Vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng logistics

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 25 - 29)

3 Vũ Anh Dũng (2016), “Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp”, Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

1.2.3.Vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng logistics

Trong hoạt động logistics, cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cung ứng dịch vụ logistics. Phát triển cơ sở hạ tầng

logistics là một trong những bộ phận quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng, là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh tế, xã hội và hệ thống dịch vụ logistics.

Phát triển cơ sở hạ tầng logistics không những ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dịch vụ logistics mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành dịch vụ khác. Chi phí logistics cao làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giảm tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

a. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

GTVT góp phần thu hút đầu tư, rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các tỉnh thành trong cả nước do đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, rút ngắn trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và thúc đẩy các địa phương phát triển kinh tế. Hệ thống GTVT phát triển sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng và địa phương với nhau,giữa các quốc gia này từ đó sẽ tìm ra được những cơ hội đầu tư tốt và tiến hành đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển cùng với đó là thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho mục tiêu phát triển kinh tế. GTVT góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua kíchthích tạo việc làm và tăng năng suất lao động. Sự phát triển của hạ tầng giao thông đường bộ đã góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Hạ tầng GTVT phát triển sẽ đóng góp tích cực vào việc tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, từ đó tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng và phát triển của các ngành khác.

- Phát triển văn hoá-xã hội:

Hệ thống GTVT phát triển sẽ nảy sinh các ngành nghề mới, các cơ sở sản xuất mới phát triển từ đó tạo cơ hội việc làm và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng cũng được giảm, hạn chế sự di cư bất hợp pháp từ nông thôn ra thành thị.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hạ tầng GTVT sẽ đóng góp đáng kể vào việc giảm chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng lớn. Khi hạ tầng GTVT phát triển thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển hàng hoá tới nơi tiêu thụ, chi phí nhập nguyên liệu; ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được một số chi phí khác như chi phí quản lý và bảo quản hàng hoá, chi phí lưu trữ hàng tồn kho…Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm và nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hệ thống GTVT phát triển cũng sẽ giúp các doanh nghiệp giao hàng đúng nơi và đúng thời gian từ đó tạo được uy tín cho doanh nghiệp, trong kinh doanh thì điều này là rất quan trọng. Mặt khác khi giao thông đường bộ phát triển thì sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng do đó hàng hóa sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, điều này sẽ rút ngắn thời gian quay vòng vốn và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp.

- Bảo đảm an ninh quốc phòng

Hệ thống GTVT đóng góp tích cực vào việc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, và bảo vệ quốc phòng. Với hạ tầng GTĐB hiện đại sẽ giảm thiểu đuợc tình trạng ùn tắc đường đang xảy ra trong thời gian qua đặc biệt là ở các thành phố lớn, giảm tai nạn giao thông, giữ gìn trật tự xã hội. Đây là một trong những vấn đề mà đảng và chính phủ đang rất quan tâm.

- Đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế

Hội nhập và giao lưu kinh tế về mọi mặt đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hiện nay thì hạ tầng GTVT của nước ta còn ở mức yếu so với các nước trong khu vực nên ảnh hưởng lớn khả năng hội nhập và giao lưu với các nước. Chính vì vậy mà Việt Nam đang xúc tiến để xây dựng các hệ thống đường xuyên quốc gia góp phần mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nước.

Hệ thống GTVT phát triển sẽ góp phần bảo vệ biên giới của đất nước, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức của người dân đặc biệt là các dân tộc ở vùng sâu cùng xa. Giao thông được xác định là một hệ thống công trình hạ tầng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giao thông – vận tải là khâu quan trọng trong kết cấu hạ tầng, là yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển giao lưu kinh tế trong và ngoài nước.

b. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao nhận hàng hóa - Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ

Thông qua việc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm. Cảng biển là đầu mối vận tải quan trọng, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển. Năng lực hệ thống cảng container đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ logistics.

c. Vai trò của hạ tầng kho bãi

- Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối

Nhờ có kho nên có thể chủ động đặt các đơn, lô hàng quy mô kinh tế lớn trong quá trình sản xuất và phân phối nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên một đơn vị, từ đó góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối, tăng cường thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Kho góp phần vào việc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng được đảm bảo, tiết kiệm chi phí lưu thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu qảu cơ sở vật chất của kho. Ngoài ra, hạ tầng kho bãi logistics còn hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ thông qua việc đảm bảo hàng hóa duy trì chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.

d. Vai trò của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động logistics và tạo ra một vị trí quan trọng cho logistics tại doanh nghiệp

Từ những năm 80, người ta đã sử dụng công nghệ mã số (bar code), trao đổi thông tin điện tử (EDI - electronic data interchange) để thông tin trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài công ty. Ngoài ra còn phải kể đến vệ tinh, máy fax, máy photo, và các dụng cụ ghi băng, ghi hình khác.

- G óp phần nâng cao tốc độ và hiệu quả các giao dịch đầu vào

và đầu ra

Việc kết nối thông tin mạng với nhà cung cấp và khách hàng tăng nhanh, nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng ngày càng cao hơn. Trước đòi hỏi này, các công ty đã nhanh chóng sử dụng công nghệ Internet không chỉ để kết nối nhu cầu thông tin của khách hàng với khả năng cung cấp của đơn vị logistics một cách tức thời mà còn là một phương tiện kinh doanh hiện đại, nhằm đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 25 - 29)