Đặc điểm ngành và triển vọng Diện tích trồng:

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển " pot (Trang 28 - 32)

2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH 1Giới thiệu

2.2Đặc điểm ngành và triển vọng Diện tích trồng:

Diện tích trồng:

Diện tích, sản lượng của các cây chính tại Việt Nam (2000-2005) Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Cây 2000 2005 2000 2005 Cà phê 562 491 802 767 Cao su 412 480 290 568 Điều 200 330 67 350 Tiêu 28 56 39 90 Mía 302 287 15.044 14.290

Bông 18 23 19 29

Dừa 161 132 884 972

Cocoa 4

Nguồn: Thống kê VN năm 2005

• Một số cây công nghiệp như chè, mía được trồng trên cả nước. Hầu hết các cây quan trọng (cao su, cà phê, điều, tiêu, bông và dừa) được trồng tại Miền Nam. Một số cây như cà phê, chè, tiêu, bông, dừa chỉ trồng được trên những loại đất phù hợp trong khi các cây khác có thể trồng được trên nhiều loại đất với tính chất cơ lý và hóa học khác nhau.

Cao su: Diện tích trồng chính (qui hoạch 2020) gồm: vùng Cao Nguyên Trung bộ (330.000ha), Vùng Đông Nam bộ (300.000ha) và vùng Ven biển miền Trung (70.000ha).

Cà phê: Diện tích khoảng 500.000ha tập trung tại vùng Cao Nguyên Trung bộ, một phần ở Vùng Đông Nam bộ và một diện tích nhỏ tại các tỉnh miền Trung. Giống chính là Robusta. Một diện tích nhỏ trồng giống Arabica tại vùng cao hơn (như tỉnh Lâm Đồng). Gần đây diện tích trồng cà phê bị giảm do biến động về giá và giá thấp đối với giống Robusta, do điều kiện môi trường trồng cà phê không phù hợp và do sự cạnh tranh của các cây trồng.

Tiêu: Diện tích 55.000ha (tăng 100 lần so với 1975). Tiêu được trồng ở nhiều vùng khác nhau của Miền Nam như Đông Nam Bộ (Bình Phước là tỉnh trồng tiêu nhiều nhất), vùng Cao nguyên Trung bộ, một vài tỉnh khác tại Miền Trung và đảo Phú Quốc.

Điều: Diện tích 350.000ha trồng tại vùng nhiệt đới nóng ẩm (từ đèo Hải Vân vào

phía Nam). Bình Phước (165.000 ha) và Đồng Nai (70.000 ha) là nơi trồng nhiều nhất. Trước đây điều được trồng rộng rãi tại nhiều tỉnh miền Trung và Vùng Đông Nam bộ vì điều trồng được trên nhiều loại đất khác nhau và chịu khô hạn. Điều thích hợp trồng trên vùng đồi trọc và vùng rừng bị chặt phá.

Chè: Diện tích 122.000ha, năng suất 1,2 tấn lá khô/ha. Chè là cây công nghiệp truyền thống của Việt Nam, có vai trò quan trọng về kinh tế xã hội ở vùng trung du và miền núi.

Mía: Diện tích 300.000ha (50% giống mới), được trồng rộng rãi từ Bắc vào Nam. Vùng trồng chính là Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ và ĐBSCL • Bông: 25 – 35.000ha. Vùng trồng chính là Đông Nam bộ, Cao nguyên Trung bộ và

vùng núi phía Bắc.

Dừa: Được xem là cây công nghiệp thứ yếu. Diện tích giảm xuống 132.000ha năm 2005. Nơi trồng chính là một số tỉnh phía Nam, chủ yếu là ĐBSCL (Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng …).

Sản lượng:

Cao su: Gần 500.000 tấn (chiếm 5% sản lượng thế giới), 90% xuất khẩu, 10% sử dụng trong nước

Cà phê: Sản lượng hàng năm 600-800.000 tấn (chiếm 10% sản lượng thế giới). Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất

Tiêu: Sản lượng hàng năm 100-120.000 tấn (23% sản lượng thế giới). Việt Nam là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất (năm 2005: 96.000 tấn), năng suất: 2,5tấn/ha

Điều: Sản lượng hàng năm 300 – 350,000t, năng suất: 1-1,2t/ha. Việt Nam là nước

thứ hai xuất khẩu điều (sau Ấn Độ)

Chè: Sản lượng hàng năm 140.000 tấn (chiếm 4% sản lượng thế giới), năng suất đạt khoảng 85% năng suất trung bình của thế giới, chất lượng thấp. Giá bán chỉ bằng 65% giá trung bình thế giới. Việt Nam đứng thứ 9 về diện tích trồng và đứng thứ 9 về sản lượng. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ hai về sản lượng chè, sau Indonesia

Mía: Sản lượng trung bình 15-16 triệu tấn, năng suất thấp, chỉ đạt 50 - 54 tấn/ha, (mục tiêu là 65 tấn/ha). Năm 2005 sản lượng mía toàn quốc là 1,2 triệu tấn (chiếm 0,8% sản lượng thế giới)

