Giao thương giữa Đàng Trong với các nước trên thế giới được tiến hành theo mùa m ậu dịch

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 112 - 115)

Mùa mậu dịch hay còn gọi là hội chợ được tiến hành một cách đều đặn hằng năm tại thương cảng quốc tế Hội An. Mùa mậu dịch dựa trên sự biến đổi khí hậu và thời tiết. Gió mùa mậu dịch Tây Bắc thổi vào các tháng 9, 10, 11, 12 thường gây mưa bão, gió Đông Bắc vào các tháng Ì, 2, 3, có tốc độ 3 - 3,5m/giây cũng xuất hiện trong trong

thời kỳ mưa rét ở Hội An. Gió mùa Đông Nam (gió mùa hạ) xuất hiện trong các tháng 4, 5, 6 trùng vào các tháng mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8.

Như vậy, thời tiết, khí hậu Hội An phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa lũ, gió, rét từ tháng 9 đến tháng 1 và mùa khô, mát từ tháng 2 đến tháng 8. Mùa khô là mùa thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động thương nghiệp ngoài trời, cũng là mùa biển lặng cho tàu thuyền vượt biển cập bến Hội An. Do đó hội chợ thường niên tại Hội An thường được diễn ra trong vòng 6 tháng của mùa khô (còn gọi là mùa mậu dịch). Trong mùa mậu dịch, hướng đi của tàu thuyền lại còn phụ thuộc vào hai hướng gió trong năm đó là gió Đông Bắc (gió bấc) và gió Đông Nam (gió nồm nam).

Những phương tiện tàu thuyền vượt biển thế kỷ XVII - XVIII mặc dù có những cải tiến đáng kể nhờ những phát minh về kỹ thuật hàng hải, song vẫn cứ phải chịu sự chi phối của thiên nhiên, của điều kiện gió mùa. Hầu hết thương nhân các nước đều nắm chắc quy luật hoạt động của thời tiết ở khu vực Đàng Trong. Những chiếc tàu bị đắm ngoài khơi phần lớn đều do không tuân thủ phương thức hoạt động của gió mùa. M. J. Buch đã ghi chép khá tỉ mỉ thời điểm cập bến và nhổ neo của thuyền buôn một số nước:

" Những tàu Hà Lan đi từ Batavia đến Đàng Ngoài hay Đàng Trong cũng phải

đợi khi gió mùa hạ (nồm nam) thì mới nhổ neo đi

" Lái Nhật cũng chờ gió mùa nồm nam để khởi hàng trở về Nhật và thường thì họ

nhổ neo vào quãng 20 tháng 7.

" Thuyền, tàu Nhật đi sang Việt Nam mất từ một tháng tới 6 tuần lễ.

" Lái Bồ Đào Nha khi đã chiếm được Ma Cao của Trung Quốc thì hàng năm cho

một hai chuyến tàu rời Ma Cao vào tháng chạp hay tháng giêng đi xuống miền nam

vào Đàng Trong, Đó là mùa gió mùa Đông Bắc" [218, tr.168].

Tsaitinlang cho rằng, tàu, thuyền Trung Quốc cũng như của Nhật đến vào vụ gió mùa Đông và đi vào vụ gió mùa Hạ. Natalis Rondot viêt: Về phía thuyền bè Việt Nam đi buôn bán với Batavia chẳng hạn thì cập bến Batavia từ ngày 15 đến 20 tháng 3 và rời khỏi Batavia để trở về từ 15 đến 20 tháng 5 [218, tr.186].

Như thế mùa mậu dịch của Đàng Trong kéo dài khoảng 6, 7 tháng. Thuyền buôn các nước bắt đầu đến Hội An từ các tháng đầu năm khi mùa Xuân về và kết thúc vào khoảng tháng 8, 9 khi gió mùa Đông Nam còn thổi và trước khi gió mùa Tây Bắc bắt đầu hoạt động báo hiệu mùa mưa bão sắp đến. Trong mùa buôn bán tùy hướng gió Đông Bắc hay là Đông Nam mà tàu thuyền xuất phát từ hướng Nhật Bản, Trung Quốc đổ về hay từ các nước Đông Nam Á ở phía nam đi lên Hội An. Và như thế, họ cũng lựa chọn thời điểm nhổ neo thích hợp với hướng gió thuận lợi cho tàu thuyền.

