Quá trình giao thương giữa Đàng Trong với các nước trên thế giới chủ yếu di ễn ra trên phạm vi lãnh thổ Đàng Trong

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 97 - 102)

Trong hai thế kỷ tồn tại, chính quyền Đàng Trong đã phát triển mối quan hệ thương mại với nhiều nước, và trên thực tế chúa Nguyễn cũng đạt được những mục tiêu nhất định về kinh tế lẫn chính trị - quân sự.

Thông thường khi nói đến ngoại thương, người ta thường nói đến những hoạt động buôn bán mang tính hai chiêu, có xuât và có nhập, có tàu buôn ngoại quôc đen nước mình buôn bán và đồng thời tàu buôn trong nước cũng xuất dương buôn bán với các nước bên ngoài. Nhưng quá trình giao thương giữa Đàng Trong với các nước trong khu vực cũng như với phương Tây diễn tiến không hoàn toàn theo phương thức phổ biến ấy. Ngoại thương ở đây hầu như chỉ mang tính một chiều, đặc điểm này càng được thể hiện rõ nét hơn trong quan hệ buôn bán với các nước phương Tây.

Hầu hết các nguồn tư liệu của giáo sĩ, thương nhân nước ngoài đã từng đến Đàng Trong đều phản ánh thực trạng này. Họ ghi chép về không khí buôn bán tấp nập của tàu thuyền ngoại quốc khi cập bến Hội An, các loại hàng mà họ mang tới, hoạt động thu mua hàng hóa, chuyên chở hàng để đem bán ở những nước khác, lãi suất của những chuyến buôn,... Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa bắt gặp một tư liệu nào nói về hoạt động xuất dương buôn bán của thương nhân Việt Nam vào thế kỷ XVII -XVIII, ngoại trừ tác phẩm của nhà du hành Pháp gốc Bỉ thế kỷ XVIII là Jean Baptise Tavernier. Tavernier cho rằng, vào thế kỷ XVII có nhiều nhà buôn Việt Nam đến Batavia (Mã Lai) buôn bán [61, tr.69]. Kết luận của Tavernier bị không ít giáo sĩ, thương nhân nước ngoài phê phán vì quả thực không có tình trạng tư thương Việt Nam đi buôn bán ở các nước trong thời kỳ này.

Chúa Nguyễn cùng với thương nhân Đàng Trong chỉ chủ yếu trao đổi, mua bán với thương nhân nước ngoài trên địa phận lãnh thổ của mình. Một vài tư liệu ít ỏi cho

biết, vào thê kỷ XVII - XVIII có một bộ phận dân cư Đàng Trong buôn bán tại các trung tâm thương mại của Xiêm, Mã Lai, hoặc tại Cao Miên. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có kết luận chính thức về số Việt kiều sinh sống các nước đó, họ đã rời Đàng Trong trong bối cảnh nào, số lượng là bao nhiêu, song cần ghi nhận một thực tế là họ đã có mặt và hoạt động buôn bán tại một số trung tâm thương mại ở một vài nước trong khu vực và ít nhiều có mối quan hệ gắn kết với ngoại thương trong nước. Song, họ là những Việt kiều sống định cư chứ không phải là lực lượng có thượng thuyền hàng năm xuất dương từ Đàng Trong đến buôn bán với các nước bên ngoài.

Tuy nhiên, một điều cần khẳng định rằng, chúa Nguyễn Đàng Trong với lực lượng thương thuyền của mình đã vượt biển cập bến buôn bán tại một số nước trong khu vực. Hàng năm, chúa thường phái một hoặc hai chiếc thuyền, có lúc lên đến 4 chiếc đi đến một số nước để thăm dò tình hình và mua bán một số mặt hàng cần thiết. Điều này cho thấy, ngoài một vài tàu thuyền do nhà nước Đàng Trong "phái đi làm nhiệm vụ", trong những thế kỷ XVII - XVIII, không có một thương lái Việt nào có tàu thuyền đi buôn bán với các nước trên thế giới, kể cả trong khu vực.

Trong các bộ biên niên sử Việt Nam không hề thấy ghi chép một sự kiện nào phản ánh việc tư nhân Việt Nam vượt biển đi buôn. Du ký của các thương nhân và giáo sĩ phương Tây đến nước ta vào thế kỷ XVII - XVIII đều xác nhận thực tế đó. Bom viết: "Xứ Đàng Trong có nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng

tôi đã nói trước đây (khá sung túc - NTH). Vì thế dân xứ này không ưa và không có

khuynh hướng đi đến các nơi khác để buôn bản, cũng như họ không bao giờ ra khơi

quả xa đến độ không còn trông thấy bờ biển và lãnh thổ của Tổ quốc thân yêu của họ,

mặc dầu họ dễ dàng cho người ngoại quốc vào hải cảng của họ và họ thích thú thấy

người ta tới buôn bán trong lãnh thổ của họ, không những từ nước và tỉnh lân cận mà

từ cả những xứ rất xa" [23, tr.88].

