- Niên giám thống kê 19902000 tỉnh Thanh Hoá
3.3- Những điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá.
theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá.
Nhìn nhận một cách tổng quát, sau 15 năm đổi mới, bên cạnh những kết quả đã đạt đợc rất đáng phấn khởi vẫn còn những tồn tại yếu kém của nền kinh tế nh tốc độ phát triển không ổn định, mức thu nhập bình quân đầu ngời thấp, lao động, việc làm... Trong đó có thể xem chuyển dịch cơ cấu chậm là tồn tại cần giải quyết
trong thời gian tới, có nh vậy mới khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng,lợi thế và nguồn lực để tăng tốc độ phát triển của tỉnh. Để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đợc diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao trong những năm tới thiết nghĩ cần phải có một số tiền đề, điều kiện cơ bản sau:
Một là: Xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trớc một bớc.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, nơi nào có giao thông phát triển, điện hệ thống thông tin liên lạc đợc quan tâm thì vùng đó, nơi đó kinh tế hàng hoá phát triển mạnh. Do điều kiện tự nhiên Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng, ngời đông, địa hình tự nhiên bị chia cắt thành nhiều vùng, miền khác nhau bởi hệ thống sông núi chạy ngang dọc. Vì vậy việc đi lại của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chêng lệch giữa các vùng miền trong tỉnh là rất lớn. Do vậy để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phơng hớng đã đề ra cần phải có sự u tiên đầu t và tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, trớc hết là đầu t các công trình giao thông, điện, nớc, thông tin liên lạc, trờng học, bệnh viện trạm xá... Mở rộng giao lu buôn bán với bên ngoài bằng đờng biển (qua cảng Nghi Sơn) và đờng bộ (thông qua cửa khẩu NaMèo giữa Thanh Hoá và Hủa Phăn - Lào)
Hai là: Vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải có nguồn lực cho phát triển, mà trong đó quan trọng nhất là vốn, mọi phơng án sẽ không khả thi khi không có nguồn vốn cho đầu t. Vì vậy đây là điều kiện cơ bản tạo ra sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để đạt đợc mục tiêu đề ra, đòi hỏi Thanh Hoá trong những năm tới phải huy động đợc từ 4000 - 5000 tỷ đồng cho đầu t phát triển ( từ 35-40 % GDP của tỉnh). Vì vậy, một mặt cần huy động mọi nguồn vốn của dân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nớc, trong đó phải xác định nguồn nội lực trong tỉnh là quan trọng quyết định nhất. Mặt khác trong việc sử dụng vốn cần xác định đầu t có trọng điểm vào các ngành chủ lực của tỉnh để tạo đà cho phát triển, tránh đầu t tràn lan không hiệu quả. Tập trung đầu t khai thác các thế mạnh khả năng của tỉnh, hình thành các khu công nghiệp tập trung gắn với các vùng kinh tế động lực thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển.
Ba là: Phải có sự tác động của kinh tế nhà nớc.
Để Thanh Hoá phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tránh tụt hậu thì một điều không thể thiếu đó là sự tác động về kinh tế của nhà nớc cả về
mặt kinh tế cũng nh cơ chế chính sách, luật pháp cho sự phát triển, đặc biệt là về mặt cơ chế chính sách. Thực tiễn ở Thanh Hoá những năm qua, nếu tỉnh có chính sách đúng, hợp lòng dân thì sẽ khai thác đợc nội lực đẩy nhanh tốc độ phát triển. Nổi bật nhất là chính sách đổi điền dồn thửa đợc đông đảo bà con nông dân nhiệt tình hởng ứng, Mặt khác Thanh Hoá là một tỉnh rộng, ngời đông, điểm xuất phát thấp về kinh tế, do vậy đòi hỏi nhà nớc cũng cần có sự u tiên đầu t cho Thanh Hoá. Có nh vậy mới tạo cho Thanh Hoá có thế và lực để đi lên.
