Nguyên tắc của kiểm tra

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 107 - 109)

4.1.4.1. Nguyên tắc kiểm soát khu vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm tra thiết yếu

Một trong những đường lối quan trọng của việc kiểm tra đối với những khâu cần thiết cho kết quả và hiệu quả nắm chắc rằng, chúng được thiết kế ra để chỉ rõ những chỗ khác biệt. Nói cách khác, bằng cách tập trung vào những chỗ khác biệt so với nhiệm vụ, kế hoạch, các nhà quản lý có thể dùng những cách kiểm tra dựa trên nguyên lý loại trừ để tách riêng những chỗ đòi hỏi cần phải có sự chú ý của họ và họ nên tập trung sự chú ý đó. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ đơn thuần nhìn vào những chỗ khác biệt thì chưa đủ. Vì thế, Kết quả là trong thực hành nguyên lý loại trừ cần phải đi kèm với nguyên tắc kiểm tra các điểm thiết yếu. Nếu chỉ quan tâm tới những chỗ khác biệt thì chưa đủ; chúng ta phải quan tâm tới những chỗ khác biệt ấy tại các điểm kiểm tra thiết yếu.

4.1.4.2. Tuân thủ pháp luật

Kiểm tra là nền tảng cơ bản cho các chủ thể tham gia trên thị trường hoạt động một cách hợp pháp. Do vậy, hệ thống thể chế kinh tế và thể chế quản lý kinh tế cần được phân tích, đánh giá, điều chỉnh phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, với trình độ và năng lực hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp. Sự phù hợp này sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và Nhà nước có thể quản lý tốt hơn sự vận động của nền kinh tế

Sự tuân thủ pháp luật sẽ tạo ra một cơ chế trách nhiệm báo cáo lẫn nhau giữa các cơ quan, tổ chức thực thi quyền lực, phân định rõ chức năng, quyền hạn giữa các thành viên trong hệ thống kiểm tra. Theo nguyên tắc này, hoạt động kiểm tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Các cơ quan tổ chức, tiến hành hoạt động này phải thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

4.1.4.3. Chính xác, khách quan

Đây là hoạt động quan trọng của hoạt động kiểm tra bởi bất kỳ một số liệu, tư liệu, nhận định nào trong kiểm tra không đảm bảo tính chính xác đều dẫn đến hậu quả tai hại, thậm chí nghiêm trọng và sẽ dẫn tới việc nhận định, đánh giá sai đối tượng, từ đó co những quyết định xử lý sai. Vì thế, chỉ đảm bảo tính chính xác trong hoạt động kiểm tra mới có thể giúp được việc đánh giá đúng thực trạng tình hình, giúp cơ quan, tổ chức và người vi phạm nhận thấy rõ khuyết điểm của mình, tạo điều kiện cho các chủ thể tiến hành kiểm tra có những quyết định xử lý đúng

pháp luật, bảo vệ lợi ích Nhà nước, xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Muốn đảm bảo tính chính xác trong hoạt động kiểm tra, đòi hỏi các chủ thể kiểm tra phải quán triệt nguyên tắc trung thực, khách quan trong quá trình tác nghiệp của mình. Tính chính xác của hoạt động kiểm tra đòi hỏi các chủ thể khi tác nghiệp phải thu thập thông tin đầy đủ nhưng có chọn lọc kỹ càng để loại bỏ những thông tin không chính xác, không cần thiết gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra

Tính khách quan trong kiêm tra nhằm đảm bảo phản ảnh đúng sự thật, không sai lệch và bóp méo sự thật, Để đảm bảo tính khách quan đòi hỏi chủ thể khi tác nghiệp phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, thực trạng của tổ chức, tôn trọng sự thật, phải xem xét đánh giá sự vật, hiện tượng, trên quan điểm lịch sử, cụ thể, biện chứng, logic.

4.1.4.4. Công khai, minh bạch

Công khai là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm tra. Tính công khai được thể hiện ở chỗ vào những thời điểm thích hợp, phải thông báo đầy đủ nội dung cơ bản của kiểm tra để những người có trách nhiệm và có liên quan biết nhằm khuyến khích sự tham gia của người dân và tổ chức vào hoạt động này góp phần đảm bảo tính chính xác, khách quan trong kiểm tra. Việc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: Công khai quyết định kiểm tra, tiếp xúc công khai đối tượng, công khai kết luận kiểm tra…Tùy từng đối tượng, nội dung mà có hình thức công khai thích hợp.

Những người thực thi nhiệm vụ kiểm tra chỉ được phép hành động theo quy chế đã được công bố cho cả hệ thống biết. Phải làm cho kiểm tra trở thành hoạt động cần thiết vì mục tiêu hướng tới sự hoàn thiện của mỗi con người cũng như toàn hệ thống chứ không phải sự phiền hà, đánh đổ, đe dọa người bị kiểm soát.

4.1.4.5. Tính đồng bộ

Trong quá trình kiểm tra phải quan tâm đến chất lượng của toàn hệ thống chứ không phải chất lượng của từng bộ phận, từng con người. Tránh tình trạng khi có điều gì đó sai sót thì phản ứng đầu tiên là tìm quanh xem có ai đó để đổ lỗi, phạt vạ hay tìm cách xử lý, thay vì xem hệ thống là một tổng thể phải cải tiến không ngừng. Cần quan tâm đến chất lượng của cả quá trình hoạt động chứ không chỉ đến kết quả cuối cùng của hoạt động.

Các kỹ thuật và cách tiếp cận kiểm tra là có hiệu quả khi chúng có khả năng làm sáng tỏ nguyên nhân và điều chỉnh những sai lệch tiềm năng và thực tế so với kế hoạch với mức chi phí nhỏ nhất.

Yêu cầu đòi hỏi lợi ích của kiểm tra phải tương ứng với chi phí của nó. Điều này nêu lên thì thật đơn giản nhưng khó trong thực tế. Những nhà quản lý thường gặp khó khăn trong việc xác định giá trị cũng như chi phí của một hệ thống kiểm tra nhất định. Để giảm chi phí, cần biết lựa chọn kiểm tra những các yếu tố cần thiết trong các lĩnh vực quan trọng đối với họ. Việc kiểm tra sẽ đem lại lợi ích kinh tế nếu được thiết kế phù hợp với công việc và quy mô của đối tượng, với cơ cấu bộ máy quản lý của một tổ chức

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w