2.1. Giới thiệu
Hoạt động sản xuất thức ăn gia súc thô xanh được tập trung vào cải thiện ngành sản xuất thịt và sữa từ gia súc ăn cỏ. Mục tiêu của ngành trồng cỏ luôn luôn gắn liền với mục tiêu phát triển của ngành chăn nuôi bởi vì thức ăn thô xanh là một trong những yếu tố chính quyết định đến năng suất vật nuôi, chiếm từ 60-65% giá thành 1 kg sản phẩm. Các sản phẩm phụ và các sản phẩm thô là chi phí phần lớn trong thức ăn gia súc và thường được bổ
xung bằng các loại thức ăn tinh (ngũ cốc, cám, quả) nhằm đạt được các mục tiêu cao của sản xuất (thịt, sữa, chất xơ...). Đối với hầu hết việc sản xuất bò thịt và sữa với các mức độ từ trung bình đến cao, cung cấp thức ăn – tươi; thức ăn khô và cung cấp khoảng 50-60% tổng mức tiêu thụ nguyên vật liệu khô (DM) mỗi ngày . Đôi với các hệ thống sản xuất khác (các loài động vật ngai lại và các hệ thống sản xuất đầu vào/đầu ra, hơn 75 lượng tiêu thụ vật liệu khô có nguồn gốc từ thức ăn gia súc tươi hoặc khô. Các loại thức ăn tươi và thô rất quan triọng trong hệ thống chăn nuôi thâm canh giúp thông báo thái trạng “đầy đủ” (Tập Dạ cỏ), tạo điều kiện cho các sê- ri các phản xạ, phản ứng hoá học và vật lý trong hệ tiêu hoá hiệu quả.
Trong nuôi dưỡng gia súc ăn cỏ, nuôi gia súc ăn cỏ đầu tiên phải nghĩ đến nuôi hệ vi sinh vật dạ cỏ và đểđảm một khẩu phần cân bằng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mọi hoạt động sinh lý, sinh hoá gia súc như duy trì, vận động và tạo sản phẩm (bào thai, sữa, thịt, lông, da…) thông thường ngoài thức ăn tinh (cám, củ, quả) gia súc ăn cỏ hướng sữa cần được cung cấp đủ lượng vật chất khô (VCK) là 50-55% từ cỏ xanh, thô trong tổng lượng VCK ăn vào hàng ngày và từ 75-80% cho gia súc nuôi hướng thịt. Nguồn thức ăn thô xanh đủ và đều không những cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi mà
còn đảm bảo cho gia súc đạt được trạng thái “no”(độ choán dạ cỏ) tạo điều kiện cho hàng loạt các phản xạ, phản ứng hoá học, lý học thực hiện trong quá trình trao đổi chất để tạo ra sản phẩm.
Về vai trò đóng góp vào sản phẩm quốc nội cho thấy không có số liệu phân tích thống kê chuyên ngành cho việc sản xuất thức ăn thô xanh hàng năm trong niên giám thống kê của nhà nước. Tuy nhiên giá trị nông nghiệp đóng góp là 25% GDP trong đó 77% bắt nguồn từ trồng trọt và khoảng 23% là từ chăn nuôi. Như vậy giá trị sản phẩm của ngành trồng cỏ cũng có ảnh hưởng gián tiếp và cũng đóng một vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của hộ nông dân và sản phẩm quốc gia thông qua sựđóng góp của ngµnh chăn nuôi.