Bông: Cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt Việt Nam. Sản lượng sợi hàng năm 10 – 12.000 tấn, năng suất: 1-1,6 tấn hạt/ha. Nhu cầu trong nước: 150 – 180.000 tấn. Năm 2004, Việt Nam nhập bông với giá trị 190 triệu đôla. Kế hoạch sẽ tăng diện tích lên 100.000 ha nhưng có thể không đạt được

Dừa: được trồng ở VN từ lâu. Tổng diện tích khỏang 150.000ha. Sản lượng dừa khoảng 1 tỷ quả/năm (250.000 tấn cùi dừa khô)

Cacao: Số liệu về ước tính năng suất không đáng tin cậy. sản lượng hàng năm khảong 30 – 40.000 tấn quả xanh

Giá trị và thị trường:

• Đóng góp vào nông nghiệp: Năm 2005, cây công nghiệp đóng góp gần 20% tổng giá trị ngành nông nghiệp

• Giá trị xuất khẩu của các cây công nghiệp năm 2005 là trên 2,3 tỷđôla Mỹ, gồm: 850 triệu (cao su), 750 triệu (cà phê), 500 triệu đôla (điều), 140 triệu đôla (tiêu), 100 triệu đôla (chè)

Năm 2004, số lượng xuất khẩu: 112.000 tấn tiêu, 975.000 tấn cà phê, 513.000 tấn cao su, 105.000 tấn điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bông, dừa và mía chủ yếu cho thị trường trong nước

• Bông nhập cả lõi 35.000 tấn (45,5 triệu đôla Mỹ) và 100.000-120.000 tấn sợi (200 triệu đôla)

Lợi thế cạnh tranh

• Là thành viên của AFTA mức thuế và bảo hộ sẽ giảm đối với tất cả các cây trồng xuất khẩu. Nó là 0 đối với tiêu và điều và dự kiến xuống tới 5% đối với mía

• Hầu hết các cây công nghiệp chính có sức cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế mặc dù chất lượng chè và cà phê tương đối thấp làm giảm khả năng cạnh tranh

• Tiêu và điều có lợi thế cạnh tranh (chi phí nguồn nội địa: DRC 0,472 và 0,379 tương ứng)

• Bông sản xuất tại Việt Nam không thực sự có lợi thế cạnh tranh

• Lợi thế cạnh tranh của mía thấp vì chi phí SX quá cao (337 đôla/tấn tại Việt Nam, trong khi 205 đôla/tấn tại Thái Lan). Giá mía nguyên liệu cũng cao (Việt Nam: 200 đôla/tấn, Ấn độ: 139 đôla/tấn và Thái lan: 131đôla/tấn)

Chính sách của Chính phủ

Cao su: Chính phủ có nhiều chính sách và dự án để hỗ trợ phát triển cao su

Tiêu: Vhính sách duy trì diện tích hiện có và cải thiện kỹ thuật trồng trọt nhằm tăng năng suất và cải thiện chất lượng của tiêu đã chế biến

Điều: Sẽ tiếp tục tăng nhanh diện tích trồng (100.000ha điều ghép năng suất cao từ 2001) vì VN phải nhập 20 - 40.000 tấn điều thô từ châu Phi và Cămpuchia để duy trì hoạt động của các nhà máy chế biến

Mía: Kế hoạch 2010 là 1,5 triệu tấn. Tổng số nhập (chính ngạch và tiểu ngach) khoảng 200-300.000 tấn hàng năm

Dừa:Đến nay chưa có chương trình dài hạn, bền vững và tổng hợp đối với dừa như đối với các cây công nghiệp

Cacao: Có kế hoạch tăng diện tích lên 15 – 20.000 ha năm 2010. Có kế hoạch đối với các nhà máy chế biến khi diện tích đạt 10.000 ha

3. PHÂN TÍCH NGÀNH 3.1 Cấu trúc 3.1 Cấu trúc

Nông hộ và qui mô:

Cao su: 27 Công ty cao su (10-20.000 ha/công ty, 67.550 nông hộ trồng cao su với diện tích 1,3 – 2,8 ha/nông hộ tại Đông Nam bộ, Cao nguyên trung bộ và Duyên hải trung bộ

Cà phê: Chủ yếu do nông hộ trồng, qui mô trung bình 1,3 ha/nông hộ

Tiêu: Xấp xỉ 100. 000 nông hộ trồng, qui mô trung bình 0,5ha/nông hộ

Điều: Xấp xỉ 300.000 nông hộ trồng, qui mô trung bình cả nước khỏang 1ha/nông hộ. Tại Bình Phước và Đồng Nai: khoảng 2,1ha/nông hộ

Mía: 320.000 nông hộ trồng, trung bình 1ha/nông hộ

Bông: Xấp xỉ 50.000 nông hộ trồng, trung bình 500-1000m²/nông hộ

Dừa: 100.000 nông hộ trồng, trung bình 0,4ha/nông hộ

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển " pot (Trang 28 - 32)