8 Hiệp hội cảng biển Việt Nam
3.3.3. Giải pháp về chính sách hỗ trợ và thu hút đầu tư
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện nay các sở, ngành địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu CSHT đồng bộ phục vụ hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư.
Ngành GTVT tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực để xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; ưu tiên xây dựng, nâng cấp các công trình có tính quan trọng, cấp bách để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải của người dân và doanh nghiệp. Tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm, huyết mạch trên địa bàn tỉnh, đưa vào khai thác đúng tiến độ đảm bảo hiệu quả.
Thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics chuyên ngành vận tải nhằm giảm bớt chi phí, thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; rà soát, giảm chi phí cầu, đường. Hỗ trợ các đơn vị vận tải thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị vận tải để tăng tỷ lệ vận tải hai chiều, nâng cao hiệu quả kinh tế của các đơn vị vận tải.
Nhà nước cần có chính sách đa dạng hóa trong kêu gọi đầu tư vào phát triển hệ thống logistics quốc gia, đa dạng hóa loại hình đầu tư như PPP (hợp tác công tư), BOT (hợp tác chuyển giao)… Việc đa dạng hóa là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu nguồn vốn để phát triển hạ tầng logistics, thiếu kinh nghiệm trong quản lý điều hành hệ thống logistics, thiếu trình độ và nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển hệ thống logistics.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng; đề xuất cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách, huy động các nguồn lực để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tổ
chức khai thác tốt kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình có tính quan trọng, cấp bách.