Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 68 - 71)

7 là ga đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Na mở trung tâm thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những đầu mối giao thông vận tải ở khu vực phía Nam: nằm cạnh khu công nghiệp Sóng Thần, tiếp

2.4.1.Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, hoạt động giao nhận vận tải, logistics của nước ta đã có những bước phát triển cả về chất lẫn về lượng, bước đầu đạt được một số kết quả khích lệ. Theo công bố năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang xếp ở vị trí 39/160, tăng 25 bậc so với xếp hạng năm 2016, với điểm số LPI (Logistics performance index - chỉ số năng lực quốc gia về

logistics) được cải thiện đáng kể ở tất cả các chỉ số, đặc biệt là nhóm năng lực và chất lượng dịch vụ, từ 2,88 điểm lên 3,4 điểm. Kết quả này đạt được nhờ những nỗ lực trong việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống hạ tầng.

Kết quả đạt được nói chung là rất lớn thể hiện bởi tốc độ phát triển kinh tế cao liên tục trong nhiều năm qua, trong đó có sự đóng góp rất tích cục của khối cảng biển Việt Nam. Ngoài năng lực thiết kế, xây dựng các cảng biển qui mô lớn, chuyên dùng như cảng nước sâu khai thác container đã do các nhà thầu Việt Nam thực hiện thành công, lãnh đạo công tác quản lý khai thác cảng chuyên nghiệp đã được đảm nhận thành công bởi các cán bộ Việt Nam thay cho người nước ngoài. Riêng công tác tư vấn nghiên cứu, quy hoạch phát triển mang tính chuyên sâu còn nên ưu tiên sử dụng nguồn chuyên gia nước ngoài vì lợi ích dài hạn.

Hơn nữa, ngành logistics Việt Nam cho thấy một ngành cạnh tranh và có triển vọng bùng nổ trong tương lai với tỷ trọng thấp ở mức 7,40%. Theo dữ liệu báo cáo của CRIF D&B Việt Nam năm 2019, về xu hướng tăng trưởng doanh thu, ngành logistics Việt Nam có xu hướng tăng trưởng tích cực và liên tục, trong đó doanh thu bán hàng tăng 6,8% từ 305.825 triệu đồng năm 2017 lên 325.294 triệu đồng năm 2018 và lên 332.634 triệu đồng vào năm 2019, tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng từ 12,23% năm 2017 lên 12,46% năm 2018, lên mức cao nhất 12,68% năm 2019.

Về mặt luật pháp điều chỉnh các hoạt động logistics tại Việt Nam hiện nay tương đối đầy đủ, ngoài quy định Dịch vụ logistics (bằng 8 điều) trong Luật Thương mại 2005, còn có các luật khác như Luật Hàng hải, Luật Hàng Không Dân dụng, Luật Giao thông Đường bộ, Luật Đường sắt…), các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất định hướng như quy hoạch, chiến lược phát triển liên quan đến ngành dịch vụ logistics cho các thời kỳ 2020, tầm nhìn 2030 ngày càng hoàn chỉnh.

Ngoài ra thành tựu của CSHT giao thông vận tải ở Việt Nam thể hiện nổi bật nhất ở hai lĩnh vực sau:

- Hoạt động khai thác cảng. Có thể khẳng định, sự phát triển hệ thống

cảng biển Việt Nam thời gian qua đã được nâng lên về nhiều mặt, là động lực quan trọng giúp kinh tế biển ngày một phát triển.

Với những chính sách mở về đầu tư đã giúp cho chất lượng dịch vụ khai thác cảng ngày một nâng cao, thu hút được nhiều nhà đầu tư khai thác cảng chuyên nghiệp, các hãng tàu lớn của thế giới tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển tại Việt Nam như: Tập đoàn DP World - UAE (nhà khai thác cảng số 5 thế giới) tham gia đầu tư, khai thác bến cảng SPCT - TP. Hồ Chí Minh; Tập đoàn SSA Marine - Mỹ (nhà khai thác cảng thứ 9 thế giới) đầu tư khai thác bến cảng CICT tại tỉnh Quảng Ninh và bến cảng SSIT tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tập đoàn PSA - Singapore (nhà khai thác cảng số 3 thế giới) đầu tư, khai thác bến cảng SP-PSA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tập đoàn APMT - Đan Mạch (nhà khai thác cảng số 2 thế giới) đầu tư khai thác Cảng CMIT tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tập đoàn Hutchison Port Holding - Hồng Kông (nhà khai thác cảng biển số 1 thế giới) đầu tư bến cảng SITV tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các hãng tàu Mitsui O.S.K line (Nhật Bản), Wanhai Lines (Đài Loan) đầu tư, khai thác bến cảng container quốc tế Tân Cảng - Cái Mép; hãng tàu MOL, NYK đầu tư bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng)… cùng một số nhà khai thác cảng trong nước như Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã mang đến những dịch vụ cảng biển tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và sức cạnh tranh của cảng biển Việt Nam.

- Hoạt động vận tải. Trong cơ cấu vận tải của Việt Nam, vận tải đường

bộ và thủy nội địa vẫn chiếm ưu thế lớn song vận tải đường biển và đường hàng không đang tăng dần.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các hãng hàng không tại Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước. Khi mở ra cánh cửa phát triển du lịch nội địa, vận tải hàng hóa. Hơn thế nữa là kết nối, mở rộng với các nơi trên khắp thế giới. Sự ra đời và cạnh tranh từ những hãng mới khiến cho các đơn vị ngày càng hoàn thiện mình hơn. Thêm vào đó, các

khách hàng cũng được hưởng lợi từ những chương trình khuyến mãi với mức giá ưu đãi. Hiện có hơn 50 hãng hàng không nước ngoài và 5 hãng hàng không nội địa hoạt động ở Việt Nam. 5 hãng hàng không Việt Nam chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong các tuyến nội địa do chính sách bảo hộ của chính phủ. Còn các tuyến quốc tế, ưu thế thuộc về các hãng nước ngoài với 82% thị phần. Các tuyến vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế chủ yếu ở Việt là Châu Á – Thái Bình Dương, EU và Bắc Mỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 68 - 71)