Đây là vùng rau hàng hóa. Rau được luân canh với cây lương thực trong vùng đồng bằng, chiếm 54% tổng diện tích và 55% tổng sản lượng. Sản xuất rau tại vùng này chủ yếu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Rau trồng chủ yếu trong vụ Đông xuân (tháng 11-3), giữa hai vụ lúa hoặc lúa-ngô. Tại thời điểm này, do điều kiện khí hậu, đất đai tốt nên năng suất và chất lượng rau cao nhất. Đặc biệt, lợi thế so sánh về thời gian thu hoạch hơn hẳn các nước ASEAN đặc biệt là Trung Quốc.
Vùng rau xuất khẩu được xác định là vùng đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng (vùng rau Đơn Dương, Đức Trọng). Chủng loại rau chính của vùng này là các cây họ cải (Brassicaceae), họ cà (Solanaceae), họ bầu bí (Cucurbitaceae) và họ đậu (Fabaceae).
Cơ cấu diện tích rau khác biệt rất rõ giữa Miền Bắc và Miền Nam: 318.200 ha tại Miền Bắc (tương đương 50,1% tổng diện tích rau cả nước) và 316.900 ha tại Miền Nam (tương đương 49,9% tổng diện tích rau cả nước). Sản lượng rau tại Miền Nam chiếm 53% tổng sản lượng rau và cao hơn Miền Bắc 5%.
Các vùng trồng rau nhìn chung có cơ sở hạ tầng tốt (xấp xỉ 80% diện tích được tưới tiêu chủ động, hệ thống giao thông đảm bảo, nhất là 2 vùng rau hàng hóa lớn là đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng). Tuy nhiên hệ thống kho bảo quản còn thiếu.
3.2 Thị trường
Thị trường và kênh cung ứng
Các kênh cung ứng rau:
Hệ thống cung ứng rau bao gồm bán buôn và bán lẻđược hình thành tại các thành phố và khu công nghiệp: Thu gom Bán buôn Bán lẻ Người tiêu thụ Tại các vùng nông thôn, người sản xuất tự tiêu thụ rau tại các chợ nhỏ ngay tại địa phương của mình.
Giá cảđược điều tiết theo mối quan hệ cung - cầu. Thị trường này chiếm khối lượng lớn rau.
Đã bắt đầu hình thành các hợp tác xã tiêu thụ rau, một số công ty cung ứng vật tư sản xuất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu…) và tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trong nước.
Tổng công ty Rau quả và nông sản Việt Nam chỉ làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu với những mặt hàng chế biến như dưa chuột muối, ớt bột…. mà không quan tâm đến thị trường trong nước.
Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là thời điểm bán hàng (từ tháng 12- 3) và giá thành rẻ. Tuy nhiên, chất lượng rau chưa cao và độ an toàn thực phẩm thường thấp hơn các đối thủ tiềm năng.
Thị trường xuất khẩu được trình bày tại bảng 2. Thị trường truyền thống (từ những năm 80) là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, song do khoảng cách xa nên thị trường này hiện nay kém hấp dẫn. Thị trường tiềm năng là Trung Quốc và các nước trong khu vực (Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản…). Một số thị trường mới như Campuchia và Lào cũng có nhiều triển vọng.
3.3 Xu thế trong tương lai và những vấn đề chính về thị trường
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn cho rau xanh của Việt Nam, vì: • Người dân Trung quốc quen thuộc với các loại rau của Việt Nam • Yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe như các nước phát triển
• Khoảng cách vận chuyển gần. Rau Việt Nam nhiều năm xuất sang Trung Quốc theo đường biên mậu qua các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây.
• Nhu cầu nhập khẩu rau trong mùa đông lớn – lúc Việt Nam có nhiều rau nhất. Trước năm 2006, thuế xuất khẩu rau vào Trung Quốc từ 15 – 20%, nay còn 0% là thuận lợi lớn để mở rộng thị trường này.
Đài Loan và Hồng Kông cũng là các thị trường thường xuyên của Việt Nam.
Nhật Bản là thị trường cần được quan tâm, gần 70% lượng rau xuất khẩu vào thị trường này từ Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây do mức độ an toàn vệ sinh rau của Trung Quốc không đảm bảo nên thị phần bị giảm sút. Nếu Việt Nam vượt được khó khăn này thì Nhật Bản là thị trường tiềm năng, nhất là các mặt hàng có thế mạnh như dưa chuột muối, hành tây, gừng….
Dự báo một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2010:
TT Thị trường Rau
1 Trung Quốc Dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm Gia vị: gừng, ớt, nghệ, giềng, tỏi
2 Đài Loan Dưa chuột muối, cải bắp, khoai sọ, nấm, đậu quả tươi Gia vị: gừng, ớt, nghệ, riềng, tỏi, hành…
3 Nhật Bản Cải bắp, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm, ngô ngọt, cà tìm
Gia vị: gừng, ớt, nghệ, giềng
4 Hàn Quốc Cải bắp, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm Gia vị: gừng, ớt, nghệ, giềng
5 Hồng Kông Cải bắp, cà chua, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, măng tây, nấm
Gia vị: gừng, ớt, nghệ, giềng, hành.
6 Singapore Cải bắp, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, măng tây, cà chua, nấm
7 Malaysia Cải bắp, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm, măng tây
Gia vị: gừng, ớt, nghệ, giềng
8 Liên Bang Nga Rau tươi: khoai tây, tỏi, cải bắp, dưa chuột
Rau chế biến: dưa chuột muối, khoai tây chế biến, tương ớt, nước cà chua
9 Hoa Kỳ Dưa chuột muối, khoai sọ, nấm, đậu quả tươi Gia vị: gừng, ớt, nghệ, riềng, hành
10 Úc Khoai tây, khoai sọ, đậu quả các loại, cà chua, nấm, măng tây, măng ta Gia vị: gừng, ớt, nghệ, riềng, tỏi
Việc hướng tới những thị trường bán được giá cao có khả năng phải trả giá. Ví dụ 1 tấn hành xuất khẩu sang Trung Quốc vào tháng 4 đến tháng 8 được giá trung bình là 750 đôla không có yêu cầu tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt. Tuy nhiên nếu xuất khẩu sang Nhật, sẽ có giá 1.500 đôla /tấn nhưng với yêu cầu đáp ứng nghiêm ngặt về mẫu mã và dư lượng hóa chất.