• Sản xuất hoa còn thâm canh thấp. Hoa được trồng tại 2 vùng chính: (i) vùng chuyên trồng hoa tại các vùng ngoại ô và các khu công nghiệp (chiếm 78% diện tích trồng hoa); và (ii) vùng hoa trồng luân canh với cây trồng khác. Diện tích hầu hết là nhỏ.
3.2 Cơ sở hạ tầng
• Tín dụng sẵn có và nguồn đầu tư nước ngoài lớn đã giúp phát triển nhanh chóng các hệ thống trồng hoa thâm canh
• Diện tích trồng hoa thâm canh có bảo vệ hiện vẫn còn tương đối nhỏ
• Tại nhiều thành phố lớn, có các cửa hàng hoa bán lẻ (Hà nội có 300 của hàng, tiêu thụ trên 1 triệu cành hoa mỗi ngày)
• Nhiều liên doanh quy mô lớn đã hình thành, chẳng hạn tại Đà Lạt có các liên doanh như Công ty Bonifarm, Công ty Hoa của Hàn Quốc, Công ty Thanh Sơn của Đài Loan và Công ty Hasfarm của Hà Lan với tổng diện tích 250ha và 100% vốn đầu tư nước ngoài). Các liên doanh này đã đạt được doanh thu xuất khẩu đáng khích lệ, tận dụng được chi phí sản xuất thấp tại Việt Nam (thấp hơn 30% so với chi phí của Hà Lan).
• Liên doanh với Hà Lan, một quốc gia xuất khẩu hoa lớn trên thế giới giúp cho các công ty của Hà Lan xuất khẩu hoa và cây cảnh quanh năm
• Các cơ sở thương mại khác như Công ty Hoa Lan Side và Side tại thành phố Hồ Chí Minh
• Tăng cường điều phối trong tổ chức và tiếp thị. Hiện tại, Đà Lạt có trên 1.000 người dân trồng hoa và trên 10 văn phòng, viện nghiên cứu và công ty liên doanh tham gia trồng hoa thương mại
• Có 41 nhà kính với công nghệ hiện đại, diện tích kho bảo quản lạnh rộng 600 m2 và hệ thống đóng gói, bảo quản và vận chuyển theo quy trình hợp lý.
3.3 Thị trường
• Theo phân tích của các chuyên gia Đài Loan và Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ hoa trên thị trường thế giới sẽ tăng nhanh, đồng thời Châu Á, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan và Malaysia sẽ là những nhà cung cấp hoa chính trong tương lai.
• Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa lên đến 16.000ha với 5 tỷ cành hoa, ước tính đạt doanh thu xuất khẩu 60 triệu USD vào năm 2010.