Thực trạng của ngành sản xuất thức ăn thô xanh đặt trên cơ sở nông hộ với qui mô nhỏ lẻ và không đầu tư. Phần lớn việc sản xuất thức ăn thô xanh mang tính chất tận dụng (đất đai, lao động), tự cung tự cấp cho gia súc của chính nông hộ. Trong cả nước chưa có một cơ sở, trang trại nào sản xuất thức ăn thô xanh, sản xuất hạt giống mang tính chất thương mại, trừ một vài hộ nông dân sản xuất cỏ mang bán tự phát tại Đồng Nai và khu vực xung quanh thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù là ngành sản xuất nông hộ nhỏ nhưng cũng đã thu được một số thành tựu: - Diện tích trồng cỏđã tăng rất nhanh, năm 2005 ở vùng Đông Bắc đã tăng 68 lần so với năm 2001 (105 so với 7186 ha), vùng Bắc Trung Bộ tăng 50 lần (80 ha so với 4003 ha), tăng 3.4 lần vùng Đông Nam Bộ và tăng 3.2 lần ở vùng Duyên Hải Miền Trung . Bình quân tăng diện tích trổng cỏ trong cả nước là 87,3% năm 2005 so với năm 2001
- Từ những năm 1960 đến nay, ViÖt Nam đã nhập và chọn lọc được bộ giổng cỏ trồng rất phong phú về chủng loại và đã có hầu hết các giống cỏ trồng có đặc điểm năng suất cao, sử dụng cho các mục đích khác nhau như cho ăn tươi, chế biến dự trữ và có những giống cỏ chất lượng rất cao (cỏ họđậu). Về bộ giống cỏ cây thức ăn gia súc tuyển chọn đươc trong những năm qua không thua kém bộ giống cỏđang được phát triển rộng rãi ở Thái Lan, Malaisia và so sánh với các nước vùng Đông Nam Châu Á
- Bên cạnh sự phát triển về các giống cỏ trồng, một lượng diện tích khá lớn được chuyển sang trồng ngô dày làm TAGS (3071 ha, sản lượng 100 000 tấn/năm và đã khai thác được 229 700 ha đồng cỏ tự nhiên, sản lượng dự kiến 5 021 000 tấn/năm và các cây trồng khác như khoai lang, sắn để chăn nuôi gia súc
Tuy nhiên trong giai đoạn 2001 đến 2005 còn khá nhiều trở ngại mà ngành sản xuất TA thô xanh đang gặp phải:
- Tổng sản phẩm thô xanh được sản xuất ra năm 2005 là 30 385 700 tấn VCK trong đó chỉ có 925 000 tấn được sản xuất ra từ cỏ trồng và 29 598 000 tấn từ phụ phẩm nông nghiệp. Lượng thức ăn thô xanh mới chỉ sử dụng được 6 010 600 tấn/năm, trong đó có 5085 000 tấn đến từ phụ phẩm nông nghiệp. Như vậy lượng phụ phẩm nông nghiệp không được khai thác sử dụng còn quá lớn
- Phân tích khả năng cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn gia súc trong cả nước (Bảng 7)
cho thấy: Về số lượng thức ăn thô xanh năm 2005 mới chỉ cung cấp được 38% so với nhu cầu toàn đàn. Nếu dự kiến tăng diện tích trồng cỏ đến năm 2015 đạt 325000 ha thì mới cung cấp đươc khoảng 80% số lượng so với nhu cầu phát triển đàn gia súc. Trong khi đó một số lượng phụ phẩm nông nghiệp khổng lồ là rơm lúa và một số loại sản phẩm phụ khác khoảng 24 500 000 tấn chưa được triệt để khai thác sử dụng cho ngành chăn nuôi và còn bị vứt bỏ lãng phí
- Về chất lượng thức ăn thô xanh cung cấp cho gia súc: bình quân 1 kg VCK cỏ xanh đạt được 8.6 % protein thô và năng lượng trao đổi đạt 7.5-8 MJ/kg VCK. Bình quân hàm lượng protein trong 1 kg VCK sản phẩm phụ nông nghiệp sử dụng cho nuôi dưỡng gia súc mới đạt được khoảng 5.3% protein thô và 6.1 MJ ME/kg VCK. Trong khi đó theo nhu cầu dinh dưỡng và cân đối khẩu phần cho gia súc ăn cỏ, chất lượng thức ăn thô xanh cần phải đạt được khoảng 12% protein thô và 9.5-10 MJ ME cho 1 kg VCK.
