PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN “LIỀU LƯỢNG-HIỆU QUẢ”

Một phần của tài liệu giao an sinh hoa (Trang 75 - 78)

III. Tiến trình thực hiện giáo án

3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN “LIỀU LƯỢNG-HIỆU QUẢ”

Sự phát triển thích nghi do ảnh hưởng của tập luyện với sự tăng trưởng của lượng vận động được thể hiện bằng mối tương quan đã được biết trong lĩnh vực sinh học: “liều lượng-hiệu quả” (hình 140). Nếu lượng vận động quá nhỏ không đạt được giá trị ngưỡng kích thích (đủ đến tạo ra biến đổi thích nghi trong cơ thể) sẽ không kích thích sự phát triển chức năng tập luyện. Vì vậy những lượng vận động đó thuộc loại không có hiệu quả. Để đảm bảo tăng trưởng đáng kể các chức năng tập luyện do ảnh hưởng của lượng vận động thì giá trị của nó phải lớn hơn lượng vận động ngưỡng. Từ đó xuất hiện thuật ngữ “quá tải”. Nó không có nghĩa là lượng vận động cực kỳ cao, mà chỉ thể hiện rằng, để xuất hiện hiệu quả huấn luyện nó cần phải tăng hơn lượng vận động ngưỡng một ít.

Sự tồn tại giá trị ngưỡng của lượng vận động và bản thân hiện tượng quá tải là do sự phát triển phản ứng thích nghi của cơ thể để trả lời bất kỳ tác động đủ mạnh và mới nào và đều được đảm bảo bằng hai hệ chức năng khác nhau: thứ nhất, hệ trao đổi năng lượng ở trong tế bào và liên quan với chúng là chức năng đảm bảo thực vật cho phản ứng đặc hiệu đối với một loạt tác động và tương ứng chặt chẽ với lực tác động của chúng, thứ hai là hệ hormone giao cảm - adrenalin và tuyến yên - vỏ thượng thận có phản ứng không đặc hiệu đến các kích thích khác nhau, miễn là lực tác động của các kích thích đó cao hơn mức độ ngưỡng. Những phản ứng không đặc hiệu đó với một kích thích không đủ mạnh gọi là hội chứng Stress, còn các kích thích tạo ra phản ứng đó gọi là tác nhân kích thích và stressor. Đóng vai trò stressor trong quá trình huấn

luyện không chỉ có lượng vận động mà còn có những yếu tố ngoại cảnh khác như khí hậu, dược liệu, tinh thần, xã hội...

Sự xuất hiện hội chứng thích nghi chung đối với lượng vận động tập luyện làm hưng phấn các trung tâm thực vật quan trọng, như gây hưng phấn hệ giao cảm - adrenalin và tuyến yên - vỏ thượng thận. Kết quả là tăng hoạt tính của các hormone đó trong máu và mô, tăng nồng độ catecholamine và glucocorticoid. Cả hai yếu tố hormone đó có diện tác dụng rộng , trong đó có tăng huy độn dự trữ năng lượng và tạo hình cơ thể. Do vậy lượng vận động đạt tới mức stress gây ra phản ứng toàn bộ cơ thể làm xuất hiện các biến đổi thích nghi cần thiết trong các chức năng được tập luyện. Theo kết quả nghiên cứu thì lượng vận động ngưỡng đủ để gây ra hoạt tính của hệ giao cảm - adrenalin và tuyến yên - vỏ thượng thận vào khoảng 50 - 60 % giá trị VO2 max của từng cá thể (hình 141). Khi độ lớn của lượng vận động cao hơn giá trị ngưỡng thì bất kỳ sự biến đổi nào của nó trong phạm vi tương đối rộng đều kéo theo tăng chức năng tập luyện theo tỉ lệ thuận. Đó là vùng lượng vận động hiệu quả mà ở đó có thể điều khiển chính xác hiệu quả tập luyện. Ví dụ, những phụ thuộc đó thể hiện ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện đến các chỉ số cấu trúc và enzyme hô hấp tế bào đã nói đến ở hình 142. Tuy vậy khả năng tăng trưởng liên tục chức năng tập luyện luôn đi liền với sự tăng tổng khối lượng vận động một cách có giới hạn. Trong từng trường hợp cụ thể có một giới hạn thích nghi cá thể với chức năng hoặc cơ quan tương ứng. Càng gần đến giới hạn đó nhịp phát triển của các chức năng tập luyện giảm dần và ở lượng vận động nhất định (lượng vận động tối đa) thì chúng bằng 0. Nếu lượng vận động cao hơn mức tối đa thì xảy ra phản ứng nghịch: khi tăng lực kích thích thì phản ứng trả lời của cơ thể giảm. Hiện tượng đó sẽ làm hỏng sự thích nghi (phát triển trạng thái tập luyện quá sức). Lượng vận động tới hạn được sử dụng trong thi đấu và huấn luyện kiểm tra, nhưng không được sử dụng thường xuyên, bởi vì nó nhanh làm kiệt quệ các chức năng chính đảm bảo quá trình thích nghi. Sự chịu đựng được của cá thể đối với lượng vận động tối đa chủ yếu được xác định bằng dự trữ thích nghi của hệ giao cảm - adrenalin và tuyến yên - vỏ thượng thận. VĐV có trình độ tập luyện cao có phản ứng từ hệ giao cảm - adrenalin tiết kiệm hơn, nhưng ở họ nồng độ catecholamine tối đa trong máu cao hơn nhiều (hình 143).