Mùa buôn bán không những phụ thuộc vào sự hoạt động của gió mùa mà còn phụ thuộc vào mùa sản xuất. Về đường chẳng hạn, khi tàu Pocock đến Đàng Trong tháng 12 năm 1764, mía chưa chặt nên giá rất đắt, nhưng về tháng 4 đến tháng 6, họ có thể mua đường rẻ hơn trước 40% [218, tr.187].

Sản phẩm bán ra của người Đàng Trong nhiều loại lấy từ miền núi rừng. Mùa khô cũng là mùa tìm kiếm sản phẩm quý, đi lại thuận tiện, việc chuyên chở hàng hóa không khó khăn bằng mùa mưa. Từ mạn miền núi hàng hóa đổ về Hội An bằng đường bộ, từ Nam Bộ chở ra bằng đường thủy, và ngược lại, các thương nhân có thể chọn lựa một số mặt hàng cần mua đem về bán trong khu vực địa phương của mình hoặc đem trao đổi ở một số chợ bến khác.

Giá cả cũng lên xuống theo mùa. Thông thường vào mùa mậu dịch hàng hóa sẽ đắt hơn mùa lưu động (mãn mùa mậu dịch), chẳng hạn năm 1744, giá vàng 1 thoi (10 lượng) trong mùa mậu dịch là 130 - 136 quan, có lúc đến 150 quan, nhưng mãn mùa mậu dịch hạ xuống còn 100 110 quan. Tuy nhiên, giá lên xuống còn do quy luật cạnh tranh ở thị trường và quy luật cung cầu. Cho nên có nhiều loại giá tại trung tâm thương mại Hội An như giá thỏa thuận, ép giá, giá chợ đen,...

Để thuận lợi cho việc buôn bán trong mùa mậu dịch, thương nhân các nước lập thương điếm tại Hội An hay thuê nhà khách lớn của người Việt hoặc người Hoa. Đó là nơi vừa buôn bán vừa là nhà kho, nhà nghỉ. Thương nhân Trung Quốc mở nhiều thương quán để đón khách buôn của họ theo địa chỉ quê quán đến Hội An. Người Hà Lan lập được thương điếm tại Hội An năm 1636, nhưng hoạt động chưa được bao lâu thì họ bỏ ra Đàng Ngoài. Người Anh, người Pháp luôn tìm cách giao thiệp với chúa

Nguyễn để xin lập thương điếm của họ. Khác với người Hà Lan, người Bồ buôn bán kiêm lời trước mặt nên họ không lập thương điếm tại Hội An và cũng không quan tâm đến việc lập thương điếm, việc trao đổi mua bán diễn ra trên khoang thuyền hoặc tại nhà khách.

Số lượng thương khách tại Hội An trong mùa mậu dịch đông, lại thuộc nhiều nước khác nhau, nên trong giao dịch, mua bán họ thường sử dụng hình thức "mãi biện" làm trung gian, môi giới. Người Bồ thường dùng người Nhật, người Hoa trong giao dịch với người bản xứ. Người Hoa, người Nhật, người Hà Lan thì tích cực dùng người Việt làm mãi biện. Hình thức này được sử dụng trong mùa mậu dịch lẫn thời mãn mùa. Trong giai đoạn mãn mùa, các viên thư ký tàu buôn thường ở lại, cùng với người làm môi giới đi giao dịch với chúa Nguyễn, một số quan lại và cả với những người sản xuất để đặt tiền trước với những mẫu hàng và giá cả thỏa thuận. Đây là hình thức bao mua. Với hình thức này thương nhân các nước có thể mua được đủ hàng, hàng tốt và rẻ hơn.

Giao thương tại Đàng Trong ở các thế kỷ XVII - XVIII xem ra còn phụ thuộc khá lớn những điều kiện của tự nhiên.

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 112 - 115)