Quan điểm và định hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng logistics Việt Nam giai đoạn 2021

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 76 - 78)

7 là ga đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Na mở trung tâm thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những đầu mối giao thông vận tải ở khu vực phía Nam: nằm cạnh khu công nghiệp Sóng Thần, tiếp

3.2.Quan điểm và định hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng logistics Việt Nam giai đoạn 2021

Các thách thức từ dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics (từ vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải…) và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Các tác nhân trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư vào công nghệ.

Do triển vọng thương mại toàn cầu không chắc chắn, bởi đại dịch COVID-19 đến nay vẫn chưa được khống chế, nhiều chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế trở nên rủi ro, dễ bị gián đoạn hơn trước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chính sách về hạ tầng logistics được coi là một mắt xích quan trọng để tạo ra sự đột phá cho lĩnh vực logistics nói riêng và môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam nói chung.

Việc đầu tư một cách hiệu quả vào cơ sở hạ tầng logistics sẽ làm gia tăng hiệu suất của nền kinh tế VN, giúp cho hàng hóa và dịch vụ của VN giảm được các chi phí logistics, vốn là một trong những loại chi phí chiếm tỉ trọng cao để từ đó giúp cho hàng hóa và dịch vụ của VN gia tăng được sức cạnh tranh. Hàng loạt giải pháp cần được thực hiện, mà quan trọng nhất là công tác đầu tư này cần tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn chỉnh với tầm nhìn xa để việc lưu thông hàng hóa trong nội địa VN cũng như với khu vực và thế giới là an toàn và hiệu quả. Một loạt các cơ sở vật chất cần phải được đầu tư một cách có hiệu quả để góp phần thực hiện một trong những mũi đột phá chiến lược để không chỉ đem lại lợi ích cho lĩnh vực logistics mà còn đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế, giúp cho kinh tế nước ta có những tiền đề tạo nên tính khả thi cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Phát triển các tuyến vận tải mới và đội tàu: Có thể nói, ở nước ta, hệ thống vận tải có rất nhiều loại hình với nhiều tuyến đường khá thuận lợi. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và thực hiện việc mở mới các tuyến vận tải để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về lưu thông hàng hóa ở trong nước và quốc tế. Trong thời gian vừa qua, nhà nước chủ yếu

tập trung vào đầu tư phát triển các cảng biển còn việc xây dựng và phát triển các đội tàu là do các ngành và DN tự bỏ vốn.

Hạ tầng giao thông đồng bộ và tiên tiến: Đối với lĩnh vực logistics, không có cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại thì khó có thể mang lại hiệu quả cao. Kết cấu hạ tầng và các phương tiện vật chất kĩ thuật của GTVT có vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển các dịch vụ logistics. Phát triển và hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của GTVT là công việc hết sức cần thiết để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc này cũng sẽ có những tác động hết sức to lớn đến sự phát triển dịch vụ logistics trong giai đoạn tới.

Đầu tư phát triển vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa, cần tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Việc kêu gọi đầu tư phát triển các cảng thủy nội địa khai thác hàng container có chức năng đầu mối tại khu vực phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long với cơ sở vật chất, trang thiết bị bốc xếp đồng bộ, hiện đại nhằm gia tăng nhanh thị phần vận tải container bằng đường thủy nội địa là hết sức cần thiết. Cần có các giải pháp kết nối đường thủy nội địa với cảng biển trên cơ sở đầu tư xây dựng bến thủy nội địa, bến phao neo trong vùng nước cảng biển (Hải Phòng, Nghi Sơn; Bà Rịa - Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh …) nhằm khai thác hiệu quả hạ tầng cảng biển tại khu vực, giảm thiểu tình trạng phương tiện thủy nội địa phải chờ làm hàng, bốc xếp hàng hóa do thiếu cảng, bến; từ đó tạo điều kiện kết nối tốt các cảng biển với các khu vực hậu phương, vùng sản xuất hàng hóa tập trung trong nội địa bằng đường thủy nội địa. Đối với vận tải biển, trong giai đoạn tới, cần tập trung xây dựng và phát triển các cảng và nâng cấp đội tàu. Đây là công việc rất quan trọng bởi 90% hàng hóa XNK của nước ta là vận chuyển bằng đường biển.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 76 - 78)