ARDO 7: CÂY HOA 1 XÁC ĐỊNH ARDO

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển " pot (Trang 55 - 57)

1. XÁC ĐỊNH ARDO

1.1 Mc tiêu quc gia:

Tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hoa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và góp phần nâng cao thu nhập và tính bền vững của các hệ thống trồng hoa đa dạng.

1.2 Phm vi R & D:

Nghiên cứu chọn tạo giống; xác định và bảo tồn nguồn gen có giá trị; xây dựng các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả, gồm kỹ thuật canh tác, xử lý sau thu hoạch, bảo quản và kéo dài tuổi thọ hoa sau thu hoạch; đồng thời xây dựng và xác định rõ các yêu cầu của thị trường, tiêu chuẩn chất lượng và các quy trình bảo đảm chất lượng

1.3 Tng quát:

Căn cứ nhu cầu thị trường và điều kiện Việt Nam, các giống hoa được phân nhóm theo mức độưu tiên dưới đây:

Ưu tiên cao: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền and hoa lay-ơn, hoa lan, hoa cẩm chướng.

Ưu tiên trung bình: hoa Ly, hoa chậu giống hoa trồng luống trong vườn. Ưu tiên thấp: hoa ly Cala, hoa đồng tiền và các giống hoa khác.

2 SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH 2.1 Giới thiệu 2.1 Giới thiệu

Phong trào trồng hoa và cây cảnh tại Việt Nam diễn ra tự nhiên và diện tích trồng hoa đang ngày càng tăng nhanh. Điều kiện môi trường phong phú giúp trồng các nhiều loài hoa nhiệt đới và ôn hoà, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh được bảo hộ. Hiện nay, lợi nhuận thu được trên một ha diện tích trồng hoa cao gấp 10-15 lần so với lợi nhuận thu được từ 1ha diện tích trồng lúa và cao gấp 7-8 lần lợi nhuận từ việc trồng rau. Gần 90% các loài hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, tuy nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng về mặt khối lượng. Việt Nam cũng nhập khẩu các giống hoa, đặc biệt trong các mùa lễ hội. Ngoài ra, dự đoán nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng nhanh 2.2 Đặc tính và triển vọng ngành Din tích trng hoa (2001-2010) Năm Diện tích (ha) 2001 8002 2002 8520

2003 8960 2004 9500 2004 9500 2005 13000

2010 16000 (ước tính)

• Diện tích đất trồng hoa và cây cảnh chủ yếu nằm ở các khu đô thị lớn như Hà Nội (2.270ha), Lâm Đồng (1.454ha), Vĩnh Phúc (1.067ha), Hải Phòng (955ha) và Thành phố Hồ Chí Minh (900ha)

• Gồm rất nhiều loài hoa như hoa hồng (chiếm 35% diện tích), hoa cúc (25-25% tổng diện tích), hoa lay-ơn (15%), hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, hoa lan, hoa huệ và hoa ly.

Các vùng trọng tâm

Vùng đồng bng sông Hng: khí hậu 1 năm có bốn mùa, rất thích hợp trồng các giống hoa và cây cảnh. Hoa được trồng trên khắp 11 tỉnh thành trên cả nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc). Các tỉnh có diện tích trồng hoa lớn gồm Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hưng Yên và Hà tây. Hoa cúc là loài hoa phổ biến nhất (chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa). Diện tích hoa hồng chiếm khoảng 35% tổng diện tích trồng hoa; và hoa đồng tiền chiếmkhoảng 10%.

Thành ph hoa Đà Lt có diện tích đất tự nhiên không lớn, tuy nhiên đây là một vùng có khí hậu ôn hoà tại một quốc gia nhiệt đới, nên Đà Lạt được coi là một vùng chuyên sản xuất cac loài hoa cao cấp như cúc, hồng, hoa cẩm chướng, hoa lay-ơn, hoa đồng tiên, hoa ly, hoa lan và các loài hoa nhập ngoại chất lượng cao khác. Diện tích, năng suất và các loài hoa tăng gấp 1,74 lần so với kế hoạch đề ra từ năm 1996 – 2000. Chỉ riêng năm 2000 đã thu hoạch được 25,5 triệu bông hoa. Tính đến năm 2000, diện tích trồng hoa đã tăng 32%/năm.

Vùng Đồng bng Sông Mêkông: Vùng trồng hoa này có khí hậu nóng ấm quanh năm, rất thích hợp cho các loài hoa nhiệt đới. Việt Nam có khoảng hơn 300 loài hoa lan chất lượng cao được sử dụng để tạo ra các giống hoa lan mới. Phong trào trồng hoa lan đang phát triển mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có các điều kiện thuận lợi cho việc trồng và kinh doanh các loài hoa lan nhiệt đới.

2.3 Tầm quan trọng của các loài hoa và Chính sách của Nhà nước Giá trị Giá trị

• Hoa và cây cảnh năm 2001: Doanh thu đạt khoảng 30 triệu USD, trong đó lợi nhuận ròng đạt 296 tỷđồng (tương đương 18,5 triệu USD), mang lại lợi nhuận trung bình 37 triệuVND/ha (2.320 USD) và đạt 60-70 triệu đồng/ha vào năm 2005.

• Theo số liệu từ 51 tỉnh/thành cả nước với diện tích trồng hoa từ 500m2 – 3000m2, lợi nhuận thu được từ sản xuất hoa cao gấp 10 – 15 lần so với sản xuất lúa và cao hơn 7- 8 lần so với trồng rau.

• Diện tích trồng 1 ha hoa cúc mang lại nguồn thu 130 – 140 triệu VND/năm, doanh thu do hoa hồng mang lại đặc biệt cao, đạt khoảng 150 – 160 triệu VND/năm. Hoa lan cũng đạt giá trị cao (3 triệu đồng/cây).

• Tỷ trọng ngành trồng hoa mang lại đạt 0,6% GDP.

Các thị trường

• Các loài hoa chiếm khoảng 10% thị trường xuất khẩu và 90% thị phần trong nước. Theo số liệu thống kê, doanh thu xuất khẩu năm 2004 đạt 10 triệu USD (khoảng 1% tống doanh thu xuất khẩu)

• Các quốc gia nhập khẩu hoa từ Việt Nam gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc. Trong tương lai, các thị trường xuất khẩu chính có thể là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Úc và các quốc gia Châu Âu

• Nhu cầu trong nước đang tăng và cho đến nay, cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu, đặc biệt trong các ngày lễ và các dịp lễ hội.

• Trị giá kinh doanh hoa tươi tại Việt Nam đạt khoảng 1USD/năm/người so với hơn 16USD tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Hà Lan và Ý. Khi thu nhập tăng, chi cho mua hoa cũng tăng.

Lợi thế cạnh tranh

• Phát triển các công ty sản xuất và xuất khẩu quy mô lớn (chủ yếu các công ty đầu tư nước ngoài) với các chi phí sản xuất thấp hơn các nước phát triển, có nghĩa là Việt Nam có khả năng cạnh tranh đối với một số giống hoa tại một số thị trường nhất định • Phần lớn hoa được trồng tự nhiên ngoài cánh đồng, nên cho chất lượng tương đối

thấp. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt nam trên trị trường xuất khẩu và làm cho giá thị trường trong nước cao

• Thiếu cơ chế đảm bảo chất lượng và đối với hầu hết các loài hoa, và nguồn giống tương đối hạn chế làm giảm lợi thế cạnh tranh của những bông hoa được trồng trên cánh đồng

• Lợi thế cạnh tranh chính là điều kiện môi trường. Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho hầu hết các loài hoa trên khắp cả nước. Điều kiện thời tiết ở phía Nam là nhiệt đới và á nhiệt đới ở Phía Bắc. Ngoài ra, còn có các vùng ôn đới thích hợp cho việc trồng hoa, như Sapa, Tam Đảo, Bắc Hà, Mộc Châu ở phía Bắc và Đà Lạt ở phía Nam

Chính sách của Chính phủ

• Chiến lược phát triển ngành trồng hoa là mở rộng diện tích trồng hoa, tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng hoa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tăng cường và hiện đại hoá các hệ thống trồng hoa

• Cần tăng cường chính sách cho ngành trồng hoa trong các lĩnh vực nhưđầu tư và các quyền đa dạng hoá một số giống hoa

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển " pot (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)