Kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng logistic sở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 29 - 31)

3 Vũ Anh Dũng (2016), “Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp”, Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

1.3.1. Kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng logistic sở Trung Quốc

Cơ sở hạ tầng Logistics Trung Quốc hiện nay được đánh giá vào hàng phát triển trên thế giới. Những công trình ghi dấu ấn chỉ Trung Quốc mới có đã tạo nên hình ảnh cường quốc phát triển.

Hệ thống đường cao tốc: Toàn bộ các thành phố lớn, thành phố vệ tinh của Trung Quốc đã được kết nối bằng hệ thống đường cao tốc hiện đại. Trong đó, những dự án trọng điểm như đường cao tốc kết nối các thành phố lớn Bắc

Kinh, Hồng Kông và Macau. Tổng chiều dài cao tốc tại Trung Quốc lên đến 41.000 km, chỉ sau Mỹ về số km đường cao tốc.

Đường sắt: Trung Quốc tập trung rất lớn cho xây dựng hệ thống đường sắt, hiện có khoảng gần 20.000 km đường sắt và ngân sách đầu tư cho phát triển đường sắt rất lớn, lên đến 200 tỷ USD cho xây dựng và phát triển hệ thống loại hình vận chuyển này.

Chính phủ Trung Quốc luôn khuyến khích cách doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống logistics, kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào đầu tư hệ thống logistics quốc gia. Đây là chính sách quan trọng để Trung Quốc có thể thu hút nguồn vốn lớn vào đầu tư cho hệ thống logistics quốc gia. Các lĩnh vực đầu tư lớn của Trung Quốc đều có sự góp mặt của kinh tế tư nhân. Như hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt... và hệ thống kho bãi, trung tâm logistics. Thị trường logistics của Trung Quốc được quản lý bởi Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt, hoạt động kho bãi và trung tâm logistics được chính phủ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện nới lỏng các chính sách bảo hộ của mình cho các hoạt động Logistics. Với sự nới lỏng này cho phép các công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài được phép tham gia sâu rộng hơn các dịch vụ logistics.

Cụ thể, luật điều chỉnh hoạt động logistics đối với các lĩnh vực như sau: Hoạt

động giao nhận: Giấy phép hoạt động sẽ được bỏ; Tỷ lệ vốn liên doanh không

bị hạn chế; Được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn; Các công ty giao nhận nước ngoài được phép thành lập liên doanh thứ 2.

Hoạt động vận tải đường biển quốc tế: Các hãng tàu được phép cung

cấp dịch vụ quản lý logistics.

Dịch vụ vận chuyển đường bộ: Các công ty nước ngoài chỉ được phép

đối tác nước ngoài có thể nắm tỷ lệ chi phối trong các liên doanh và sau 3 năm các công ty này có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Dịch vụ phát chuyển nhanh: Trung Quốc cam kết mở cửa các dịch vụ

phát chuyển bưu phẩm quốc tế, các dịch vụ liên quan đến phát chuyển hàng hóa. Các công ty nước ngoài có thể giữ tỷ lệ vốn chi phối trong liên doanh. Công ty nước ngoài được phép thành lập 100% vốn nước ngoài.

Dịch vụ lưu trữ hàng và kho bãi: Các nhà cung cấp nước ngoài được

phép khai thác dịch vụ kho bãi dưới hình thức hoạt động liên doanh. Các doanh nghiệp này được phép nắm vốn chi phối trong liên doanh.

Chính phủ Trung Quốc luôn chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng logistics, mặc dù cơ sở hạ tầng logistics của Trung Quốc chưa phải mạnh so với các quốc gia phát triển về logistics. Tuy nhiên, việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng đang giúp ngành logistics Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và đóng góp lớn vào thành công trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w