Những điều ngăn cản nhà lãnh đạo uỷ quyền

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 33 - 36)

Hầu hết các nhà lãnh đạo đều cảm thấy khó khăn khi ủy quyền bởi nhiều lý do khác nhau. Một số nhà lãnh đạo e ngại ủy quyền vì sợ rằng nhân viên sẽ không thích mình nữa. Có ba yếu tố ngăn cản ủy quyền hiệu quả: Xuất phát từ giả định của nhà lãnh đạo về nhân viên; liên quan đến những nỗi sợ hãi của con người (tất cả chúng ta đều có); do nhận thức bản thân người lãnh đạo đối với vai trò của họ.

a) Xuất phát từ một số giả định của nhà lãnh đạo về nhân viên

Một số nguyên cớ giả định mà các nhà lãnh đạo đưa ra để biện hộ cho việc không ủy quyền hiệu quả cho các cộng sự đó là do nhà lãnh đạo cho rằng nhân viên và những người dưới quyền: Họ không đáng được ủy quyền; họ không muốn có thêm việc; họ sung sướng với những gì đang làm; họ được trả lương hậu để làm công việc của họ; họ có thể làm việc đó chừng nào họ trở thành nhà quản lý; họ không đáng được ủy quyền; hầu hết các nhân viên thật sự không có năng lực. Tốt nhất là không nên tin cậy để giao phó công việc cho họ. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo hiệu quả đều biết rằng muốn thành công người lãnh đạo phải sẵn sàng mạo hiểm bởi vì một nhân viên hiện tại chưa có được những kỹ năng cần thiết có thể được huấn luyện thông qua ủy quyền để hoàn thành một công tác. Điều này, trong tầm dài hạn, sẽ giúp người lãnh đạo tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất, mức độ động viên đối với nhân viên, cũng như việc người lãnh đạo sẽ quan tâm hơn đến nhu cầu phát triển của nhân viên.

Nhà lãnh đạo cũng có thể đưa ra giả định rằng họ chỉ là những nhân viên còn trẻ và không thích gánh thêm nhiều trách nhiệm. Đối với họ, đó là những chuyện lặt vặt. Họ sẽ phàn nàn tại sao lại giao việc cho họ, rằng chính tôi mới là người được trả lương để làm công việc đó cơ mà. Nếu người lãnh đạo sử dụng lời biện hộ này, cần phải xem lại những giả thuyết quản lý về động cơ làm việc. Dĩ nhiên có một số nhân viên có thể phù hợp với mô tả trên, nhưng nói chung hầu hết các nhân viên đều muốn và cần những công việc thử thách, có nhiều trách nhiệm để phát

triển. Hầu hết mọi người đều muốn được học tập và tiến bộ trong lĩnh vực nghề nghiệp mình lựa chọn và sẵn sàng làm việc để gặt hái thêm kinh nghiệm.

Nhà lãnh đạo cho rằng nhân viên và những người dưới quyền đã bằng lòng với những gì đang làm hoặc họ không quan tâm đến sự phát triển cũng như không có tham vọng, vì vậy cũng không cần kinh nghiệm về thẩm quyền ủy quyền cũng như việc nhận lãnh trách nhiệm. Các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm đều nhận thức rằng hầu hết các nhân viên quan tâm đến việc phát triển. Thông thường nhân viên có vẻ không quan tâm đến nó là vì họ chẳng bao giờ được tạo cơ hội để nâng cao trình độ và phát triển. Nếu nhân viên không được tạo những cơ hội như vậy, họ có thể trở lên lãnh đạm và mất đi sự động viên cũng như những hoài bão và khát vọng.

Nhà lãnh đạo cũng cho rằng nhân viên và những người dưới quyền đã được trả lương hậu để làm công việc của họ vậy thì tại sao bản thân người lãnh đạo lại phải mất thì giờ để huấn luyện và phát triển họ. Chẳng phải là chúng ta đã có một phòng chuyên lo về chuyện đó rồi sao ? Hơn nữa, họ được thuê mướn để làm một công việc và phải làm được việc đó mà không cần sự trợ giúp của tôi. Lời biện hộ này có thể ngăn trở việc ủy quyền hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nhà lãnh đạo là hoàn thành mục tiêu của tổ chức thông qua quá trình làm việc cùng với nhân viên của mình và phát triển họ. Những nhà lãnh đạo nào không phát triển nhân viên của mình thông qua ủy quyền chẳng bao lâu sẽ phải đối diện với sự việc là họ phải lãnh đạo những nhân viên ù ì, không hiệu quả.

b) Liên quan đến những nỗi sợ hãi của con người

Khi ủy quyền nhà lãnh đạo cũng có thể có những nỗi e sợ như: Nếu họ làm sai, tôi sẽ bị khiển trách; nếu họ làm tốt hơn tôi, tôi có thể không còn cần thiết nữa; tôi có thể mất tiếng tăm mà hiện tôi đang có; nếu họ làm sai, tôi sẽ bị khiển trách; tôi để cho Ngọc làm một công việc cách đây 2 năm và anh ta làm hỏng nó, tôi có thể gặp rắc rối to. Những mối lo sợ thư thế này có thể khiến cho người lãnh đạo trở nên cuồng tín hơn trong việc kiểm tra và quan tâm đến hình ảnh, địa vị của mình hơn là nhân viên. Xu hướng nghiêng về việc tự bảo vệ mình biểu hiện dưới hình thức chối bỏ trách nhiệm khi phạm sai lầm, hạ thấp các cộng sự phạm khuyết điểm hoặc là từ chối ủy quyền trừ những công việc lặt vặt tầm thường.

