3 Vũ Anh Dũng (2016), “Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp”, Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2.1. Thực trạng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cả nước đến nay đã có hơn 1.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác; gần 600.000 km đường quốc lộ, đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng; hàng nghìn cây cầu từ thô sơ đến hiện đại đã hiện diện dọc ngang khắp mọi miền đất nước.
Tỷ trọng chiều dài các loại đƣờng bộ trong tổng hệ thống đƣờng bộ Việt Nam
Hình 2.1: Tỷ trọng chiều dài các loại đƣờng bộ trong tổng hệ thống đƣờng bộ Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục đường bộ Việt nam)
Về đường bộ, từ năm 2011 - 2020 đã đưa vào khai thác 1.041km đường cao tốc, đang đầu tư xây dựng hơn 160km, tiếp tục triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng thêm 654km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (theo Nghị quyết số 52/2017/QH14, ngày 22/11/2017, của Quốc hội); 40km đường cao tốc đoạn thành phố Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị (Đồng Đăng); 92km đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.
16001400 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Sơ bộ
Hình 2.2: Khối lƣợng hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng bộ giai đoạn 2010 – 2019 (Đơn vị : Triệu tấn)
(Nguồn : Tổng cục thống kê)
Qua hình 2.2 về khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ giai đoạn 2010 – 2019, có thể thấy khối lượng hàng hóa tăng đều qua các năm. Từ 2010 – 2019, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tăng 128.4% (Từ 587,01 triệu tấn năm 2010 tăng lên 1340,5 năm 2019), tốc độ tăng bình quân mỗi năm tăng 9.6%. Có thể thấy, Việt Nam đã có những chính sách đầu tư hiệu quả đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong 10 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, nửa cuối năm 2020, thị trường logistics toàn cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế sau dịch. Lúc này, vận tải hàng hóa bằng đường bộ là phân khúc lớn nhất trong thị trường vận tải trên thế giới. So với đường hàng không và đường thủy thì đường bộ ít chịu tác động của Covid-19 hơn. Vận tải đường bộ được coi là một phương thức vận tải quan trọng trong bối cảnh dịch. Tuy nhiên, thách thức hàng đầu của phân khúc vận tải đường bộ là tình trạng thiếu lái xe và năng lực đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các tài xế trong điều kiện thiếu hụt nhân lực và dịch
như là phương thức vận chuyển phù hợp cho các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ cho việc phân phối thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm thiết yếu khác.
Mặc dù hệ thống giao thông đường bộ đã được đầu tư từ lâu nhưng thực tiễn hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của cả nền kinh tế, vẫn còn nhiều cung đường chật hẹp, năng lực vận tải thấp, tình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra nên không thể sử dụng được cho vận tải hàng hoá nặng, như khu vực cảng Cát Lái (TP.HCM). Hiện tượng tắc đường
ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh…gây ra sự thất thoát lãng phí rất lớn các nguồn lực. Nhiều khu công nghiệp xây dựng xong nhưng chưa có đường giao thông hoặc bố trí quá xa hệ thống cảng biển, làm chi phí vận tải đội lên rất cao. Chưa kể đến việc chi phí phi chính thức trong vận tải đường bộ còn cao do giới hạn về tải trọng cũng như khung giờ hoạt động của xe tải eo hẹp so với nhu cầu vận chuyển của doanh nghiệp. Nhiều trạm thu phí với mức cao hoặc đặt vị trí không hợp lý dẫn đến việc lái xe tìm cách vòng vào các đường nhỏ, cũ để „né‟ trạm thu phí, gây tắc đường và xuống cấp trầm trọng các đường tỉnh lộ.