Những đặc điểm của lao động ngoại thành Hà Nội ảnh hởng đến tạo việc làm

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Trang 54 - 57)

đến tạo việc làm

Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nớc, Hà Nội đang từng bớc vơn lên xứng đáng là trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục và kinh tế của cả nớc. Thành phố đã đạt đợc những kết quả nhất định trong nhiều lĩnh vực: giá trị các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh theo xu thế hiện đại, cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đã hình thành rõ nét; tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP là dịch vụ 57,5% - công nghiệp 40,5% và nông nghiệp 2%. Nhờ đó đã đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động làm cho lao động nông nghiệp còn 20,04, lao động công nghiệp đạt 28,37% và lao động dịch vụ là 51,59%.

So với cả nớc, Hà Nội luôn là một trong những địa phơng có tốc độ tăng trởng kinh tế cao. Trong 20 năm qua, tốc độ tăng trởng GDP bình quân hàng năm đã tăng lên: thời kỳ 1986- 1990 là 7,1%/năm, thời kỳ 1991 - 1995 là 12,52%/năm, thời kỳ 1996 - 2000 là 10,18%/năm và thời kỳ 2001- 2005 đạt là tốc độ tăng GDP bình quân là 11,1%/năm. Nếu giá trị GDP năm 2001 mới đạt 35.717 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã tăng gần gấp đôi và đạt là 70.362 tỷ đồng.[13, tr.37]

Trong nhiều năm qua, nhờ tăng trởng kinh tế liên tục mà Thành phố đã hoàn thành đợc những chỉ tiêu đề ra. Nhiều nhiệm vụ quan trọng là giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đã đạt đợc kết quá cao. Vì thế trong giai đoạn 2001 - 2004, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 275.059 lao động và năm 2005, giải quyết việc làm khoảng 80.000 lao động, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 70.000

lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị từ 7,95% năm 2000 giảm xuống 6,2% năm 2005. Đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố giảm xuống còn 0,3% (theo chuẩn cũ) [23, tr.38].

Số vốn đầu t toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô đều tăng qua các năm. Nếu năm 2002 là 22.185 tỷ đồng thì năm 2005 con số này đã là 34.640 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nớc luôn luôn chiếm tỷ lệ cao từ 85,7% đến 87%, đặc biệt năm 2004 đạt 25.247 tỷ đồng chiếm 87% tổng số vốn đầu t và năm 2005 đạt 30.100 tỷ đồng chiếm 87,01% [13, tr.107-108]. Nhờ vậy mà hàng năm, Thành phố có thể đầu t một lợng lớn kinh phí cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, là đầu t cho khu vực ngoại thành để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo việc làm, dạy nghề cũng nh giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm cho lực lợng lao động thủ đô. Trong 5 năm 2001- 2005, tổng vốn đầu t xây dựng cơ bản cho nông thôn khoảng 2.540 tỷ đồng, chiếm 26% vốn đầu t xây dựng cơ bản của Thành phố [23, tr.31].

Hà Nội có số lợng dân c lớn thứ hai cả nớc, chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 1/7/2005, tổng dân số toàn thành phố là 3.182.700 ngời. Trong đó nam là 1.592.800 ngời, nữ là 1.589.900 ngời.

Ngoại thành Hà Nội chiếm một tỷ lệ lớn về diện tích với 80,59% diện tích toàn thành phố, nhng dân số trung bình là 1.192.600 nghìn ngời, chỉ chiếm 37,47% dân số trung bình toàn thành phố, đợc phân bố ổn định ở những địa bàn sau:[13, tr.9, 19]

Bảng 2.1: Dân số trung bình của khu vực ngoại thành [13, tr.19]

Đơn vị tính: 1000 ngời Năm Huyện 2002 2003 2004 2005 Sóc Sơn 256,6 256,3 260,9 266.0 Đông Anh 273,4 275,6 280,7 288,0 Gia Lâm 399,3 375,3 206,5 212,0 Từ Liêm 220,7 234,9 248,7 261,8

Thanh Trì 247,2 267,2 159,0 164,8 Qua số liệu ta thấy, ở những địa bàn ổn định thì dân số năm sau đều tăng hơn năm trớc. Tuy nhiên, do một số huyện trong quá trình phân chia lại địa giới hành chính để hình thành những quận mới là Long Biên và Hoàng Mai năm 2004, nên có sự biến động về dân số trung bình của hai huyện là Gia Lâm và Thanh Trì. Nhng trên bình diện chung, dân số ở ngoại thành luôn tăng lên do tỷ lệ tăng tự nhiên của khu vực ngoại thành luôn là 1,16% năm 2002 lên đến 1,34% năm 2005. Còn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của khu vực nội thành chỉ là 0,96% năm 2002 lên đến 1,10% năm 2005. Huyện có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất là Sóc Sơn với 1,51% và thấp nhất là Từ Liêm với 1,10% năm 2005. Cùng với đó, là tỷ lệ sinh con thứ 3 của ngời mẹ ở khu vực ngoại thành luôn duy trì ở 2 chữ số. Thuận lợi ở đây là đáp ứng đợc yêu cầu lao động cho sự phát triển kinh tế, nhng mặt khác tỷ lệ tăng dân số ở khu vực ngoại thành cao sẽ kéo theo số ngời bớc vào độ tuổi lao động tăng lên, sẽ là sức ép về lao động, việc làm với khu vực nội thành và thành phố trong những năm tới.

Những năm qua, do tác động của quá trình đô thị hoá diễn với tốc độ cao đã làm dân c của khu vực thành thị tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2001, dân số ở khu vực thành thị mới chỉ là 1.593.400 ngời thì đến năm 2004, đã tăng thêm 426.500 ngời thành 2.019.900 ngời và năm 2005 là 2.078.300 ngời, tăng thêm so với năm 2004 là 58.400 ngời. Nh vậy, trung bình mỗi năm giai đoạn 2001 - 2005 dân số của khu vực thành thị lại tăng thêm gần 100.000 ngời/năm.[13, tr.19]

Quy mô về lực lợng lao động của thành phố luôn chiếm trên 50% dân số trung bình, năm 2004 lực lợng lao động toàn thành phố là 1.535.521 ngời. Nếu với mức tăng dân số tự nhiên hiện nay là 1,2% thì dân số trong độ tuổi lao động hàng năm sẽ tăng gần 19.000 ngời. Trong tổng số lực lợng lao động của thành phố, khu vực ngoại thành chiếm 42,5% với 652.532 ngời. Tuy nhiên, do tác động của quá trình đô thị hoá làm cho số lao động này đứng tr-

ớc nhiều khó khăn, lớn nhất là họ phải chuyển đổi ngành nghề, phải không ngừng đợc đào tạo về trình độ chuyên môn để đáp ứng đợc yêu cầu cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hớng giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Đến năm 2005, lực lợng lao động của Hà Nội là 1.575.952, chiếm 50% dân số trung bình toàn thành phố, lao động nữ chiếm 49% lực lợng lao động với 772.435 ngời. Trong đó, lực lợng lao động ở khu vực ngoại thành là 610.887 ngời, chiếm 38,76% lực lợng lao động. Ta có thể thấy theo thời gian lực lợng lao động ở khu vực ngoại thành đã giảm dần, trong khi đó lực lợng lao động ở khu vực thành thị lại tăng lên. Điều này thể hiện tính tất yếu của sự biến đổi cơ cấu lao động bởi ảnh hởng của quá trình đô thị hoá. Trong tổng số lực lợng lao động của toàn thành phố thì số ngời có việc làm là 1.511.179 ngời [9, tr.168].

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w