Kinh nghiệm tỉnh Hải Dơng

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Trang 47 - 49)

Hải Dơng là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, có diện tích là 1.661 km2. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 63,15%; đất lâm nghiệp chiếm 5,48%; đất chuyên dùng 17%; đất ở là 6,87%; đất cha sử dụng là 7,47%. Dân số là 1.696.230 ngời (vào thời điểm 31/12/2003). Dân số khu vực thành thị tăng nhanh, năm 2003 dân số thành thị tăng gần gấp đôi so với năm 1996. Tuy nhiên, dân số ở nông thôn vẫn chiếm tới 86% [47, tr.41]. Là tỉnh đang chịu những tác động lớn về nhiều mặt kinh tế- xã

hội của qúa trình đô thị hoá, do sự hình thành nhiều khu công nghiệp để kêu gọi các nhà đầu t trong và ngoài nớc cũng nh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp.

Tình trạng thất nghiệp của tỉnh vẫn còn cao, dù có giảm trong vài năm gần đây. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp từ 6,03% xuống còn 5,69%, giảm 0,34%. Tạo việc làm cho 94.023 lao động; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn từ 78,40% lên 78,85%, tăng 0,45% [ 47, tr.56, 61, 64]. Nh vậy ở nông thôn vẫn còn khoảng trên 20% thời gian nhàn rỗi cha huy động đợc vào sản xuất.

Nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn trên về vấn đề giải quyết việc làm, Hải Dơng đã có nhiều quyết sách để đạt mục tiêu trong giai đoạn 2006 – 2010 là: mỗi năm phải tạo việc làm mới cho 2,5 vạn lao động trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,4%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm xuống còn 4,5%, nâng thời gian lao động ở nông thôn lên 82%- 83%. [47, tr 75], thông qua một số giải pháp:

+ Tạo việc làm, thông qua nguồn vốn vay quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm. Nguồn vốn này, đợc tập trung chủ yếu cho phát triển dịch vụ nông nghiệp, hình thành các cơ sở sản xuất t nhân và phục vụ cho phát triển công nghiệp truyền thống để tạo thêm việc làm cho ngời lao động nông thôn.

+ Tạo việc làm bằng cách phát huy vai trò của tất cả các thành phần kinh tế. Nhờ vậy, thu hút thêm nhiều ngời lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Qua đó, từng bớc giải quyết đợc vấn đề lao động - việc làm.

+ Tạo việc làm qua giáo dục - đào tạo, đặc biệt là hệ thống đào tạo nghề và hớng nghiệp cho lao động nông thôn. Trong đó, chú trọng đến các lớp dạy nghề ngắn hạn để trang bị tay nghề cho ngời lao động nhờ đó họ có thể tìm cho mình một công việc phù hợp. Tỉnh đã có nhiều biện pháp, khuyến khích giải quyết việc làm nh: các nhà đầu t vào địa bàn tỉnh sẽ đợc cung cấp lao động đã qua đào tạo hay doanh nghiệp có nhu cầu riêng sẽ đợc cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách của tỉnh.

+ Tạo việc làm thông qua phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút lao động. Nhờ vậy, ngời lao động đã có thêm việc làm, giảm thời gian nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho bản thân.

+ Tạo việc làm thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra các thị tr- ờng. Chú trọng đến lao động ở khu vực nông thôn, khu vực bị tác động của quá trình đô thị hoá trên cơ sở trang bị cho họ một trình độ nhất định về tay nghề, chuyên môn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Trang 47 - 49)