CÔNG CỦA CƠ (TNC) 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu giao an sinh hoa (Trang 43 - 45)

- Cách khắc phục

7. CÔNG CỦA CƠ (TNC) 1 Khái niệm

7.1. Khái niệm

- Cơ là cơ quan chuyển hóa năng thành động năng và nhiệt năng. Trong quá trình này, cơ phải khắc phục nhiều lực cản nên sinh ra công.

- Công nội: cơ sinh ra công nội nếu lực cản là nội lực ( lực ma sát trong sợi cơ khi co) - Công ngoại: cơ sinh ra công ngoại nếu lực cản là ngoại lực (VD: nâng một vật nặng) - Công cơ học của cơ: đánh giá hoạt động của cơ bằng công ngoại mà nó sinh ra. Nếu nâng một vật năng P kg lên độ cao h mét thì công sinh ra là:

A = P x h (kgm)

- Khi cơ thực hiện một công nội hay công ngoại thì một phần năng lượng chuyển thành nhiệt.

Tổng năng lượng tiêu hao (E) = Công cơ học (W) + Nhiệt lượng (Q)

- Hiệu suất cơ học của cơ (R) bằng tỷ số giữa công cơ học sinh ra và tổng năng lượng tiêu hao

R = W/ E

- Ở người, R = 25 - 30 %. Như vậy, khoảng ¼ tổng năng lượng tiêu hao được chuyển thành công cơ học, còn lại mất dưới dạng nhiệt. Hiệu suất cơ học của cơ k cố định mà phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của cơ, đặc biệt là trọng lượng mang của cơ và tốc độ co rút

 Trọng lượng phải mang tăng thì tốc độ căng cơ tăng, nhưng co rút lại giảm về biên độ. Khi tăng dần trọng lượng, công tăng rồi đạt mức tối đa sau đó giảm. Tức là, cơ chuyển từ hoạt động đẳng trương sang đẳng trường. Với trọng lượng trung bình thì cơ sinh ra công ngoại lớn nhất và hiệu suất cơ học của cơ cũng lớn nhất ( định luật trọng lượng trung bình)

 Tốc độ co rút trung bình công ngoại sinh ra lớn nhất và hiệu suất của cơ cũng lớn nhất

- Khi cơ co với tốc độ quá cao, lực ma sát trong sợi cơ tăng lên (do sợi cơ có độ nhớt nhất định) thì công ngoại sinh ra bị giảm và hiệu suất cơ học của cơ cũng giảm.

- Khi cơ co với tốc độ quá chậm, một phần năng lượng phải được sử dụng để giữ cơ ở mức độ co rút nhất định. Lúc đó hiệu suất cơ học của cơ cũng giảm.

CHƯƠNG 8. CÁC QUÁ TRÌNH HÓA SINH CỦA CƠ THỂ KHI HOẠT ĐỘNGCƠ BẮP CƠ BẮP

XU HƯỚNG CHUNG CỦA SỰ BIẾN ĐỔI SINH HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ

- Sự biến đổi hóa sinh trong hoạt động cơ không chỉ xảy ra ở các cơ hoạt động mà còn ở nhiều cơ quan và các mô của cơ thể.

- Hoạt động thần kinh và nội tiết tăng đáng kể để thúc đẩy sự trao đổi năng lượng trong hoạt động cơ

 Ngay ở trạng thái trước vận động đã tăng hoạt tính của một số tuyến nội tiết  Tuyến yên tăng tiết ACTH, tuyến thượng thận tăng tiết adrenalin đẩy vào máu - Sự tác động đồng thời của thần kinh giao cảm và adrenalin dẫn đến tăng tần số tim và thể tích máu tuần hoàn.

- Các sản phẩm trung gian của trao đổi năng lượng (acid lactic, CO2) tạo thành trong cơ chuyển vào máu làm tăng thúc đẩy K+ và tiết acetylcholine làm giãn thành mạch của cơ; đồng thời adrenalin gây co mạch ở các cơ quan nội tạng.

- Vì vậy, ngay từ trước khi bắt đầu vận động đã xảy ra sự phân bổ lại dòng máu trong cơ thể và tăng máu đến cơ hoạt động

- Dưới ảnh hưởng của adrenalin cơ trơn của khí quản giãn rộng giúp trao đổi khí ở phổi dễ dàng; điều này làm tăng cung cấp oxy cho cơ làm việc và làm tăng khả năng hoạt động.

Một phần của tài liệu giao an sinh hoa (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w