Hoặc cũng có thể có những giả đinh như người lãnh đạo không muốn nhân viên có những ý tưởng; hiện nay mọi thứ đều ổn cả. Tôi hoàn toàn kiểm soát được

họ. Họ có thể thức tỉnh hơn với cuộc sống đơn giản này nếu tôi trao cho họ trách nhiệm. Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ bắt đầu nghĩ rằng họ có thể làm công việc của tôi ? Như vậy tôi sẽ không còn cần thiết nữa và đặc biệt nếu họ thật sự làm cái gì đó tốt hơn tôi. Hơn nữa, mọi người đều cho rằng tôi giỏi nhất trong mọi chuyện cơ mà. Những nỗi sợ hãi này có thể là cội nguồn thật sự của sự lo âu và thấp thỏm. Những nhà lãnh đạo hiệu quả đều nhận thức rằng họ không thể làm hoàn hảo công việc nếu như chính họ làm tất cả mọi thứ. Các cơ quan, tổ chức ngày nay rất phức tạp. Các nhà lãnh đạo thành công cũng nhận thức rằng một phần trong nhiệm vụ của họ là phát triển và đề bạt các nhân viên có năng lực vì lợi ích của cơ quan, tổ chức. Nếu như một nhân viên làm được một điều gì đó tốt hơn, người lãnh đạo công nhận và tận dụng được điều này vị thế của người lãnh đạo sẽ gia tăng và tổ chức sẽ làm việc hiệu quả hơn.

c) Do nhận thức bản thân người lãnh đạo

Nhận thức về bản thân là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, tục ngữ có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, chính vì vậy người lãnh đạo cần nhận thức rõ về bản thân để có thể hoàn thành tốt công việc và tránh những suy nghĩ như: Tôi có thể làm việc đó tốt hơn nhiều; nếu chính tay tôi làm thì sẽ nhanh hơn nhiều; tôi thích lúc nào cũng bận rộn; tôi phải làm việc lâu hơn và chăm chỉ hơn họ; tôi có thể làm việc đó tốt hơn nhiều; nếu bạn muốn công việc hoàn thành một cách tốt đẹp, hãy tự mình làm lấy. Đa số đều cho rằng bảo những người khác làm một công việc gì đó cũng là một điều khó khăn, sẽ cảm thấy đơn giản hơn khi cho rằng chính mình có thể làm công việc tốt hơn. Nhưng những nhà lãnh đạo hiệu quả đều biết rằng điều đó là sai. Họ hiểu rằng có nhiều người khác cũng làm công việc tốt như họ, nếu không muốn nói là tốt hơn họ. Cho nên, tin rằng mình luôn luôn có thể làm việc tốt hơn người khác điều đó chỉ là thuộc về cảm giác.

Đôi khi người lãnh đạo vẫn cho rằng: Nếu chính tay tôi làm thì sẽ nhanh hơn nhiều; tại sao tôi lại phải nhờ một người khác làm công việc khi mà chính tôi có thể làm với phân nửa thời gian mà thôi. Điều này có thể hoàn toàn chính xác. Người lãnh đạo có thể làm công việc đó nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, lý do chính để ủy quyền là giải phóng thời gian cho những công tác quan trọng và là một phương tiện để phát triển nhân viên và thông qua ủy quyền, người lãnh đạo phát triển nhân viên để cuối cùng tự người đó có thể hoàn thành công việc và như vậy giải phóng thời gian của người lãnh đạo.

Hoặc đôi khi do người lãnh đạo có những sở thích và niềm đam mê công việc dẫn đến: Tôi thích lúc nào cũng bận rộn; tôi cảm thấy hãnh diện nếu tôi bận rộn suốt ngày; người ta trả lương cho tôi vì chuyện đó cơ mà. Nhiều nhà lãnh đạo thích tỏ ra bận rộn trong công việc; điều đó khiến họ cảm thấy mình quan trọng. Nó cũng là cái cớ để họ lẩn tránh những công việc khó khăn và quan trọng hơn mà họ phải đối diện. Một số nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ phải làm việc lâu hơn và chăm chỉ hơn tất cả mọi người khác. Họ tin rằng điều này sẽ làm cho người khác kính trọng họ. Làm việc lâu hơn không có ý nghĩa mà chính ra là phải làm việc “thông minh” hơn: chính ủy quyền mới mang lại điều đó.

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w