Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 84 - 88)

8 Hiệp hội cảng biển Việt Nam

3.3.2.Giải pháp về nguồn nhân lực

Thực tế cũng cho thấy, nguồn nhân lực chính là vấn đề nan giải nhất của ngành Logistic hiện nay, bởi do phát triển nóng nên nguồn nhân lực của ngành này vừa thiếu, vừa yếu. Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành này càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Về định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics theo quan điểm của VIFFAS là phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn.

Trong chiến lược dài hạn, hiệp hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng tài trợ, hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành logistics. Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Bộ luật thương mại, chương về logistics. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.

Về tổ chức tuyên truyền, VIFFAS nên tổ chức xuất bản một tờ tạp chí riêng (như tờ Việt Nam Logistics chẳng hạn) cho mình để làm diễn đàn cho các hội viên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc về ngành nghề của mình, có tiếng nói với chính phủ, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành logistics Việt Nam. Các chương trình đào tạo sẽ được thông báo rộng rãi đến các hội viên để tích cực tham gia và tổ chức đào tạo. VIFFAS sẽ cung cấp các sách báo, tài liệu nghiệp vụ cho các hội viên để tham khảo.

Về ngắn hạn các công ty, doanh nghiệp có thể thông báo cho Hiệp hội về nhu cầu đào tạo, các lĩnh vực quan tâm cũng như mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay đang có kế hoạch đầu tư con người để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và cung cấp dịch vụ có hàm lượng chất xám cao hơn. Đào tạo và chuyên môn hóa lực lượng lo thủ tục hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế. Xây dựng kế hoạch, cử

người đi tham quan, học hỏi ở nước ngoài, có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế.

Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics

ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Dịch vụ logistics ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển khá lớn. Hạ tầng logistics cũng đã hình thành, nhưng còn manh mún và chưa có một quy hoạch đồng bộ. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa giúp ngành logistics Việt Nam phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ Logistics. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi không ngừng được mở rộng với qui mô lớn, rộng khắp. Cùng với đó, các dịch vụ đi kèm đã, đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Các thủ tục, thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu cũng đã cải thiện đáng kể.

Kết cấu hạ tầng nói chung cần đi trước một bước và có tầm nhìn dài hạn hơn. Thượng tầng pháp lý cần đi trước cả kết cấu hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, lấy hạ tầng cảng biển làm trung tâm. Lấy vùng miền (khu kinh tế trọng điểm, nhóm cảng biển theo quy hoạch, phạm vi ảnh hưởng của nhóm cảng biển) làm phạm vi tổ chức thực hiện. Có đầu mối chịu trách nhiệm dài hạn (cơ quan quản lý cảng biển) về hiệu quả thu hút đầu tư tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển gắn liền với yêu cầu chung và lợi ích của các bên có liên quan chính, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường, tiềm năng đặc thù của từng địa phương, vùng miền. Tăng cường quản lý nhà nước về cạnh tranh thị trường dịch vụ cảng biển và logistics có yếu tố nước ngoài. Tạo niền tin cho nhà đầu tư hiện có và tiềm năng trên cơ sở đảm bảo các điều kiện cơ bản theo yêu cầu, và nếu được, có thông tin, giải thích về những bất cập, tồn tại đã phát sinh trong quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng. Về phía doanh nghiệp, để đáp ứng với việc hội nhập, cần đào tạo hế thống nguồn nhân lực chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp và mở rộng thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp vận chyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác; liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ trong cả nước và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 84 - 88)