0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ARDO 9: CÂY TRỒNG MỚI 1 XÁC ĐỊNH ARDO

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP " NHỮNG LĨNH VỰC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN " POT (Trang 72 -76 )

1. XÁC ĐỊNH ARDO

1.1 Mục tiêu quốc gia:

Đánh giá tiềm năng các cây trồng mới đem lại lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cho các nhà sản xuất, chế biến và quốc gia.

1.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đẩy mnh việc sử dụng các cây trồng đã tuyn chọn thông qua việc thực hiện nghiên cứu về nguồn gen, nhng giá trị sử dụng tiềm năng, khả năng thích nghi và kỹ thuật trng trọt.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Các loại cây trồng sử dụng mới: cây Dầu mè (Jatropha curcas L.), Cao lương (Sorghum bicolor), cây Jojoba (Simmodsia chinensis / / Simmondsia californica L.), cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) và cây Nghệ (Curcuma sp. L.) và cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris, Artemisia annua).

2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH 2.1 Giới thiệu 2.1 Giới thiệu

Mặc dù Việt Nam từ lâu đã có nền văn minh canh tác nông nghiệp và đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong sản xuất cây trồng, tuy nhiên có rất nhiều cây trồng chưa được tận dụng, trong sốđó có nhiều cây có giá trị cao trong quá trình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Hầu hết các cây trồng đều có thể sử dụng đa mục đích và có khả năng tạo thu nhập hoặc giảm chi phí cho các nhà sản xuất quy mô lớn và nhỏ. Ước tính Việt Nam chỉ dùng 15% tổng sản lượng nhiên liệu sinh học. Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng bị suy thoái, khí hậu thay đổi và tài nguyên thiên nhiên hao mòn, thì việc phát triển và sử dụng các cây trồng chưa được tận dụng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an toàn lương thực, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện nay, chỉ có một số rất ít các cây trồng mới đang được sử dụng để tạo thu nhập, tuy nhiên tiềm năng của các cây này rất tốt, đặc biệt ở các vùng đất khó trồng trọt không hấp dẫn các cây trồng khác. Hầu hết các cây trồng này đều có giá trị thực sự, chẳng hạn như sử dụng làm dược phẩm hay bổ xung dinh dưỡng, cải thiện đất bị thoái hoá, chịu được lửa và sâu bệnh

2.2. Đặc tính và triển vọng của ngành Diện tích trồng đang tăng Diện tích trồng đang tăng

Có rất ít dữ liệu về diện tích trồng các cây trồng mới.

Cây dầu mè:Đây là loài cây lấy gỗ lâu năm có thể nhân giống vô tính dễ dàng, thích ứng được các điều kiện sinh trưởng khác nhau ởđộ cao lên đến 900m, là loài cây chịu hạn cao, mọc nhanh ở những vùng đất khô cằn và đất nhiễm mặn. Loài cây này được trồng ở nhiều vùng khác nhau, từ Bắc vào Nam, đồng thời được dùng là dược thảo. Ngoài ra, có thể trồng loài cây để rào vườn, ruộng. Cây dầu mè Jatropha có thể

30.000 ha đất nhiễm phèn, mặn và 300.000 ha đất khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn phân bố rải rác từ Bắc vào Nam để bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên đất và nước. Ngoài ra, loài cây này có khả năng chống chịu lửa và sâu bệnh, nên có thể trồng làm hàng rào và băng cản lửa.

Cao lương (Sorghum): Vì là loài cây hàng năm C4, nó có khả năng chống chịu hạn cao (lượng mưa thấp đến mức 500 mm/năm), có khả năng chịu mặn (lên đến 0,6%) và chống chịu ngâp nước, khả năng kháng sâu bệnh tốt, nên loài cây này có thể trồng ở các vùng đất cằn cỗi, cây cao lương có giá trị cao trong phục hồi và bảo vệđất, bảo tồn và đa dạng hoá các hệ thống sinh thái nông nghiệp.

Cây bụi Jojoba: Là một loài cây gỗ lâu năm, có tuổi thọ tự nhiên ít nhất 100 năm và có thể trên 200 năm. Là loài cây có thể trồng trong vườn nhà trên tất cả các loại đất trên độ cao dưới 800m, trên khắp cả nước. Loài cây này có giá trị bảo vệ môi trường và đa dạng hoá nông nghiệp và có giá trị trong nghề trồng vườn và trồng hoa. Chùm ngây (Moringa): Là loài cây vườn nhà có thể trồng trên tất cả các loại đất trên

độ cao dưới 500m trên khắp cả nước. Chùm ngây được trồng phổ biến như một cây chủ yếu làm giá đỡ cho hồ tiêu leo ở Miền Nam từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Kiên Giang, Phú Quốc trong các khu vườn nhà và trong các khu rừng trồng. Loài cây này cũng được trồng ở một số vùng ở miền Bắc làm cây cảnh và cây che bóng. Loài cây này có giá trị bảo tồn môi trường và đa dạng hoá nông nghiệp và có giá trị trong nghề trồng vườn và trồng hoa.

Cây nghệ: Là loài cây có củ lưu niên, có khả năng chống chịu sâu bệnh, không cần phải trồng trên đất màu mỡ. Cây nghệ được phân bố rộng rãi và trồng dễ dàng trên độ cao dưới 1500m. Chỉ có nghệ C. longa L. được trồng vì mục đích thương mại kể cả trong và ngoài nước. Các loại khác chỉ là cây hoang.

Cây ngải cứu: Cây ngải cứu là cây dễ tính. Nó có thể trồng trên đất khô cằn và do đó cũng có giá trị bảo tồn đất và môi trường. Loài cây này được trồng khoảng 150ha tại Lạng Sơn và Quảng Ninh. Loài cây này chỉ yếu mọc dại ở vùng phía Bắc Việt Nam, đồng thời được trồng phổ biến trong các khu vườn nhà và vườn dược thảo để dùng làm thuốc gia truyền và rau. Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam cũng là một quốc gia lớn trồng cây ngải cứu đồng thời cũng là nhà sản xuất thuốc artemisinin.

Giá trị sử dụng

Cây dầu mè: (i) Sản xuất dầu diesel sinh học: Các nghiên cứu cho thấy sau khi trồng từ 2-5 năm đến 50-60 năm, thì cây này có năng suất 3-12 tấn hạt /ha. Hạt dầu mè chứa 30-60% dầu có thể chuyển đổi thành nhiên liệu dầu diesel sinh học nhờ quá trình este hoá. Các hạt dầu mè được ép, sau đó đem lọc lấy dầu. Có thể dùng dầu này làm nhiên liệu thay thế cho diesel trong các máy phát điện nhỏ chạy bằng dầu diesel.

(ii) Thuốc gia truyền: Lá, dễ cây, cành cây và dầu hạt có thể được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, như bệnh trĩ, chứng phù, bệnh sốt rét, giun sán, rắn cắn. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy cây này có chứa chất có hiệu quả chống bệnh ung thư và bệnh bạch cầu. (iii) Phòng chống sâu bệnh: độđộc tố cao của hạt dầu mè có khả năng dùng làm thuốc trừ sâu sinh học. (iv) Sản xuất xà phòng, vecni (dầu đánh bóng gỗ), chất glycerin, thuốc nhuộm