- Như vây kể cả việc trồng cỏ năng suất cao và tận dụng sản phẩm phụ chất lượng cao như cây họđậu, thân lá sắn vẫn chưa thểđáp ứng được 50% nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần cho giai đoạn hiện nay và đến năm 2015. Do đó 2 giải pháp thiết thực là: nâng cao diện tích trồng cỏ thâm canh và thu gom chế biến cỏ và phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn thức ăn thô xanh đa dạng, chất lượng cao không thể tách rời nhau, cần được ưu tiên nghiên cứu và phát triển phục vụ ngành chăn nuôi
- Về sản xuất hạt giống cỏ trong cả nước mới đang trên con đường sản xuất tự phát, “tự cung tự cấp” là chính. Số lượng hạt giống cỏ hàng năm sản xuất ra chưa đủ cho việc phát triển cỏ của nông dân. Hàng năm một số lượng tiền khá lớn khoảng 1,5 tỷ chi dùng vào việc nhập hạt giống cỏ từ Thái Land, Indonesia, Australia và một số nước khác. Trong khi đó Việt Nam có rất nhiều lợi thế về khí hậu, lao động cho việc sản xuất hạt một số giống cỏ cho sản xuất và xuất khẩu như các nước Trung quốc, Thái Land, Indonesia, Pakistan
2.2. Đặc diểm và triển vọng của ngành công nghiệp Sản xuất và qui mô Sản xuất và qui mô
Bảng 1: Tăng diện tích trồng cây thức ăn gia súc (ha)
Thức ăn gia súc Ngô Khu vực 2001 2005 2001 2005 Đông Bắc 105 7.186 - 1.123 Tây Bắc 1.152 1.836 - 600 Đồng bằng sông Hồng 153 1.502 - 30 Trung Bắc Bộ 80 4.003 - 0 Trung Nam Bộ 770 3.935 - 0 Tay Nguyen 447 1.979 - 0 Đông Nam Bộ 1.719 5.617 - 1.318 Đồng bằng sông Cuulong 203 1.506 - 0 Cả nước 3.499 27.563 - 3.071
Nguồn: Các báo cáo cấp tỉnh
• Hoạt động sản xuất giống và cây trồng nguyên liệu làm thức ăn cho súc vật hiện nay mới chỉđáp ứng nhu cầu cho hoạt động cải tiến chế biến thức ăn gia súc qui mô nhỏ.
• Tổng sản lượng cỏ tươi và thức ăn thô năm 2005 đạt 30.385.700 tấn nguyên liệu khô. Trong đó, cỏ đạt năng suất đạt 925.000 tấn và hơn 29.598.000 tấn các sản phẩm phụ tận dụng từ sản xuất nông nghiệp.
• Sự tiêu thụ cỏ tươi và thức ăn thô đạt 6.010.600 tấn, trong đó 5.085.000 tấn là các sản phẩm nông nhgiệp phụ. Một lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp phụ chưa được sử dụng là tiềm năng để nâng cao việc sản xuất cỏ cho chăn nuôi gia súc.
• Bên cạnh đó, sự phát triển của các loại thức ăn qua chế biến cho gia súc cũng góp phần quan trọng đối với gia súc như ngô lai/ngô (3.071 ha cho năng xuất 100.000 tấn /năm), đồng cỏ
tự nhiên (229.700 ha, dự kiến sản lượng đạt 5.021.000 tấn/năm) và các cây lương thực khác như khoai lang, sắn cũng được sử dụng để chăn nuôi gia súc.
Nhu cầu chăn nuôi
• Năm 2005 sản lượng cỏ tươi và các sản phẩm phụ chỉđạt 38% tổng nhu cầu nguyên liệu khô
• Nếu diện tích trồng cỏ tươi đạt 325.000 ha vào năm 2015, sản lượng cỏ tươi và các sản phẩm phụ sẽ đáp ứng được 80% of tổng nhu cầu nguyên liệu khô cho tất cả các loài gia súc.
• Sản lượng các sản phẩm nông nghiệp phụ (chủ yếu là rơm, rạ) vẫn chưa được dùng đề chăn nuôi gia súc đang còn rất lớn
• Theo dự đoán 2015, ước tính mức độ sản xuất nguyên liệu khô, thành phần protein trung bình có trong cỏ tươi có thể tăng khoảng 8,6 % crud protein (CP) lên khoảng 12% CP và thành phần năng lượng chuyển hoá cũng sẽ tăng lên khoảng 8 MJME/kgDM lên khoảng 10MJME/kg DM
• Trong năm 2015, năng lượng chuyển hoá từ cỏ tươi và các sản phẩm phụ chế biến sẽ tăng khoảng 82% trong tổng số năng lượng chuyển hoá, lượng đạm cần thiết cũng mới chỉ cung cấp cho 2/3 nhu cầu protein cho gia súc.
• Thậm chí nếu diện tích trồng cỏ có kế hoạch mở rộng, song đàn gia súc của cả nước vẫn có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng và protein như giai đoạn những năm vừa qua nếu
như cách thức chăn nuôi trước đây không được thay đổi nhằm bổ sung thêm hàm lượng protein cho gia súc nuôi.
Bảng 1. Dự kiến phát triển đàn và nhu cầu về thức ăn thô xanh cho đàn gia súc 2005 - 2010
Số lượng đầu gia súc (1000 con) 2005 2006 2010 2015
Bò thịt 5.541 5.708 6.900 8.855
Bò sữa 104 118 202 300
Dê, Cừu (theo báo cáo của các tỉnh) 1.324 1.231 1.807 1.987
Tổng lượng thức ăn thô xanh (1000 tấn/năm)
Từđồng cỏ và các nguồn khác (ước tỉnh)
Tổng lượng VCK 9900 7300 6500 5300
Tổng lượng Protein (7%/ kg DM) 693 511 455 371
Tổng năng lượng trao đổi, 8 MJ/kg DM (triệu MJ), 79200 58400 52000 42400
Từ nâng cao cây thức ăn gia xúc
Tổng lượng VCK 925 3040 6180 11100
Tổng lượng Protein, 10%/kg DM 93 304 618 1110
Tổng năng lượng trao đổi, 9 MJ/kg DM (triệu MJ) 8325 27360 55620 999000
Từ phụ phẩm nông nghiệp
Tổng lượng VCK 5176 6037 7245 8976
Tổng lượng Protein, 10%/kg DM 310 362 435 540
Tổng năng lượng trao đổi, 9 MJ/kg DM (triệu MJ) 20704 30185 36225 44880
Sản phẩm phụ nông nghiệp chưa sử dụng cho chăn nuôi 24340 23140 14100 15300 Nhu cầu về vật nuôi (1000 tấn DM /năm )
Tổng lượng VCK 16000 16350 19900 25300
Tổng lượng Protein, 11 – 12%/kg DM của thức ăn gia xúc 1920 1960 2400 3040 Tổng năng lượng trao đổi, 9–10 MJ/kg DM của thức ăn gia
xúc (triệu MJ)
144000 147000 180000 228000
Tỷ lệ cung cấp cỏ xanh và thức ăn thô khô dùng cho gia súc (%) theo diện tích gieo trồng hàng năm và các sản phẩm phụ nông nghiệp dùng cho chăn nuôi
38.1 55.5 67.5 79.4
Tỷ lệ cung cấp chất đạm từ thức ăn thô cho gia súc (%) theo diện tích gieo trồng hàng năm và các sản phẩm phụ
nông nghiệp dùng cho chăn nuôi
1096 (57,1) (57,1) 1177 (60,1) 1508 (62,8) 3040 (66,4)
Tỷ lệ cung cấp năng lượng chuyển hoá từ thức ăn thô cho gia súc (%) theo diện tích cây trồng hàng năm và các sản phẩm phụ nông nghiệp dùng trong chăn nuôi.
108230 (75,2) (75,2) 115950 (78,9) 143850 (79.9) 187180 (82,1) Giá trị và thị trường
• Không có số liệu thống kê về giá trị sản xuất của cỏ tươi và thức ăn thô sản xuất hàng năm trong tổng GDP. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 25% tổng thu nhập GDP, trong đó chăn nuôi gia súc chiếm 23% GDP.
