Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 74 - 75)

7 là ga đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Na mở trung tâm thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những đầu mối giao thông vận tải ở khu vực phía Nam: nằm cạnh khu công nghiệp Sóng Thần, tiếp

3.1.1. Bối cảnh trong nước

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 01/2020 gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống con người trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, từ khi nổ ra đại dịch, cuộc khủng khoảng này tác động mạnh mẽ lên ngành vận tải, logistics và tìm nguồn cung ứng chiến lược trọng yếu. Các dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường bộ và vận tải đường sắt bị tác động nặng nề nhất. Vận tải biển ít bị ảnh hưởng hơn với cước phí vẫn giữ vững mặc dù yêu cầu chuyên chở có giảm sút và khó khăn về thủ tục do đại dịch.

Vận tải hàng hóa đường hàng không là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 (2020). So với vận tải hành khách, tác động của Covid-19 đối với vận tải hàng hóa tương đối nhẹ vì các hạn chế về quy định ít nghiêm ngặt hơn. Ví dụ, gần như tất cả các chuyến bay chở khách đã bị hủy trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã công bố triển vọng tài chính cho ngành vận tải hàng không toàn cầu cho thấy các hãng hàng không dự kiến sẽ mất 84,3 tỷ USD (2020) với tỷ suất lợi nhuận ròng là -20,1%. Doanh thu toàn ngành (gồm cả hành khách và hàng hóa) sẽ giảm 50% xuống còn 419 tỷ USD từ 838 tỷ USD (2019). Tổng số lượng hàng hóa vận chuyển dự kiến sẽ giảm 10,3 triệu tấn (2019) xuống còn 51 triệu tấn (2020). Sự thiếu hụt nghiêm trọng về năng lực vận tải hàng hóa đẩy giá cước tăng trong năm 2020.

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là phân khúc lớn nhất trong thị trường vận tải trên thế giới. So với đường hàng không và đường thủy thì đường bộ ít chịu tác động của Covid-19 hơn. Vận tải đường bộ được coi là một phương thức vận tải quan trọng trong bối cảnh dịch. Tuy nhiên, thách thức hàng đầu của phân khúc vận tải đường bộ là tình trạng thiếu lái xe và năng lực đảm bảo

an toàn cho sức khỏe của các tài xế trong điều kiện thiếu hụt nhân lực và dịch bệnh. Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, đường bộ tiếp tục được lựa chọn như là phương thức vận chuyển phù hợp cho các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ cho việc phân phối thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm thiết yếu khác.

Vận chuyển hàng hóa đường sắt do có phạm vi vận chuyển riêng nên ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thậm chí, tại một số thị trường lớn như Trung Quốc, tỷ trọng của đường sắt trong tổng vận chuyển hàng hóa đã tăng lên trong thời gian nước này phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh. Năm 2020 cũng chứng kiến những nỗ lực chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng mạng lưới đường sắt, ứng dụng khoa học công nghệ, “xanh hóa” ngành đường sắt… tại Châu Âu và Bắc Mỹ để hình thành các trung tâm trung chuyển và xác lập vai trò của đường sắt như một mắt xích quan trọng của vận tải liên phương thức.

Tác động của Covid-19 đối với vận tải hàng hóa bằng đường biển và cảng biển trở nên rõ ràng hơn vào quý II/ 2020. Khó khăn với ngành vận tải đường biển và cảng biển trong nửa đầu năm 2020 không chỉ do khối lượng thương mại giảm mà còn bởi tình trạng thiếu nhân công và không thể đổi thủy thủ đoàn như thường lệ, bởi các quy định hạn chế và cách ly đối với người nhập khẩu tại các nước. Các yêu cầu về giao thức y tế mới trong bối cảnh dịch bệnh và ngay cả khi đã chuyển sang giai đoạn “bình thường mới” dẫn đến nhiều quy trình hơn tại các cảng biển, làm ảnh hưởng đến lộ trình chung của các đội tàu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistic tại việt nam (Trang 74 - 75)