- Môi trường làm việc Môi trường sống
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đã nêu ở các chơng trên, tác giả đi đến một số kết luận sau:
Giáo dục tiểu học đợc coi là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho các em học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu trong việc phát triển nhân cách.
Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học có vai trò, ý nghĩa to lớn, có tính quyết định đến chất lợng GD-ĐT của bậc tiểu học.
Đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La có những mặt mạnh cơ bản: phần lớn có đủ phẩm chất chính trị, gơng mẫu trong việc thực hiện các chủ trơng, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nớc, có năng lực, trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với địa phơng. Những thành tựu đạt đợc của giáo dục tiểu học trong những năm qua có một phần đóng góp quan trọng của đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, trớc những yêu cầu đổi mới của thời kỳ CNH-HĐH đất nớc và những đòi hỏi về việc nâng cao chất lợng giáo dục thì đội ngũ giáo viên tiểu học ở Sơn La còn có những hạn chế, bất cập cả về số lợng, chất lợng và cơ cấu.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế của đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay vừa do khách quan, vừa do chủ quan. Nhng nguyên nhân sâu xa là do việc quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng cha đảm bảo yêu cầu, cha theo một quy trình thống nhất, mang tính ngắn hạn, cha có tầm chiến lợc.
Để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2015 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phơng, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học :
- Xây dựng và quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học có tầm chiến lợc dài hạn. - Sử dụng hợp lý hơn đội ngũ giáo viên hiện có.
- Bồi dỡng và đào tạo nâng cấp đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay.
- Tuyển dụng giáo viên tiểu học chất lợng cao để kế cận, thay thế một bộ phận giáo viên tiểu học hiện có, tạo bớc đột phá trong việc nâng cao chất lợng giảng dạy tiểu học trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện một số chính sách, chế độ của tỉnh để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh lên tầm cao mới trong giai đoạn sắp tới.
Mỗi giải pháp có vị trí và chức năng khác nhau song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Các giải pháp nêu trên phải đợc thực hiện một cách đồng bộ thống nhất mới có thể phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tế của giáo dục tiểu học Sơn La. Để các giải pháp đó đợc thực thi cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân đội ngũ giáo viên tiểu học.
Tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của CBQL và giáo viên về các giải pháp này, kết quả cho thấy các giải pháp này cấp thiết và có tính khả thi.
Để các giải pháp thực hiện có hiệu quả, tác giả nêu ra một số kiến nghị sau đây.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ GD-ĐT
- Sớm đa chuẩn giáo viên Tiểu học vào áp dụng đại trà để tạo điều kiện cho các tỉnh đánh giá giáo viên. Từ đó nắm đợc thực lực đội ngũ giáo viên tiểu học và bố trí sử dụng, sàng lọc để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên tiểu học.
- Nghiên cứu xem xét, cho phép giáo viên tiểu học dạy thí điểm theo nhóm môn tại những vùng thuận lợi.
2.2. Đối với UBND tỉnh Sơn La
- Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh một số vấn đề về phân vùng dân c.
- Nghiên cứu điều chỉnh chế độ thu hút nhân tài của tỉnh sao cho khả thi.
- Chỉ đạo, định hớng cụ thể cho các huyện làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên gắn liền với kế hoạch phát triển GD-ĐT.
Trong điều kiện ngân sách cho phép, cần có chính sách khuyến khích thỏa đáng đối với giáo viên trong đào tạo, bồi dỡng, sử dụng, tạo điều kiện môi tr- ờng thuận lợi để giáo viên tiểu học hoàn thành nhiệm vụ.
- Cho phép ngành giáo dục tỉnh đợc tính thêm biên chế phục vụ, nuôi d- ỡng cho các điểm trờng có tập trung nhiều học sinh dân tộc ở bán trú, giúp các em an tâm học tập, bớt phần khó khăn trong cuộc sống.
2.3. Đối với Sở GD-ĐT
- Tổ chức tốt các hội thi giáo viên giỏi bậc tiểu học.
- Tiếp tục chỉ đạo trờng CĐSP Sơn La củng cố và phát triển khoa Tiểu học để có đủ thực lực làm tốt công tác đào tạo, bồi dỡng cho giáo viên tiểu học.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn để phát triển giáo dục tiểu học nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng.
2.4. Đối với trờng CĐSP Sơn La và trờng Đại học Tây Bắc
- Chỉ đạo khoa Giáo dục Tiểu học tích cực đổi mới nội dung và phơng pháp giảng dạy, cũng nh cải tiến hình thức đào tạo cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa phơng.
- Cùng với các phòng giáo dục huyện thị điều tra, quy hoạch, nghiên cứu khoa học, cập nhật với chơng trình thay sách mới, tìm biện pháp góp phần nâng cao chất lợng đội ngũ giáo viên tiểu học.
2.5. Đối với UBND và phòng giáo dục huyện thị
- Đề nghị UBND và phòng giáo dục huyện thị cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, coi công tác này là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của phòng giáo dục trớc mắt cũng nh lâu dài. Việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học phải gắn liền với quy hoạch phát triển giáo dục bậc học của huyện thị. Cụ thể:
+ Tăng cờng giáo dục chính trị t tởng cho giáo viên tiểu học; tổ chức học tập Pháp lệnh công chức, Luật giáo dục...
+ Đổi mới công tác quản lý và sử dụng giáo viên. Làm tốt công tác bồi d- ỡng đội ngũ, đặc biệt là giáo viên ngời dân tộc, giáo viên nữ. Thực hiện "Trẻ hóa đội ngũ giáo viên tiểu học " của tỉnh trên từng địa bàn huyện thị sao cho phù hợp với địa phơng.
+ Tổ chức phong trào thi đua, tổng kết kinh nghiệm chuyên môn để tạo động lực và nhân rộng điển hình.
+ Hàng năm có chế độ khen thởng đối với giáo viên có nhiều thành tích xuất sắc.
+ Có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp và tạo điều kiện cho giáo viên học thêm các lớp chuyên môn, lý luận chính trị ...
Trớc mắt, các phòng giáo dục huyện thị có thể tham khảo các biện pháp mà tác giả đã đa ra ở trên và có thể từng bớc cho triển khai những biện pháp nêu, tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể thực hiện đợc các biện pháp đó. Trong quá trình thực hiện cần rút kinh nghiệm để hoàn thiện các biện pháp nói trên.