng thời với sự phát triển của cát cứ chúa Nguyễn. Nhờ sớm tiếp xúc với thương nhân nước ngoài, nhất là người Hoa, Thanh Hà trở thành một cảng thị sầm uất của miền Thuận Quảng.
Vào thế kỷ XVII, phố Thanh Hà chỉ có 2 dãy nhà lợp bằng tranh đơn sơ nằm phía Tây con đường làng, hướng mặt ra phía bờ sông. Đến năm 1700, họ mới được phép xây dựng khang trang hơn, bằng gạch, lợp ngói. Phố gồm cửa hàng, đại lý xuất nhập khẩu và cả nhà cho thuê giành cho thương khách.
P. Poivre có đi khảo sát khu phố Thanh Hà vào giữa thế kỷ XVIII đã ghi lại:
"Vào mùa mưa, các phố chật hẹp, lầy lội, chỉ có phố hay khu Trung Hoa có một lối đi
rộng và lát gạch. Dọc hai bên đường người ta dựng lên những nhà gạch lợp ngói khá
bán. Cuối thế kỷ XVII, Hoa thương được chúa Nguyễn cho phép định cư ngày một đông. Họ lập phô xá buôn bán lâu dài (gọi Đại Minh Khách Phố).
Cảng Thanh Hà là một cảng sông (sông Hương), cách cửa biển Thuận An chừng 10 km, là nơi có lòng sông rộng, nước sâu, thẳng bờ, kín gió. Cảng thị Thanh Hà tuy không lớn bằng Hội An, song đây cũng là một khu đô hội của xứ Thuận Hóa, cửa ngõ thương nghiệp của đô thành Phú Xuân trong hai thế kỷ XVII - XVIII.
Cảng thị Thanh Hà phát triển dần theo thời kỳ thịnh vượng của thương nghiệp Đàng Trong rồi dừng lại cuối thế kỷ XVIII. Đầu thế kỷ XIX, dáng dấp khu phố vẫn còn giữ lại được, song hoạt động thương nghiệp Thanh Hà bước vào thoái ừào. Nguyên nhân chính là do quá trình bôi đáp mạnh ở vùng ven sông và côn nôi giữa sông. Cảng thị Thanh Hà tàn lụi thay thế vào đó là cảng thị Bao Vinh (hình thành đầu thế kỷ XIX) cách đó chừng lkm về phía nam, gần với trung tâm Phú Xuân hơn.
- Cảng thị Hội An nay là phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Hội An là cảng thị lớn nằm ở cửa sông Thu Bồn, phía đông nam cách thành phố Đà Năng chừng 30 kin, cách dinh trấn Quảng Nam - thủ phủ thứ hai của Đàng Trong khoảng 8 km. Cảng thị Hội An bắt đầu hình thành cuối thế kỷ XVI đầu XVII, cảng nằm sát biển, cách cửa biển Đại Chiêm khoảng 5 km nên người ta còn gọi là cảng biển, nay đã lùi sâu vào đất liền. Hội An đồng thời cũng là một cảng sông thuận lợi, có thể nối với nhiều địa phương bằng hệ thống chi nhánh của sông Thu Bồn. Vốn được thiên nhiên ưu đãi, trên bờ biển Hội An chỉ dài hơn 1 dặm, người ta đếm được hơn 60 nơi đậu, dừng chân của các thương thuyền.
Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thì Hội An trở thành đô thị cảng sầm uất và thịnh vượng bắt đầu tò thế kỷ XVII. Tại đây, thương thuyền Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp,... đến buôn bán. Trong đó, thương thuyền Nhật Bản và Trung Quốc đến sớm và hoạt động mạnh nhất. Bom nhận xét : "Người Tàu và người Nhật là những người làm thương mại chính ở xứ Đàng
Trong tại một chợ phiên họp hàng năm ở một hải cảng và kéo dài tới chừng bốn tháng,
[23, tr.89]. Theo ông, "Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam. Người ta cập
bến bằng hai cửa biển: một gọi là Turon (Đà Nẵng) và một gọi là Pulluciambello ( Hội An) [23, tr.91]. Thậm chí họ còn tự nguyện ở lại Hội An để mua sắm hàng hóa cho thuyền mình để sang năm tới chở về. Họ được các chúa Nguyễn chấp nhận, cho phép cư trú lâu dài.
Thương nhân Thomas Boyear đến Hội An khoảng tháng 8.1695 cho biết: "Phố
Hội An cách biển 3 dặm Anh, một đường phổ dọc theo bờ sông, hai bên nhà cửa san