PHÂN TÍCH SWOT (phân tích mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ) Những điểm mạnh

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển " pot (Trang 53 - 55)

Những điểm mạnh

• Điều kiện khí hậu tự nhiên đa dạng nên có thể trồng rau quanh năm

• Có thể trồng được hầu hết các loại rau có trên thế giới

• Là một ngành sản xuất truyền thống, nông dân có kinh nghiệm và sáng tạo

• So với các ngành trồng trọt khác, đây là lĩnh vực sản xuất có hiệu quả, nông dân trồng rau có thu nhập cao hơn

• Cây trồng ngắn ngày giảm được việc cần vay dài hạn và cải thiện được dòng tiền mặt cho người sản xuất rau

• Các Công ty giống rau năng động trong nhập và bán hạt giống của các giống cải thiện Những điểm yếu • Diện tích trồng rau mỗi hộ rất nhỏ, manh mún nên khó ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tổ chức sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn

• Có nhiều nhà sản xuất qui mô nhỏ nên phức tạp trong hoạt động cung ứng sản phẩm cho thị trường (về đảm bảo đủ số lượng và sự liên tục trong cung ứng) • Điều kiện và trang thiết bị cho nghiên

cứu phát triển rau và đặc biệt cho lĩnh vực bảo quản và chế biến sau thu hoạch cần được cải thiện

• Năng suất rau còn thấp, chỉ bằng 87% so với trung bình toàn thế giới

• Tiêu thụ rau trong nước và hạng ngạch xuất khẩu đã vượt quá dự kiến và vẫn đang tăng nhanh

• Mở rộng các thị trường xuất khẩu • Năng lực nghiên cứu tương đối tốt

• Chính sách của Chính phủ tăng đầu tư cho nghiên cứu và khuyến nông sẽ hỗ trợ sự phát triển sắp tới của ngành

• Sử dụng hóa chất tương đối cao và mức an toàn của rau thấp sẽ cản trở việc phát triển các thị trường xuất khẩu có giá cao và khả năng chấp nhận của thị trường trong nước

• Thiếu sự tăng cường/ quan tâm đối với các vùng rau ngoại thành sẽ có thể làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của Việt Nam

• Đối với nông hộ nhỏ, thiếu sự điều phối cung ứng để cung cấp sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng tốt cho thị trường

• Đầu tư về hạ tầng cơ sở còn thấp, đặc biệt về chế biến

Cơ hội

• Sự tăng nhanh thị trường trong nước và thế giới đối với rau tươi chất lượng cao và rau đã chế biến

• Việc tư nhân đầu tư nghiên cứu cho đến nay được tăng lên và hệ thống sx rau được đa dạng thông qua các Chương trình nghiên cứu có người dân tham gia với nông dân và các Công ty sx lớn

• Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cơ hội để giảm thuế xuất khẩu rau, tăng khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. • Chuyển từ thị trường giá thấp sang các thị

trường có giá bán cao hơn

• Việc tăng qui mô sản xuất, trong đó có các hệ thống sản xuất được bảo hộ có thể cải thiện sức cạnh tranh

• Thu nhập cho người sản xuất được cải thiện nếu chất lượng và an tòan thực phẩm được cải thiện đểđáp ứng yêu cầu của thị trường • Giới thiệu hệ thống sản xuất GAP và cải

thiện chuỗi cung ứng/giá trị có thể cải thiện kim ngạch xuất khẩu và lợi thế trong việc tăng số lượng rau bán lẻ thông qua siêu thị • Sự phát triển sắp tới về bảo quản, chế biến

sau thu hoạch và đóng gói sẽ cải thiện được thời gian bảo quản cho rau tươi và rau đã chế biến

Thách thức

• Nông dân thích sử dụng giống rau nhập nội của các Công ty giống có thể làm giảm sựđa dạng quỹ gen của Việt Nam . • Rào cản về độc tố và an toàn vệ sinh

thực phẩm đối với các cây trồng / sản phẩm xuất khẩu

• Rủi ro về sâu và bệnh sẽ tăng lên nhiều • Đất giành cho đô thị hóa sẽ ảnh hưởng

đến khả năng cạnh tranh của nông hộ nhỏ

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển " pot (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)