Phân loại nhóm

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 89 - 90)

Trong hoạt động của tổ chức, có nhiều loại hình nhóm khác nhau.

a) Theo mối quan hệ

Nhóm chính thức: là nhóm được hình thành do quy chế chính thức của tổ chức.

Nhóm không chính thức: là nhóm được hình thành theo các nhóm “vệ tinh” nhỏ hơn và theo các “thủ lĩnh” được nhóm nhỏ này suy tôn. các thủ lĩnh này do khả năng quyền lực, do sự tín nhiệm và do uy tín cá nhân mà được mọi người yêu mến hoặc ủng hộ, tạo thành các nhóm cơ cấu không chính xác.

b) Theo cách thức làm việc của nhóm

Nhóm làm việc tự quản: là một nhóm nhỏ bao gồm các thành viên được trao quyền giải quyết một nhiệm vụ diễn ra liên tục. Hình thức nhóm này nhất thiết phải làm việc cùng nhau trong thời gian tương đối dài. Các thành viên của nhóm có quyền tự do nhất định trong việc quyết định phương pháp làm việc hiệu quả nhất và tất cả mọi người đều được khuyến khích tự tìm kiếm các quy trình làm việc tối ưu cũng như liên tục cải thiện quy trình làm việc của mình.

Nhóm dự án: là nhóm được tổ chức xoay quanh một nhiệm vụ đột xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này có thể là một tuần, một tháng, một năm, v.v. Sau khi công việc hoàn tất, nhóm sẽ giải tán.

c) Theo chức năng của nhóm

Nhóm không hoàn toàn chi đơn giản là việc tập hợp một đội ngũ và vạch ra nhiệm vụ cho họ. Một cách phức tạp hơn, không hẳn cứ có một nhóm người là có thề tạo thành một nhóm, hay một tập hợp thành viên với tên gọi khác cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ của một nhóm. Một nhóm chức năng có thể là tập hợp của một số cá nhân tập hợp lại theo định kỳ, nhưng họ vẫn không thực sự nằm trong cấu trúc của nhóm. Nói cách khác,

một nhóm tiger hoặc nhóm chuvên nhiệm có thể tạo nên định nghĩa về một nhóm làm việc có hiệu quà cao nhờ sự hợp tác trong các hoạt độne và chia sẻ mục đích.

Nhóm chức năng: Là một đội ngũ, có thề cùng làm việc hoặc không có trách nhiệm báo cáo với một người phụ trách duy nhất để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.

Nhóm chức năng chéo: Là một nhóm được thành lập bởi những thành viên có chức năng khác nhau trong toàn bộ tổ chức. Trong đó, họ chỉ dành một phần thời gian cá nhân cho các hoạt động cúa nhóm và một phần thời gian dành cho các nhiệm vụ khác.

Nhóm Tiger: Cũng được tạo thành bởi những thành viên đảm nhận các chức năng khác nhau trong tổ chức, nhưng toàn bộ thời gian của họ sẽ được dành cho hoạt động của nhóm, với nhiệm vụ bằng mọi giá phải đưa ra giải pháp cho vấn đề nào đó của tổ chức.

Nhóm chuyên nhiệm: Là một nhóm được tổ chức tạm thời với những thành viên được tập hợp lại để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc khám phá những cơ hội mới.

Ủy ban: Là một nhóm đương nhiệm có trách nhiệm xây dựng và điều hành những tư tưởng, chính sách nhất định hoặc thiết lập các thông lệ.

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w