Tương quan “liều lượng-hiệu quả” xác định tỷ lệ giữa khối lượng tập luyện và mức tăng trưởng chức năng tập luyện, có thể được sử dụng để đánh giá sự thích nghi đồi với lượng vận động. Như ở hình 140, đường cong ở dạng này gặp rất ít. Phần lớn

các trường hợp chỉ gặp từng phần riêng của đường cong đó. Về mặt lý thuyết có 5 dạng tương quan cơ bản giữa sự thay đổi chức năng tập luyện và khối lượng của lượng vận động được thực hiện (hình 144). Ở giai đoạn đầu phát triển thích nghi (ô 1) mối tương quan “liều lượng-hiệu quả” của đường cong tăng đều. Trong trường hợp huấn luyện bình thường , sự phụ thuộc đó là đường thẳng (ô 2), cũng như ở phần tăng đều, nó chỉ rõ là giới hạn của thích nghi chưa đạt được và có thể tiếp tục tăng lượng vận động. Công trình nghiên cứu cho biết, trong vùng rộng của lượng vận động sự tăng chỉ số VO2 max tương quan tuyến tính với cường độ và khối lượng vận động giãn cách.

Nếu trong tập luyện sử dụng lượng vận động đạt gần tối đa thì tương quan “liều lượng-hiệu quả” chuyển từ đường thẳng sang đường song có bão hòa (ô 3) điều đó đòi hỏi phải rất thận trọng khi tiếp tục tăng lượng vận động vì sự nguy hiểm của căng thẳng quá mức và sự phá hủy thích nghi. Sự thận trọng hơn nữa cần có ở vùng lượng vận động tối đa (ô 4), ở đó tương quan “liều lượng-hiệu quả” có dạng đường cong parabol, còn nếu lượng vận động tiếp tục tăng thì xuất hiện sự giảm hiệu quả đạt được (ô 5).

Các chỉ số VO2 max thay đổi trong quá trình luyện tập nhiều năm ở 3 VĐV trượt tuyết Thụy Điển và 2 VĐV mới tập minh họa rõ nét tình trạng trên ở hình 146. Ở VĐV đẳng cấp quốc tế tập luyện với lượng vận động tối đa và cường độ cao trong nhiều năm đã chứng minh được thành tích thể thao cao, nhưng không có sự tăng trưởng đáng kể chỉ số VO2 max. Ở những người mới tập trong hai năm đầu khi tăng dần khối lượng và cường độ vận động thì nhận rõ sự tăng nhanh chỉ số VO2 max. Tuy nhiên sau đó, khi VĐV đã đạt được lượng vận động tối đa với từng người (điều đó xảy ra ở năm tập luyện thể thao thứ 3) thì khả năng tăng tiếp chỉ số VO2 max bị dừng lại.

Sự thay đổi nhịp độ phát triển chỉ số VO2 max và khối lượng vận động tối đa trong quá trình huấn luyện VĐV có mức độ chuẩn bị khác nhau được minh họa ở hình 147. Ở VĐV đẳng cấp thấp, lượng vận động tối đa thấp hơn nhiều ở những người là VĐV đội tuyển quốc gia và đội tuyển các hội thể thao tự nguyện. Nhịp độ và chỉ số tăng trưởng tuyệt đối cường độ ưa khí tối đa với sự tăng lượng vận động ở VĐV có trình độ thấp thể hiện kém hơn VĐV đội tuyển quốc gia. Điều này hoàn toàn tương ứng với thực tiễn là, giảm nhịp tăng trưởng chỉ số VO2 max càng thấp nếu mức phát triển năng lực ưa khí ban đầu ở VĐV trước khi tập luyện càng cao.

Giảm nhịp độ phát triển tính thích nghi đồng thời với sự tăng trình độ tập luyện có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi số lượng và đặc điểm của lượng vận động

(hình 149), hoặc bằng cách sử dụng trong tập luyện các yếu tố bổ trợ kích thích diễn biến thích nghi trong cơ thể.

Như vậy trong tập chạy cự li ngắn, việc sử dụng các chất dinh dưỡng đặc biệt kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ hoạt động làm tăng đáng kể tập luyện và sẽ có kết quả cao hơn khi lượng vận động tập luyện nhỏ hơn (hình 150).

Một phần của tài liệu giao an sinh hoa (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w