Các phương pháp lãnh đạo

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 26 - 28)

2.1.1. Khái niệm

Phương pháp lãnh đạo con người trong hệ thống là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của người lãnh đạo lên con người cùng với các nguồn lực khác của tổ chức để đạt được các mục tiêu đề ra.

Mục tiêu, nhiệm vụ của lãnh đạo chỉ được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp lãnh đạo.

Mục tiêu

Đòi hỏi của các quy luật Các nguyên tắc lãnh đạo Các phương pháp lãnh đạo Nghệ thuật lãnh đạo

Sơ đồ: Mối quan hệ giữa mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo

Vai trò của các phương pháp còn ở chỗ nó khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của con người và tiềm năng của hệ thống cũng như những cơ hội có lợi bền ngoài.

Phương pháp lãnh đạo là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý với đối tượng và khách thể quản lý, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả những phức tạp của đời sống. Vì vậy các phương pháp lãnh đạo mang tính chất đa dạng và phong phú.

Tác động của các phương pháp lãnh đạo luôn luôn là tác động có mục đích, nhằm phối hợp hoạt động, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống. Vì vậy, mục tiêu quản lý quyết định lựa chọn phương pháp lãnh đạo. Trong quá trình quản lý phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt mục đích tốt nhất. Nhà lãnh đạo có quyền lựa chọn phương pháp lãnh đạo, nhưng không có nghĩa nhà lãnh đạo tuỳ tiện muốn sử dụng phương pháp nào cũng được. Mỗi phương pháp quản lý khi sử dụng lại tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó. Bên cạnh những yếu tố tích cực, phù hợp với mục tiêu dự đoán của nhà lãnh đạo, cũng có thể xuất hiện một số hiện tượng ngoài dự đoán ban đầu, thậm chí trái ngược với mục tiêu đặt ra. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tỉnh táo, sâu sát thực tế, kịp thời có biện pháp bổ sung để khắc phục các mặt tiêu cực khi chúng xuất hiện.

Sử dụng các phương pháp lãnh đạo vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng. Tính nghệ thuật thể hiện phải biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng của hệ thống, đạt mục tiêu quản lý đề ra.

2.1.2. Đặc điểm của phương pháp lãnh đạo

- Các phương pháp lãnh đạo hết sức biến động, sự biến động này được thể hiện ở các hình thức biểu hiện của mỗi phương pháp tại mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khác nhau là không giống hẳn nhau.

- Các phương pháp lãnh đạo luôn luôn đan kết vào nhau. Đó chính là cách để xử lý nhược điểm của mỗi phương pháp lãnh đạo riêng lẻ, chỉ có kết hợp chúng lại người ta mới có thể phát huy được ưu điểm của mọi phương pháp lãnh đạo và hạn chế phần nhược điểm của chúng.

- Các phương pháp lãnh đạo chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm việc của người bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh đạo

Một phần của tài liệu BAI GIANG LÃNH ĐẠO VÀ KIỂM TRA (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w