Lý giải về hiện tượng giao thương mang tính một chiều của Đại Việt nói chung và Đàng Trong nói riêng, Alexandre de Rhodes một giáo sĩ sông lâu năm trên đất nước ta cho rằng, có ba nguyên nhân chính: Một là, người Việt Nam không biết nghề hàng hải, không biết dùng địa bàn, chưa hề đi xa bờ bể quá tâm con mắt nhìn thấy bờ hoặc

thấy núi. Hai là, thuyền Việt Nam không chống chọi lại được với sóng và bão thường xảy ra trong một chuyến đi dài, ván thuyền và các bộ phận thuyền không phải là đóng đinh hay đóng chốt vào nhau mà chỉ buộc với nhau, hàng năm lại phải buộc nối lại. Ba là, vì chúa không cho phép đi sang nước khác, sợ họ không trở về, nhà nước giảm nguồn thu thuế [218, tr. 182].

Thiết nghĩ, những lý do khiến người Việt Nam không xuất dương ra nước ngoài buôn bán mà A. Rhodes đưa ra là khá xác đáng. Người Việt từ lâu đã chịu sự ràng buộc mang tính truyền thống của pháp luật phong kiến. Ngay trong bộ Quốc triều hình luật của triều Nguyễn ở các điều 175, 176, 613, 614, 616,...đã nghiêm cấm việc dân chúng và quan lại tự tiện giao dịch, buôn bán với nước ngoài trong nội địa cũng như với các tàu buôn nước ngoài ở biển khơi, với các hình phạt từ phạt tiền, biếm (giáng chức) đến tội lưu (bắt đi đày) hoặc tội trảm (xử chém). Mặc dù vào thế kỷ XVII - XVIII, Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài đã có những chính sách mềm dẻo hơn triều Nguyễn sau này trong quan hệ giao thương với các nước trên lãnh thổ của mình, nhưng vẫn cấm vượt biển xuất dương kể cả mục đích buôn bán. Vì thế, hầu như người Việt không có kinh nghiệm về hàng hải, ngay cả người Đàng Trong sống trên mảnh đất vốn đã một thời nổi tiếng mậu dịch đường biển.

Nói về thuyền của người Đàng Trong thì đa số ý kiến đều như A. Rhodes phản ánh, song chưa thật chuẩn xác vì Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài đã từng chế tạo những chiếc thuyền đạt trình độ khá cao, đảm bảo khả năng vượt biển. Tuy thuyền buộc chằng bằng mây, buồm bằng giong tre, lợp lá, hình thù như cái tai mà P. Poivre đã miêu tả, nhưng thuyền đó chạy tốt và chống chọi được với gió, trọng tải của thuyền từ 100 đến 150 tonnô. Thuyền Nhật Bản và thuyền Trung Quốc lúc bấy giờ cũng không hơn gì thuyền của người Việt Nam [218, tr.184], nhưng họ vượt biển được là nhờ họ có nhiều kinh nghiệm về hàng hải hơn người Việt Nam. Rõ ràng ở đây kinh nghiệm hàng hải là quan trọng và nó cũng là một trong những lý do làm cho giao thương phát triển hay không phát triển.

Tuy nhiên, xem xét ở khía cạnh khác, chúng tôi cho rằng, nguyên nhân cơ bản của vấn đề trên là do kinh tế nước ta chưa phát triển đến mức làm nảy sinh nhu cầu mở

rộng quan hệ ngoại thương, không những chỉ tham gia buôn bán với các nước trên địa phận lãnh thổ của mình mà cần thiết phải cho tàu thuyền chở hàng hóa đi buôn bán ở các nước khác. Sản phẩm trao đổi của Đàng Trong trong các thế kỷ XVII - XVIII chưa nhiều, hầu hết là những sản phẩm của tự nhiên, còn những sản phẩm được sản xuất chủ yếu là đường và tơ lụa vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thương nhân nước ngoài đến Đàng Trong về số lượng lẫn chất lượng. Trình độ tổ chức sản xuất và kinh doanh mang nặng tính phong kiến gây nhiều cản trở cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của lực lượng sản xuất Đàng Trong chưa đủ sức để phá bung những

luật lệ cấm đoán xuất dương của chỉnh quyền phong kiến.

Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận, nền kinh tế Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII - XVIII có những bước chuyển biến đáng kể, song sự phát triển đó vẫn chưa đủ sức để tạo nên cơ sở kinh tế và xã hội cho việc hình thành tầng lớp thương nhân có khả năng thực hiện những chuyến buôn xa, tham gia trao đổi, mua bán tại các trung tâm thương mại của khu vực. Tầng lớp tư thương Đàng Trong còn ít vốn và phần lớn là do lực lượng phụ nữ đảm nhận. Trong cuốn Tình hình hiện tại của Đàng Trong và

Đàng Ngoài, và các vương quốc Cao Miên - Lào và Lạc Tho, M. Bissachère viết:

"Việc buôn bán được tiến hành bằng khối lượng nhỏ. Trong cả nước không được một

người buôn to hay cổ đủ sức buôn bán lớn, ít người cổ trên hai chiếc tàu" [38, tr.240].