Cây Cao lương: (i) Cây Cao lương cho hạt làm lương thực. Năng suất 8 – 12 tấn/ha. Hàm lượng protein trong hạt là 28%, cao hơn protein trong ngô 10% và gạo 28%. Nhờ năng lực tái sinh cao, nên có thể thu hoạch cao lương 2-3 lần/mùa vụ. Cây này còn được dùng làm thức ăn gia súc: cành và lá có 2-3% protein và 0,2 – 0.5% lipit nên có thể dùng làm thức ăn cho các loài động vật nhai lại lớn và nhỏ. Năng suất thân lá làm thức ăn gia súc lên đến 20 tấn chất khô/ha nên là thức ăn hiệu quả cho các loài động vật nhai lại. Cây này có thể dùng làm vật liệu sản xuất giấy: 14 – 36 tấn chất khô/3-4 tháng với hàm lượng cenllulo đạt 50 – 60%. Nguyên vật khô có thể đwojc sử dụng để sản xuất thành bánh, bột, cồn, bia và thuốc nhuộm.

Cây Jojoba: (1) Dầu diesel sinh học; là nguồn cung dầu đặc biệt chất lượng cao có thể tái sinh: các động chạy bằng nhiên liệu jojoba ít gây ô nhiễm hơn, chạy êm hơn và lâu hơn, đồng thời cơ chế hoạt động giống nhưđộng cơ chạy bằng dầu diesel. Các nghiên cứu cho thấy sau khi trồng từ 4-5 năm, mỗi cây cho 13 kg hạt sạch, khô trên một cây (năng suất khoảng 5-13 tấn hạt/ha). Hạt già Jojoba chứa khoảng 3% nước, 15% protein, 42-58% chất ête mủ lỏng, 5-7% simmondsin (thuốc chống lại chứng thèm ăn) và lượng cân bằng cacbohydrat và chất xơ. (ii) Mỹ phẩm: chất sáp Jojoba: (hay còn gọi là dầu) được dùng làm nguyên vật liệu sản xuất ra một số chất sáp được điều chế bằng chất hoá học rất hữu ích trong công thức sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt loại mỹ phẩm chăm sóc da và thuốc dưỡng tóc. (iii) Thuốc gia truyền: dầu hạt cây jojoba cũng có thể được dùng để điều trị các chứng đau nhức và vết thương, đồng thời có thể sử dụng làm chất chống sủi bọt trong sản xuất thuốc kháng sinh và có thể dùng để điều trị các bệnh về da. (iv) Thức ăn gia súc: thức ăn chiếm đến 30% chất protein. (v) Các giá trị sử dụng khác: dùng để sản xuất nến, nhựa, chất chống cháy, dầu máy biến thế và dùng trong ngành công nghiệp da.

Chùm ngây: (i) Rau (là và cành cây non). (ii) Đồ gia vị và dầu ăn (hạt). (iii) Tinh dầu và nước hoa (hạt). (iv) Thuốc gia truyền (rẽ cây, quả,hoa, hạt và nhựa cây). (v) Sản xuất giấy (bột giấy thay thế nhập khẩu). (vi) Cây phù trợ: làm cọc cho cây tiêu và các cây khác.

Cây nghệ: (i)Tinh dầu. Rễ cây khô chứa 1,3 – 3,8% tinh dầu. Tinh dầu của mỗi loài được đặc trưng bởi một số chất đặc biệt. (ii) Thuốc gia truyền: dùng củ nghệ tươi chữa các bệnh về đường tiêu hoá, gan, chữa đau dạ dày, bổ máu, cầm máu. Củ nghệ còn được chế biến thành các sản phẩm chữa các bệnh về đường hô hấp (ho, suyễn, viêm phế quản, xổ mũi), các bệnh ngoài da (ngứa, ghẻ, gàu trên đầu), bôi lên vết thương để kích thích lên da non. Các chiết xuất có tác động diệt vi khuẩn. (iii) Các giá trị sử dụng khác. Dùng làm gia vị đặc biệt trong chế biến thức ăn và chất làm màu an toàn cho thực phẩm, và dùng để sản xuất nhiều loại mỹ phẩm.