• Thị trường lớn nhất tiêu thụ các sản phẩm cỏ, cỏ giống và sản phẩm cỏ chế biến lad các vùng hăn nuôi gia súc lớn trong nước và một số nước trong khu vực.
• Hơn 5 năm qua, một số thị trường tiêu thụ cỏ hoạt động chủ yếu ở khu vực miền nam (ở Đồng Nai và một số khu vực lân cận thành phồ Hỗ Chí Minh). Việc tiêu thụ cỏ như sản phẩm hàng hoá dường như khá xa lạ với người trồng cỏ.
• Sản lượng cỏ ghi nê hay cỏ Pas (Panicum maximum TD58 hay Paspalum atratum) đạt 25 tấn DM (ở Miền Bắc) và 32 tấn DM (ở miền Nam). Với giá từ 1.400-1.500 VND/kg, Doanh thu mà nhà sản xuất DM có thể thu được từ 37,5 đến 45 triệu VND/ha. Lợi nhuận sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư khoảng từ 20-25 triệu đồng/ha còn lại từ 13 – 18 triệu đồng/ha.
Lợi thế so sánh
• Stylo có khả năng bảo quản trong các kiện hàng (15-20t DM/ha với 17-19% CP) đặc biệt
đối với các giống gia súc cao sản (bò, dê nuôi lấy sữa) phù hợp với mùa khô và mùa đông. So với giống cỏ Alfalfa nhập khẩu chi phí khoảng 230/tấn, chưa gồm thuế và chi phí vận chuyển (tương đương 3.600 đồng/kg), ngoài ra dự đoán, ước tính stylo (sau chế biến giá khoảng 2300-2500 đồng/kg).
• Có nhiều khu vực có điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp để trồng các cây họđậu làm thức
ăn chăn nuối gia súc và chi phí sản xuất ở Việt nam sẽ rẻ hơn mà lại có cùng chất lượng với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao nhập khẩu.
• Việc cải thiện các giống cỏ trồng chỉ là việc nhỏ, song để có nguồn lực để cải tạo các khu vực trồng cỏđất xấu thì rất quan trọng.
• Sản lượng và chất lượng của hầu hết các giống cỏ và cây làm thức ăn chan nuôi đều không cao so với các nước khác. Phần lớn là sử dụng loài cỏ voi, trong khi đó thì giống cỏ này mặc dù cho năng suất cao nhưng khả năng cung cấp protein rất thấp và thân cỏ phát triển nhanh và trở nên cứng làm cho khả năng tiêu hoá thức ăn bị chậm.
• Chu kỳ sản xuất cỏ thường từ 25-45 ngày, có thể tạo thêm thu nhập đều đặn cho người nông dân trồng cỏ và điều này khuyện khích họ quan tâm và trồng cỏ.
Chính sách của Nhà nước
• 16 tỉnh và thành phốđều có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo để phát triển loại hình chăn nuôi gia súc ăn cỏ hoặc chăn thả gia súc (ví dụ ở Yên Bái hỗ trợ 2.4 triệu; Hà Giang, 1.6 triệu, Hà Tây 5 triệu, Quảng Bình, 1.6 triệu, Bình Thuận, 2 triệu, KonTum, 0,5 triệu
đồng/ha. Tỉnh Quảng Trị là 150 triệu đồng và tỉnh Lâm Đồng là 100 triệu đồng. Tổng hỗ trợ
gồm:
Diễn giải số lượng Mức hỗ trợ
(đồng)
Tổng cộng (triệu đồng) Hỗ trợ kinh phí và giống để mở rộng diện tích trồng cỏ cao sản và các loại cây họđậu
Năm 2005-2010 154 ha trồng cỏ bổ sung 4 triệu/ha 616
Năm 2010-2015 144 ha trồng cỏ bổ sung 4 triệu/ha 576
nhập khẩu giống mới cho 10 trung tâm nghiên cứu