Bốn là: Vai trò tác động của công nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể không nói đến vai trò tác động của công nghiệp, phát triển công nghiệp là chiếc chìa khoá vàng để Thanh Hoá chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thực tiễn những năm đổi mới, Thanh Hoá đã có nhiều mô hình trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, trong đó mô hình hợp tác mới của hiệp hội mía đờng Lam Sơn là một ví dụ điển hình. Trong những năm tới, vai trò tác động của công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp gia công hàng xuất khẩu, công nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ là những ngành công nghiệp quan trọng tạo tiền đề và điều kiện để Thanh Hoá đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành CNH-HĐH ở Thanh Hoá.
a/ Những lợi thế so sánh:
- Thanh Hoá có vị trí địa lý tơng đối thuận lợi, là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có quốc lộ 1A đi qua ... là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, mở rộng giao lu kinh tế.
- Là tỉnh có 4 vùng sinh thái rõ rệt: vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng trung du và miền núi sẽ tạo cơ sở cho sự phong phú, đa dạng về sản phẩm, tạo thế bổ sung lẫn nhau giữa các vùng miền trong tỉnh, phát triển thơng mại, dịch vụ, ít nhất là trong phạm vi nội tỉnh.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Khả năng mở rộng diện tích sản xuất nông - lâm - ng nghiệp còn lớn. Giàu nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy, sợi, lơng thực, thực phẩm.
- Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, có nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí đã đợc nâng lên, đội ngũ cán bộ khoa học quản lý đông đảo, có hệ thống giáo dục toàn diện hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học, nếu đợc phát huy, sử dụng tốt sẽ là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển.
- Thanh Hoá là một trong số ít tỉnh trong cả nớc đạt sản lợng lơng thực trên 1 triệu tấn/năm. Căn bản tự túc lơng thực, bớc đầu có lơng thực hàng hoá là điều kiện thuận lợi để tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy hiệu quả trong kinh tế thị trờng.
b/Những khó khăn và thách thức.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, song mức độ khai thác còn thấp. Nền kinh tế của tỉnh còn nặng tính “thuần nông”. Trong khi tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của cả nớc năm 2000 là 24,3% thì Thanh Hoá là 39,9%, dân số nông thôn theo số liệu điều tra dân số 1/4/1999 cả nớc chiếm 76,5% còn Thanh Hoá là 90,8%.
- Điểm xuất phát kinh tế thấp, thể hiện ở mức bình quân GDP đầu ngời đến năm 2000 mới đạt 292 USD trong khi bình quân chung của cả nớc là 390USD. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, ch- a có tích luỹ đáng kể từ nội bộ nền kinh tế. Tổng thu mới đáp ứng đợc trên 50% chi, còn lại là trung ơng hỗ trợ.
- Là tỉnh có dân số đông, tốc độ tăng tự nhiên còn cao đang là áp lực lớn trong khi nền kinh tế phát triển chậm. Đội ngũ lao động có tay nghề cao quá ít, lao động thiếu và không có việc làm ngày càng cao. Đời sống nhân dân tuy có bớc cải thiện song số hộ nghèo, đói vẫn còn cao trong tỉnh.
- Kết cấu hạ tầng xã hội thấp kém, đặc biệt là vùng miền núi phức tạp, chia cắt mạnh, hệ thống điện đờng trờng trạm còn gặp nhiều khó khăn, đến nay vẫn còn 2 huyện miền núi cha có điện quốc gia.
- Nằm tiếp giáp với vùng trọng điểm Bắc Bộ là thách thức lớn đối với Thanh Hoá về khả năng canh tranh gọi vốn đầu t, tìm kiếm thị trờng. Yếu tố thông tin kinh tế còn hạn chế so với các trung tâm kinh tế lớn nh Hà Nội, Hải Phòng...
Qua phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Hoá thời gian qua, những mặt đạt đợc và những yếu kém còn tồn tại cũng nh các nguyên nhân của nó. Trên cơ sở nguồn lực sẵn có và huy động từ bên ngoài.
Thanh Hoá đã xây dựng các quan điểm, mục tiêu, phơng hơng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vậy trong thời gian tới Thanh Hoá cần phải làm gì để giải quyết tồn tại của thời gian qua, đồng thời thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Đứng trên góc độ đầu t, chúng ta xem xét tiếp mục: Một số giải pháp đầu t nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá.