SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ SINH HÓA KHI HOẠT ĐỘNG CƠ BẮP 1 Acid lactic

Một phần của tài liệu giao an sinh hoa (Trang 48 - 49)

- Cách khắc phục

5. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ SINH HÓA KHI HOẠT ĐỘNG CƠ BẮP 1 Acid lactic

5.1. Acid lactic

Sự thay đổi nồng độ acid lactic trong máu là chỉ số đánh giá cường độ quá trình gluco phân trong tế bào cơ. Acid lactic có khả năng khuếch tán nhanh từ cơ vào máu và được oxy hóa chậm khi vận động với cường độ căng thẳng, kéo dài.

- Trạng thái yên tĩnh, nồng độ acid lactic máu khoảng 0,1- 0,2 g/l

- Khi hoạt động với cường độ nhẹ và trung bình acid lactic máu tăng ít: 0,4-0,5 g/l. - Khi thực hiện những bài tập kéo dài, nhu cầu oxy là 50-85% VO2max thì nồng độ acid lactic máu vào khoảng 1-1,5 g/l (100-150mg%).

- Khi hoạt động với công suất lớn nhu cầu oxy > 85% VO2max thì nồng độ acid lactic vào khoảng 2,0-2,5 g/l (200-250mg%).

- Ảnh hưởng của sự biến đổi chỉ số acid lactic máu. Nồng độ acid lactic máu tăng là một nguyên nhân gây giảm pH máu.

5.2. pH máu

- Khi nồng độ acid lactic của máu tăng thì pH của máu giảm. Mức độ pH giảm tùy thuộc vào lượng vận động và trình độ của VĐV.

- pH máu giảm:

 Rối loạn môi trường trong cơ thể

 Ức chế hoạt tính của một số enzyme (phosphofructokinase, ATP-ase) làm giảm tốc độ phản ứng gluco phân và phân giải ATP, làm giảm tốc độ co cơ

 Ức chế tế bào thần kinh, giảm dẫn truyền xung động thần kinh, giảm dẫn truyền hưng phấn thần kinh - cơ.

 Tăng áp suất thẩm thấu của tế bào gây đau cục bộ

5.3. Các chỉ số khác

- Lượng CO2 khí thở tăng, thương số hô hấp tăng (Thương số hô hấp = thể tích CO2 / thể tích O2)

- Hoạt động cơ bắp làm biến đổi lượng protid và các sản phẩm phân hủy của chúng trong máu

 Protid huyết tương tăng

 Protid có thể xuất hiện trong nước tiểu  NH3 và ure huyết tương tăng lên 4-5 lần

Một phần của tài liệu giao an sinh hoa (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w