LƯỢNG VẬN ĐỘNG, SỰ THÍCH NGHI VÀ HIỆU QUẢ TẬP LUYỆN

Một phần của tài liệu giao an sinh hoa (Trang 70 - 72)

III. Tiến trình thực hiện giáo án

1. LƯỢNG VẬN ĐỘNG, SỰ THÍCH NGHI VÀ HIỆU QUẢ TẬP LUYỆN

Trên quan điểm sinh học công tác huấn luyện thể thao cần được xem như một quá trình thích nghi có định hướng (sự thích ứng) của cơ thể do tác động của lượng vận động (Khái niệm “lượng vận động” về nội dung rộng hơn khái niệm “bài tập thể lực”. Lượng vận động trong lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao được hiểu là bất kỳ một dạng hoạt động cơ nào, kể cả một lần hay nhiều lần thực hiện một dạng bài tập thể lực nhất định và nó gây ra trong cơ thể các biến đổi chức năng [sinh lý và sinh hóa] có khả năng tăng trình độ luyện tập. Lượng vận động được hiểu đơn giản là sự thực hiện một bài tập, trong nhiều trường hợp là sự phối hợp nhiều bài tập, được lặp lại trong phạm vi một buổi tập.)

Lượng vận động sử dụng trong quá trình huấn luyện có vai trò như một kích thích cơ bản (tác nhân kích thích) gây biến đổi thích nghi trong cơ thể. Định hướng và độ lớn của các biến đổi sinh hóa xảy ra để trả lời tác động của lượng vận động xác định được hiệu quả tập luyện. Mức độ tác động của lượng vận động đến cơ thể phụ thuộc vào liều lượng bài tập đã chọn và các đặc tính cơ bản của bài tập đó, cường độ và thời gian thực hiện bài tập, số lân lặp lại bài tập, quãng nghỉ giữa chúng, đặc điểm của dạng nghỉ ngơi và dạng bài tập được sử dụng. Sự thay đổi một trong các đặc tính trên của lượng vận động sẽ gây nên những biến đổi rõ rệt về mặt sinh hóa trong cơ thể và tổng

các tác động sẽ cải tổ đáng kể quá trình chuyển hóa và những biến đổi này được gọi là trạng thái chuyển hóa của cơ thể. Trạng thái chuyển hóa của cơ thể liên quan đến sự thể hiện hoạt tính của nhiều enzyme trong tế bào và được xác định bởi nhiều yếu tố biến đổi. Trong điều kiện hoạt động cơ căng thẳng, sự thay đổi trạng thái chuyển hóa của cơ thể về cơ bản được xác định bởi các chuyển dịch xảy ra trong phạm vi trao đổi năng lượng. Phụ thuộc vào nguồn năng lượng có được trong hoạt động cơ, có thể phân ra

trạng thái ổn định - với sự tăng cường đáng kể chuyển hóa ưa khí, trạng thái không ổn định - có đặc điểm trao đổi năng lượng hỗn hợp yếm khí và ưa khí, trạng thái kiệt sức - khi tăng tối đa gluco phân yếm khí và trạng thái hiệu suất yếm khí tối đa - mà ở

đó những biến đổi về mặt chuyển hóa năng lượng được xác định bởi những biến chuyển trong quá trình yếm khí phi lactat.

Sự thích nghi của cơ thể do tác động của lượng vận động, cũng như do bất kỳ tác nhân kích thích nào đều mang đặc tính giai đoạn. Phụ thuộc vào đặc điểm và thời gian thực hiện những biến đổi thích ứng trong cơ thể và trong trao đổi chất người ta chia ra hai giai đoạn thích nghi - giai đoạn tức thời (cấp tính) và giai đoạn thích nghi lâu dài (mạn tính). Giai đoạn thích nghi tức thời là phản ứng trả lời trực tiếp của cơ thể trước tác động một lần của lượng vận động. Nó được thực hiện trên cơ sở các cơ chế sinh hóa đã được hình thành từ trước và làm dẫn đến sự thay đổi chuyển hóa năng lượng chiếm ưu thế, sự thay đổi này có liên quan đến các chức năng đảm bảo thực vật. Giai đoạn thích nghi lâu dài - chiếm một khoảng thời gian lớn. Nó phát triển từ từ (trên cơ sở nhiều lần thích nghi tức thời) như là kết quả của tổng hợp các dấu vết lặp lại lượng vận động và có liên quan tới sự xuất hiện trong cơ thể các biến đổi cấu trúc và chức năng làm tăng đáng kể khả năng thích nghi của chúng. Cơ sở cấu trúc và chức năng của sự thích nghi lâu dài được hình thành do hoạt hóa bộ máy di truyền của các tế bào hoạt động và thúc đẩy tổng hợp protid đặc thù trong tế bào dưới ảnh hưởng của lượng vận động. Sơ đồ minh họa “ Mối liên hệ giữa các mắt xích của sự thích nghi tức thời và lâu dài được trình bày ở hình 138. tr. 585.

Tăng cường hoạt động co của cơ trong thời gian hoạt động dẫn đến những biến chuyển đáng kể trong các hệ đảm bảo năng lượng, trong đó mối cân bằng phosphate cao năng lượng trong tế bào bị thay đổi và đồng thời điều đó lại thúc đẩy quá trình tái tổng hợp ATP và hồi phục sự cân bằng năng lượng đã bị phá hủy. Những quá trình đó tạo thành mắt xích đầu tiên của quá trình thích nghi tức thời. Đồng thời cân bằng liên kết cao năng lượng bị phá vỡ trong thời điểm tác động của lượng vận động sẽ hoạt hóa

các mạch điều hòa phức tạp hơn, qua một số mắt xích trung gian như yếu tố điều hòa,

(Với vai trò yếu tố điều hòa ở cơ xương có thể có các chất sau: creatin tự do, S-AMP vòng cũng như một số peptid và hormone steroid), nó kiểm soát hoạt động của bộ máy di truyền và quyết định tốc độ tổng hợp acid nucleic và protid đặc thù trong tế bào. Bằng cách đó, trong quá trình thích nghi lâu dài, dưới ảnh hưởng của lượng vận động quá trình tổng hợp acid nucleic và protid được hoạt hóa; điều đó làm tăng cấu trúc co của cơ, tăng hiệu quả vận động và hoàn thiện hơn quá trình đảm bảo năng lượng.

Tương ứng với tính chất giai đoạn của diễn biến các quá trình thích nghi với lượng vận động, trong lý luận và thực hành thể thao người ta chia ra ba dạng hiệu quả tập luyện: tức thời, kéo dài (chậm) và tích lũy (tích tụ). Hiệu quả tập luyện tức thời

được xác định bằng độ lớn và đặc điểm biến đổi sinh hóa trong cơ thể xảy ra trực tiếp trong thời gian có tác động của lượng vận động và trong giai đoạn phục hồi nhanh (ngay sau khi ngừng hoạt động 0,5 - 1h), là lúc nợ oxy trong hoạt động được thanh toán. Hiệu quả tập luyện kéo dài ở các giai đoạn phục hồi muộn sau vận động thì đến muộn hơn. Bản chất của nó là do quá trình tạo hình được kích thích bởi hoạt động nhằm bù đắp dự trữ năng lượng của cơ thể, tăng nhanh quá trình tái tổng hợp cấu trúc tế bào đã bị phá hủy và tổng hợp cấu trúc mới của tế bào. Hiệu quả tập luyện tích lũy xuất hiện là kết quả tổng hợp dấu vết của nhiều lượng vận động hoặc số lượng lớn các hiệu quả chậm và tức thời. Trong hiệu quả tập luyện tích lũy thể hiện các biến đổi sinh hóa thúc đẩy tổng hợp acid nucleic và protid, và điều đó được nhận thấy trong suốt thời kỳ dài tập luyện. Hiệu quả tập luyện tích lũy thể hiện sự tăng trưởng các chỉ số về năng lực hoạt động và cải thiện thành tích thể thao.

Một phần của tài liệu giao an sinh hoa (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w