Cây ngải cứu: (i) Thuốc: Cây ngải là thành phần thuốc thiết yếu của liệu pháp trị liệu kết hợp chất artemisinin (ACT). ACT được coi là một phương pháp điều trị chống lại bệnh sốt rét hiệu quả nhất, chữa bệnh sốt rét falciparum, xử lý biến thể sốt rét nghiêm trọng. Mức độưu việt của chất artemisinin so với các loại thuốc chống sốt rét khác đã làm cho liệu pháp trị liệu ACT trở thành một thành phần cốt lõi của phương pháp điều trị bệnh sốt rét falciparum. (ii) Tinh dầu tinh dầu chiếm 0,2-0,34% trong hàm lượng thực vật khô và lên đến 30% trong hoa có thể dùng giúp điều hoà kinh nguyệt, tăng cường hệ tiêu hoá, hạn chế chứng chảy máu tử cung. (iii) Các giá trị sử dụng khác. Lá cây và lông cành cây dùng để châm cứu. Lá cây và cành cây

thường được dùng để làm giảm bớt chứng metatar salgia. Dùng làm rau: lá và cành được nấu cùng với một số loại thực phẩm để tăng giá trị dinh dưỡng như nấu với gà, trứng… đồng thời có thể luộc như một món rau thông thường…

Giá trị tiềm năng

Cây dầu mè (Jatropha): Nhu cầu dầu diesel trong nước và quốc tế đang ngày càng tăng trong khi đó lượng dự trữ lại đang giảm. Năm 2005, Việt Nam đã nhập khẩu 5,4 tấn diesel (2 tỷđôla). Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hoá học và Chất Tự nhiên cho thấy cây này sẽ có tiềm năng sử dụng rất lớn nếu được trồng ở Việt Nam, tại các vùng đất khó trồng trọt và các khu đất khô cằn, để sản xuất nhiên liệu diesel sinh học và cho các mục đích khác. Hiện Việt Nam có một vài giống của cây này, gồm cả các giống không có độc tố. Ấn độ và Indonesia có kế hoạch đến năm 2010 sẽ sản xuất 7,5 triệu tấn diesel sinh học. Việc trồng kết hợp loài thực vật này với một số cây khác để phát triển các hệ thống nông lâm có giá trị biến đổi sinh thái, mang lại lợi ích kinh tế và được xã hội chấp thuận đồng thời thiết lập các hệ thống nông nghiệp đa tầng. Cứ 1.000ha cây dầu mè mang lại 45 cơ hội việc làm thường xuyên lâu dài và 840 cơ hội việc làm bán thời gian. Vì loài cây này không đòi hỏi nhiều đầu tư, nên chi phí sản xuất thấp, do đó phù hợp với nông dân nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Cây này có khả năng chịu hạn, chịu mặn và chịu sâu bệnh

Cây Cao lương: Là cây lương thực quan trọng đứng thứ 5 trên thế giới sau lúa, lúa mỳ, ngô và lúa mạch. Tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia của Trung tâm tài nguyên thực vật (thuộc Viện VAAS) hiện đang lưu giữ bảo quản 48 mẫu giống cao lương. Các giống này đã và đang được đánh giá các đặc điểm sinh nông học. Mỹ sản xuất cao lương lớn nhất thế giới. Mỗi năm Mỹ xuất khẩu sang Nhật hơn 4 triệu tấn. Hiện tại nhu cầu nguyên vật liệu dùng để sản xuất giấy, bia và rượu đang ngày càng tăng cả trong nước và quốc tế. Việt Nam có thể cạnh tranh nếu Việt Nam có thể sản xuất ra khối lượng sản phẩm có chất lượng phù hợp. Cây này có khả năng tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho những người nông dân nghèo hiện đang sống các vùng chịu nhiều thiệt thòi (vùng núi nghèo, vùng biên giới, vùng đất khô cằn, bán khô cằn và vùng nhiễm mặn ven biển) vì cây này yêu cầu đầu tư thấp, khả năng rủi ro thấp, có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện khó khăn và sâu bệnh.Cây này là một nguồn gen chịu được hạn hán, nhiễm mặn và sâu bệnh

Cây Jojoba: Dầu Jojoba là chuỗi chất ête dài có từ 36-46 nguyên tử các bon. Đặc tính vật lý của dầu jojoba là: có độ nhớt cao, ánh sáng cao, hằng số điện môi cao, tính ổn định cao và độ bay hơi thấp. Nam Mỹ đã xây dựng kế hoạch trồng thương mại để sản xuất chất diesel sinh học đến năm 2010. Trồng thương mại loài cây này có tiềm năng tạo cơ hội việc làm và thu nhập. Loài cây này cũng sở hữu nguồn gen chịu hạn, đất nhiễm mặn và chống chịu sâu bệnh

Cây Chùm ngây: Việt Nam nhập khẩu một khối lượng lớn bột giấy, trị giá tương đương 10 triệu USD. Việc phát triển cây cao lương sẽ góp phần tự cung tự cấp bột giấy, tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho nông dân nghèo: Cây này trồng được trên tất cả các loại đất, do đó nông dân cả nước có thể trồng trên đất vườn của họđể phục vụ nhiều mục đích. Cây này có nguồn gen giá trị chịu được hạn hán, chịu mặn và khả năng kháng chịu sâu bệnh

Cây nghệ: Số lượng nhỏ nghệ được xuất khẩu sang Singapore, Hong Kong và Nhật bản. Ấn độ trồng 130.000ha, xuất khẩu 20.000 tấn củ phơi khô. Việt Nam có khoảng 15 loài nghệ khác nhau. Nhu cầu về dược phẩm và mỹ phẩm sản xuất từ nghệ đang ngày càng tăng. Có thể chiết xuất các chất từ củ nghệđể sản xuất dược phẩm có giá trị chữa trị các bệnh nguy hiểm như ung thư và HIV. Củ nghệ phơi khô chứa 1.3 – 3.8% tinh dầu. Tinh dầu trong thân rễ mỗi loài nghệđều chứa những hợp chất chủ yếu đặc trưng riêng, nhưng tất cảđều có hợp chất curcuminoid, được coi như những curcumin có phổ kháng khuẩn rộng. Ở nước ta các loài chi nghệ có phổ phân bố rộng và có sựđa dạng loài và giống rất cao, đây là những nguồn vật liệu khởi đầu có giá trị cho chọn tạo giống và các mục đích nghiên cứu khác.

Cây ngải: Sản lượng ACT toàn thế giới năm 2004 ước đạt 25-50 triệu lượt điều trị. Nhu cầu liệu pháp trị liệu ACT năm 2005 ước đạt 131 – 219 triệu lượt điều trị. Sản xuất ACT từ khâu trồng cho đến thành phẩm mất từ 9 tháng đến 1 năm. Hiện nay, việc sản xuất artemisinin của các Công ty tại Việt nam không đáp ứng được tiêu chuẩn GMP. Trong tương lai, artemisinin được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP có thể là một điều kiện tiên quyết để kinh loại dược phẩm này

3 PHÂN TÍCH NGÀNH 3.1 Cấu trúc 3.1 Cấu trúc

Các hộ gia đình và quy mô

Hầu hết các loài thực vật (ngoại trừ cây lúa miến) đều được trồng trong vườn nhà hoặc để dại mọc tự nhiên.

Một vài mô hình trồng cây tạo thu nhập

Cơ sở hạ tầng của ngành

Kém phát triển – đầu tư ít vào quá trình xử lý cảở cấp trang trại và cấp thươngmại. Thị trường trong nước kém phát triển

Có ít các nhà xuất khẩu nguyên vật liệu và khối lượng các mặt hàng xuất khẩu thấp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP " NHỮNG LĨNH VỰC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN " POT (Trang 72 -76 )

×