Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 75 - 76)

7 là ga đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Na mở trung tâm thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những đầu mối giao thông vận tải ở khu vực phía Nam: nằm cạnh khu công nghiệp Sóng Thần, tiếp

3.1.2. Bối cảnh quốc tế

Hoạt động Logistics trên thế giới (toàn cầu) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và nhiều lao động trong lĩnh vực này phải

Nửa cuối năm 2020, thị trường logistics toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế sau dịch. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 được thực hiện bởi Chính phủ cũng đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các động lực chính của thị trường này trong nửa cuối năm 2020 chính là nỗ lực lớn từ cả phía các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để giúp ổn định chuỗi cung ứng. Ngược lại, các yếu tố kìm hãm thị trường là thiếu lao động, nhu cầu sụt giảm và thiếu các công cụ giúp phòng chống dịch hiệu quả trong quá trình thực hiện hoạt động logistics.

Các nước ASEAN cơ bản đã kiểm soát được làn sóng dịch bệnh thứ 2 và thứ 3, cho phép các Công ty logistics và chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tình hình dịch bệnh. Thương mại nội Á ngày càng tăng, cùng với sự gia tăng nhập khẩu không chỉ đối với đầu vào sản xuất mà còn cả các sản phẩm tiêu dùng đang là động lực quan trọng cho lĩnh vực logistics Châu Á. Chiến lược Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã dẫn đến việc đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng giao thông tại Châu Á khi nước này tìm cách hội nhập với các thị trường Châu Á và Châu Âu.

Đến nay, hầu hết hàng hóa được vận chuyển đến Hoa Kỳ và Châu Âu thông qua các tuyến thương mại Đông – Tây. Tuy nhiên, xu hướng trong vài năm gần đây là sự nổi lên của thương mại nội Á. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đã có các cảng container hiện đại, quy mô lớn trong các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương khác đang đầu tư hàng tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng logistics để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa container. Riêng với thị trường chuỗi lạnh (gồm cả lưu trữ lạnh và vận chuyển lạnh), khu vực Châu Mỹ dự kiến sẽ chiếm thị phần lớn nhất trong giai đoạn 2021-2025.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 75 - 76)