Poivre cũng có ý kiến tương tự: "về phần buôn bản xứ này, thật ra có thể nói là dân xứ

Đàng Trong không phải là người giàu và buôn bán giỏi” [218, tr.229]. Hầu hết thương

nhân Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài sau khi tích lũy được một số vốn nhất định, thường không mở mang hơn nữa cơ sở kinh doanh hoặc dùng vốn để lũng đoạn thủ công, mà họ thường trở về quê hương xây dựng nhà cửa, tậu ruộng nương sinh cơ lập nghiệp theo lối địa chủ phong kiến. Cách thức làm ăn này vẫn tồn tại cho đến thời Pháp thuộc. Do đó, chúng ta có thể khăng định rằng, nền thương mại Đàng Trong ở các thế kỷ XVII - XVIII có những bước phát triển đặc biệt, nhưng sự phát triển đó lại thếu cơ sở kinh tế vững chắc. Đó là lý do cơ bản dẫn đến việc buôn bán hầu như chỉ chủ yếu mang tính một chiều, đơn phương.

- Một giai đoạn đầu tiên trong lịch sử, người Việt đã tiếp xúc khá thường xuyên với thương nhân phương Tây

Trong suốt chiều dài lịch sử trung đại, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Tư tưởng trọng nông vốn dĩ ngự trị lâu bền trong tư duy từ vua chúa cho đến thường dân. Tuy nhiên, song hành với nông nghiệp luôn có sự tồn tại của ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ở mức độ tự cung, tự cấp. Một khi nền kinh tế nông nghiệp có chiều hướng phát triển, thông thường kéo theo sự phát triển của công thương nghiệp. Vượt qua quỹ đạo của nền kinh tế phong kiến, kinh tế hàng hóa Đàng Trong đã từng bước xuất hiện, xã hội có nhu cầu trao đổi không những giữa các vùng miền mà còn có nhu cầu trao đổi với các nước bên ngoài.

Ngay từ thời Lý - Trần, các vị vua nước ta đã chú ý đến việc giao thương với các nước bên ngoài. Nhà nước đã thành lập các bạc dịch trường để tạo địa điểm thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi hàng hóa với thương nhân ngoại quốc; cho đúc tiền, đặt ra những đơn vị đo lường làm phương tiện trao đổi và lưu thông hàng hóa. Biển cả vốn là con đường giao thông quan trọng của nước ta, là mạch nối giữa Đại Việt và các nước xung quanh. Các cửa biển như Hội Thống, Cần Hải (thuộc Nghệ Tỉnh), Hội Triều (thuộc Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh) là những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài. Đó là những điểm quy tụ buôn bán bằng đường biển thời Lý -Trần. Trong đó, cảng Vân Đồn vừa là một quân cảng vừa là một thương cảng có dáng vẻ quốc tế của nước Đại Việt thời Lý - Trần. Tuyến đường biển thời bấy giờ đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy nền ngoại thương đất nước. Thuyền các nước như Diệp Điều (Giava), Thiện (Mianma), Thiên Trúc (Ấn Độ) đã từng cập bến trên các hải cảng nước ta [145, tr.209]. Bên cạnh đó, ở khúc biển miền Trung, các cảng thị Champa cũng một thời ngoại thương sầm uất.

Đến thời Lê sơ, mặc dù các vị vua nước ta rất cảnh giác trong việc canh giữ biên phòng quốc gia, đặt các trạm kiểm soát ở những vùng biên giới và các bến cảng. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định của chính sách ức thương, nhà Lê vẫn có những cố gắng để duy trì và phát triển giao thương với các nước bên ngoài. Thuyên bè các nước

láng giềng vẫn thường xuyên lui tới trao đổi, mua bán tại các bến Vân Đồn, Vạn Ninh,...

Vào thế kỷ XVI, những biến chuyển của tình hình thế giới có tác động mạnh đến tình hình khu vực châu Á, đặc biệt là sự ra đời hệ thống thương mại biển Đông. "Con đường tơ lụa trên biển" từ châu Á vòng qua châu Phi nối với châu Âu không những kích thích sự phát triển đến thịnh đạt của nền thương mại khu vực, mà trong bối cảnh đó, nó cũng tạo nên một nét khác biệt so với ngoại thương đã từng tồn tại trước đó trong nhiều thế kỷ. Lần đầu tiên trong lịch sử, bên cạnh phát triển quan hệ thương mại với các nước trong khu vực, người Việt đã tiếp xúc khá thường xuyên với thương nhân phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp. Đặc điểm này không mang tính cá biệt của Đại Việt Đàng Trong mà là đặc điểm chung mang tính thời đại của cả khu vực. Sự xuất hiện đối tác mới trong quan hệ thương mại có tác động nhất định đến sự phát triển của kinh tế thương mại cũng như trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội Đại Việt.

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)