THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN 1 Những nội dung nghiên cứu chính

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển " pot (Trang 51 - 53)

4.1. Những nội dung nghiên cứu chính

• Chọn tạo giống các loại rau chủ lực, có diện tích và sản lượng lớn phục vụ cho vùng rau hàng hóa tập trung cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến, đó là các cây cà chua, ớt, dưa chuột, dưa hấu, đậu rau, hành tỏi.

• Nghiên cứu sản xuất giống lai F1 đối với các giống của các cây họ cà (Solanaceae) và họ bầu bí (Cucurbitaceae)và dần dần lai tạo đối với giống hành tỏi (Liliaceae). • Nghiên cứu công nghệ cho hệ thống sản xuất rau, các qui trình xử ký sau thu hoạch,

bảo quản, chế biến cho một số loài rau chính cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. • Nghiên cứu các giải pháp khoa học để sản xuất rau quanh năm, chất lượng cao, an

toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm GAP, ICM and IPM.

4.2. Những đơn vị thực hiện chính

Trc thuc B NN và PTNT

• Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI) trực thuộc Viện Hàn lâm KHNNVN (VAAS) là Cơ quan thực hiện chính các nội dung nghiên cứu về rau. • Các Viện khác còn có các bộ môn chuyên môn cũng làm nhiệm vụ này

như:

- Viện cây lương thực – cây thực phẩm - Viện khoa học nông nghiệp Miền Nam

- Viện cơđiện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch - Các Viện vùng thuộc viện VAAS

Các Trường Đại hc NN thuc B Giáo dc và Đào to: có các bộ môn rau quả làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Các Công ty ging: Công tytrong nước, công ty liên doanh có nghiên cứu về giống rau như công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam, công ty Đông Tây.

Tổng số cán bộ nghiên cứu về rau (nông học, công nghệ bảo quản và chế biến) gồm gần 100 người, trong đó 1/5 có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ

Một hệ thống khuyến nông từ Trung ương tới cơ sở là cầu nối giữa khoa học và sản xuất. Các cán bộ này làm nhiệm vụ xây dựng các mô hình trình diễn về giống và quy trình canh tác cho nông dân tham quan học tập thông qua kết quả nghiên cứu của các viện, trường.

4.3. Những cơ quan tài trợ chính

T Chính ph VN: năm 2005 ngân sách từ Chính phủ cho nghiên cứu rau, gồm: Từ Bộ NN và PTNT

• 800 triệu đồng cho lai tạo và tuyển chọn giống

• 600 triệu đồng cho nghiên cứu và sản xuất dưa chuột chất lượng cao và an toàn thực phẩm

• 150 triệu đồng cho hệ thống sản xuất rau hữu cơ • 120 triệu đồng cho các nghiên cứu khác

Từ Bộ Khoa học công nghệ

• 1.000 triệu đồng để phát triển các giống cà chua mới phục vụ chế biến và ớt lai Từ TP. Hà Nội

• 1.000 triệu đồng để sản xuất rau/ các hệ thống công nghệ cao • 450 triệu đồng cho 3 Dự án (150triệu /1 dự án)

Tng s 3.820 triu đồng (tương đương 240.000 đôla)

T Trung Tâm Nghiên cu rau Châu Á (AVRDC): cho các lĩnh vực đào tạo cán bộ, trao đổi nguồn vật liệu khởi đầu và tư vấn cho các dự án từ các nguồn vốn khác nhau của Cộng hòa Pháp, Úc….

Các t chc quc tế khác đang trin khai: Dự án rau an toàn như ADDA (Đan Mạch), Rubyfarm (Bỉ) tại Hà Nội, CARE (Thụy Điển) tại Đà Lạt và Cần Thơ…

Từ năm 1995, Việt Nam đầu tư hàng triệu đôla cho nghiên cứu rau hữu cơ, rau an toàn: Bộ NN và PTNT hàng trăm triệu đồng; Bộ KHCN hàng tỷđồng; Vụ KHCN hàng năm trung bình 1 - 2 tỷ đồng. Ngoài ra các tổ chức quốc tế như ADDA (Đan Mạch) năm 2000-2004 đầu tư 2 triệu đôla cho phát triển rau hữu cơ và tập huấn nông dân; FAO đầu tư 500.000 đôla cho IPM trên rau; dự án SUSPER tài trợ bởi Bộ ngoại giao 500.000 đôla cho công nghệ và tiếp thị R & D rau an tòan (giai đọan 2002 - 2005). Các tổ chức phi chính phủ như CARE, CHURCH… đã đầu tư các hoạt động này tại Miền Nam.

Đầu tư ca lĩnh vc tư nhân: Nhiều công ty đã sử dụng phần lãi suất trong kinh doanh để đầu tư cho nghiên cứu với lượng kinh phí lớn hơn nhiều lần so với đầu tư của nhà nước cho các Viện, Trường, đó là Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam, Công ty

4.4. Những kết quả chính đã đạt được cho đến nay

Công tác nghiên cứu cây rau thực sự bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước khi một loạt viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Bộ nông nghiệp và PTNT được thành lập. Từ năm 1996 đến nay, các đề tài nghiên cứu về giống rau được bố trí trong Chương trình cấp nhà nước KC08 (1996-2000), KC 06, KC07 (2001-2005) và chương trình giống cây trồng vật nuôi của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Giai đoạn này nhiều nghiên cứu đi vào chiều sâu. Nhiều giống lai F1 cùng các quy trình sản xuất hạt lai được xây dựng (cà chua FM29, VT3, FM20, dưa chuột CV5, CV11, ớt cay HB9, HB14…). Nếu như trong giai đoạn 1996 - 2000 tỷ lệ những giống lai tạo chiếm tỷ lệ thấp thì giai đoạn 2000 - 2005 tỷ lệ những giống lai tạo được đã chiếm tỷ lệ khá cao, nhiều công nghệ mới được áp dụng, trồng rau trong dung dịch, trồng rau trong nhà lưới….và gần đây phát triển hệ thống GAP và TCM.

Giải pháp cho việc phát triển rau hữu cơ, rau an toàn đã được sơ bộ xác định. Vấn đề còn lại là việc tổ chức thực hiện tại qui mô nông hộ nhỏ và qui mô sản xuất thâm canh lớn hơn.

4.5. Tác động của nghiên cứu đến toàn ngành nông nghiệp và nông hộ

Sản xuất rau là ngành có những bước phát triển nhanh trong nông nghiệp Việt Nam. Trong 10 năm (1995-2005), tốc độ tăng sản lượng rau đạt 9,3% trong khi toàn ngành nông nghiệp chỉ đạt 4,5%. Tỷ lệ sử dụng giống lai F1 đạt trên 60% (đứng sau ngô), nhiều chủng loại rau mới được khảo nghiệm và đưa vào sản xuất như sulơ xanh, ớt ngọt, cải bắp tím, ngô bao tử, dưa chuột bao tử… tất cả những yếu tố trên có sự tác động của khoa học, công nghệ và người hưởng lợi là nông dân sản xuất và người tiêu dùng.

4.6. Chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D)

Động lực chính không những tạo ra sự tăng trưởng trong tương lai (muộn nhất là đến năm 2010) mà còn thay đổi cơ bản cơ cấu cây trồng theo hướng tăng khối lượng rau cho xuất khẩu, cải thiện chất lượng rau và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Những lĩnh vực cơ hội Nghiên cứu và Phát triển " pot (Trang 51 - 53)