3 Vũ Anh Dũng (2016), “Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp”, Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.1.3. Cơ chế chính sách
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia và đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nước đang phát triển.
Trong những năm qua, Việt Nam và các nước trong khu vực luôn ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo ra sự cải thiện đáng kể về số lượng, chất lượng cơ sở hạ tầng gắn với cải cách thể chế quản lý, huy động vốn, tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng chuẩn mực và có hiệu quả hơn. Có một số chính sách như:
- Chính sách trong xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng: Đây là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định và qui hoạch phát triển
vậy mà việc xây dựng chiến lược phải đi trước một bước và phải trên cơ sở khoa học phù hợp với quá trình phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.
- Chính sách hỗ trợ nguồn vốn và thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics: đây là chính sách có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đảm
bảo tính liên tục và sự phát triển hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế. Mục tiêu của chính sách là tạo động lực thu hút đầu tư (đối với các nhà đầu tư tiềm năng), tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân xây dựng phát triển CSHT logistics hiện tại ở địa phương.
Vể nội dung, hỗ trợ đầu tư hoàn thiện thủ tục pháp lý, đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ dịch vụ tiện ích (cấp điện, cấp nước, viễn thông…). Hỗ trợ áp dụng về đầu tư theo hình thức đối tác công tư theo quy định luật Đầu tư ngày 26/11/2014; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Quyết định số 23/2015/QĐ – TTg ngày 26/6/2015 của thủ tướng chính phủ quy định cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao.
- Chính sách về sử dụng đất đai: Chính sách này được quan niệm là
những giải pháp, công cụ về quy hoạch sử dụng đất, về những điểu kiện trong quá trình cho thu hồi đất thuê đất như thời gian thuê đất, giá thuê đất,… để tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế có thể tiếp cận được đất đai phục vụ cho chính sách phát triển CSHT logistics.
Về nội dung: Cơ chế chính sách của chính quyền địa phương đối với tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng phát triển CSHT logistics.
- Chính sách phát triển khoa học công nghệ, công nghệ thông tin: là
tổng thể các quan điểm, chủ trương và giải pháp mà chính quyền thành phố áp dụng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, có hiệu quả các điều kiện cần thiết về CSHT CNTT, các dịch vụ CNTT, khoa học công nghệ cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống logistics trong đó có CSHT logistics. Chính sách này
tạo ra động lực thu hút đầu tư phát triển CSHT logistics, tạo ra các điều kiện thuận lợi, môi trường cho phát triển CSHT logistics.
Về nội dung: đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, chính sách ưu đãi thuế và tín dụng đối với hoạt động KHCN, CNTT trong lĩnh vực logistics, khuyến khích các doanh nghiệp logistics đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng CNTT trong các khâu hoạt động logistics.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Được xem là tổng thể các
quan điểm, giải pháp và công cụ mà chính quyền địa phương sử dụng trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics. Về mục tiêu, chính sách phát triển nguồn nhân lực góp phần giúp xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao xây dựng chính sách phát triển CSHT logistics.
Về nội dung: chủ yếu bao gồm: Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở đào tạo ở địa phương; cơ chế thu hút nguồn nhân lực; cử các chuyên gia QLNN đào tạo nước ngoài theo đề án như theo quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 đã xác định các nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam đến năm 2025.
- Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế: Là toàn bộ các quan điểm, chủ
trương, giải pháp mà chính quyền thành phố áp dụng và triển khai các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và nhà nước nhằm tạo mội trường và mọi điều kiện, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết để ngành logistics thành phố cũng như các doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả các cơ hội va hạn chế những thách thức trong quá trình hội nhập, qua đó thúc đẩy tiến trình xây dựng và phát triển CSHT logistics.
- Chính sách tạo được môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội từ hội nhập, mở cửa thị trường logistics, thu hút đầu tư cho phát triển CSHT logistics.
Về nội dung: hỗ trợ các doanh nghiệp nhận biết đầy đủ các cam kết, các cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó có các biện pháp, chính sách phát triển phù hợp, tận dụng tốt các cơ hội trong phát triển
logistics đối với địa phương và thành phố, xây dựng CSHT logistics phù hợp với mạng lưới, hệ thống logistics của khu vực và thế giới.
* Một số chính sách phát triển hạ tầng logistics ở Việt Nam
Phát triển hạ tầng logistics, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những chìa khóa quan trọng cho cuộc đua của các nước trong bối cảnh các chuỗi cung ứng quốc tế có sự dịch chuyển, mở rộng ra ngoài thị trường Trung Quốc sau dịch Covid-19. Do đó, chính sách về hạ tầng logistics được coi là một mắt xích quan trọng để tạo ra sự đột phá cho lĩnh vực logistics nói chung và môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam nói chung.
Ngày 01/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó có các chính sách về hạ tầng logistics như sau:
- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sớm quyết định đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và tổ chức thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Làm tốt công tác quản lý, sửa chữa, duy tu, bảo trì thường xuyên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt.
- Phát huy vai trò đô thị lớn, tháo gỡ những điểm nghẽn, thu hút các nguồn lực cho phát triển đô thị hiện đại, gắn kết với phát triển khu vực nông thôn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện thực tế của vùng và của mỗi đô thị.
- Đổi mới và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại. Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Việt với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; từng bước tiến đến làm chủ công nghệ nền tảng tạo đột phá cho chuyển đổi sang nền kinh tế số.
Nghị định số 67/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày
kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, đã bổ sung nhiều nội dung mới có thể thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng logistics. Ví dụ, các quy định về kho ngoại quan, về kho hàng không kéo dài, hay Điều 36 quy định về điều kiện công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh…
Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác. Từ đó, định hướng đến năm 2030: Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải khách đường dài với vận tải hành khách đô thị. Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai.
Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Việc điều chỉnh Quy hoạch nhằm bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu và giao lưu giữa các vùng, miền trong nước bằng đường biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với năng lực theo quy hoạch của hệ thống cảng biển tại các thời điểm quy hoạch. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (khi có điều kiện) tiếp nhận được tàu trọng tải đến 100.000 tấn (tàu container 8.000 TEU) hoặc lớn hơn,
đủ năng lực để có thể kết hợp vai trò trung chuyển container quốc tế; các cảng chuyên dùng quy mô lớn cho các liên hợp luyện kim, lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện sử dụng than.
Thực hiện Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25/2/2013, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải (GTVT), trong thời gian 2016 - 2020, Đảng, Nhà nước và cả xã hội đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển GTVT; trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) đã có bước phát triển mạnh mẽ. Chất lượng vận tải ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Một số công trình giao thông hiện đại, như đường bộ cao tốc, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế,... đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước.