0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Mô hình nghiên cứu của R LIKERT

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 77 -79 )

Sử dụng các công trình nghiên cứu bàn đầu ở Michigan làm điểm xuất phát, LIKERT đã tiến hành một số nghiên cứu mở rộng nhằm khám phá thể thức quản lý

chung được những nhà sản lượng cao áp dụng để đối chiều với thể thức của nhà quản lý khác

Trong nghiên cứu của LIKERT, có bốn dạng phong cách lãnh đạo:

- Phong cách quản lý “quyết đoán - áp chế”: Ở phong cách này các nhà quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới, thúc đẩy người ra bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất.

- Phong cách lãnh đạo quyết đoán – nhân từ: các nhà quản lý loại này có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Thúc đẩy người cấp dưới bằng khen thưởng và một ít bằng một ít đe doạ và trừng phạt cho phép có ít nhiều thông tin lên trên, tiếp thu một số tư tưởng phía dưới và cho phép phần nào sự giao quyền ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách.

- Phong cách quản lý tham vấn: các nhà quản lý có sự tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vào cấp dưới, dùngcác phần thưởng để thúc đẩy, các luồng thông tin từ trên xuống hoặc từ dưới lên trong quá trình điều hành và hoạch định các chính sách chiến lược của công ty, các nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tham vấn thường xuyên tham khảo các ý kiến khác nhau từ phía cấp dưới.

- Phong cách quản lý “tham gia – theo nhóm”: Các nhà quản lý có phong cách này là người có lòng tin và sự hy vọng hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề, luôn thu nhận các tư tưởng và ý kiến của cấp dưới và sử dụng chúng một cách xây dựng. Các nhà quản lý loại này thường sử dụng các phần thưởng về mặt kinh tế để khuyến khích cấp dưới khi đạt được các mục tiêu mà họ đề ra. Quá trình thông tin quản lý được thực hiện thông suốt theo cả ba chiều: lên trên, xuống dưới và với những người cùng cấp.

Họ thường xuyên khuyến khích cấp dưới trong việc đề ra những quyết định trong những tình huống khó khăn khi không có mặt của họ. Mặt khác các nhà quản lý có phong cách này thường coi họ và cấp dưới như là một nhóm.

Trong 4 kiểu phong cách nói trên qua những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà quản lý có áp dụng phong cách quản lý theo kiểu “tham gia – theo nhóm” vào các hoạt động quản lý của mình đã thu được thành công lớn nhất với tư cách là một người lãnh đạo.

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 77 -79 )

×