Tình hình sử dụng, nghiên cứu và chế tạo thiết bị chế biến bột cá trong n−ớc

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết khảo sát tình hình chế biến, tiêu thụ và sử dụng trang thiết bị sản xuất bột cá trong và ngoài nước (Trang 120 - 122)

- Với nhu cầu tiêu thu bột cá ngày càng lớn, yêu cầu đầu t− trang thiết bị ngày càng nhiều, song do vốn đầu t− cho một dây chuyền thiết bị

KC 07 D a-

1.2 Tình hình sử dụng, nghiên cứu và chế tạo thiết bị chế biến bột cá trong n−ớc

Hiện nay hầu hết công nghệ và thiết bị của các nhà máy chế biến bột cá lớn ở n−ớc ta chủ yếu nhập từ Thái Lan theo công nghệ của hãng Thai Yuan Internationnal Co., Ltd không ép tách dầu do nhà máy Chiniyom chế tạo, giá thiết bị khoảng 240.000 USD, tổng vốn đầu t−

cố định cho nhà máy trên 7.500 triệu đồng cho dây chuyền 60 tấn cá nguyên liệu / ngày). Còn lại một số nhà máy nhỏ chủ yếu thiết bị từ Liên Xô cũ, hoặc chế tạo đơn giản trong n−ớc.

Về chất l−ợng sản phẩm theo báo cáo đánh giá của Công ty FCC (Bộ NN &PTNT) số: OFIS00/0024/0066/MCN ngày 20/05/2000 về dây chuyền sản xuất bột cá theo công nghệ không ép tách dầu của hãng Thai Yuan Internationnal Co., Ltd đặt tại thị trấn Sông Đốc – huyên Trần Văn Thời - Cà Mau thì ch−a đạt tiêu chuẩn TCVN 1644: 2001 (hàm l−ợng chất béo >12%)

Tr−ớc tình trạng thiếu nghiêm trọng bột cá để cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, thời gian gần đây một số cơ quan khoa học đã nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất công nghệ và thiết bị sản xuất bột cá, nh− những thiết bị sấy cá đơn lẻ:

- Dây chuyền Công nghệ & thiết bị sản xuất bột cá từ nguồn cá tạp không ép của Trung tâm Công nghệ và Sinh học thuỷ sản - Viên Nghiên cứu Thuỷ sản II, Năng suất dây chuyền 2 tấn cá t−ơi/ ngày, giá thiết bị & công nghệ khoảng 135 triệu đồng. Theo sơ đồ công nghệ:

Nguyên liệu (cá tạp) Xử lý Nấu chín Ly tâm Làm tơi Sấy Nghiền, sàng Làm nguội Sản phẩm bột cá.

- Dây chuyền công nghệ & thiết bị sản xuất bột cá 300 - 500kg bột cá/ca (1,5 - 2,0 tấn cá/ca) của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng & T− vấn Khoa học công nghệ – (STRACCEN); công nghệ có hấp, tách dầu sấy khô, giá chào bán công nghệ & thiết bị khoảng 2,1 tỷ đồng, phí đào tạo 40 triệu đồng. Năng suất dây chuyền nhỏ, giá thiết bị còn cao, hiệu quả kinh tế thấp nên khó nhân rộng vào sản xuất .

- Từ những năm 1990 Viên Cơ điện Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, cùng với những kinh nghiệm, thông tịn du nhập đ−ợc từ các công nghệ chế biến bột cá hiện đại của n−ớc ngoài đã lắp đặt ở Việt nam, đã thiết kế toàn bộ thiết bị dây chuyền chế biến bột cá 60 tấn cá /ngày theo công nghệ ép tách dầu, cho Công ty Dịch vụ Hậu cần Thuỷ sản Vũng Tàu (chủ đầu t−). Qua sản xuất thử cho thấy thiết bị vận hành khá tốt nh−ng còn một số vấn đề cần phải bổ xung, hoàn chỉnh:

- Về công nghệ sản xuất bột cá ch−a đ−ợc thực hiện theo qui trình chuẩn nên chất l−ợng bột cá ch−a ổn định;

- Thiết bị hấp xông hơi một phía, hiệu quả làm việc thấp, phải dùng hai vít hấp mới đủ độ chín do vậy chi phí chế tạo thiết bị cho môt dây chuyền còn cao .

- Thiết bị ép tách dầu dùng loại ép một trục, tốc độ ép cao, không có thiết bị thu hồi n−ớc ép nên l−ợng thất thoát chất khô lớn, giảm hiệu xuất thu hồi bột của dây chuyền.

- Thiết bị sấy chép mẫu theo dây chuyền sản xuất bột cá không ép của Thái Lan sử dụng nguyên lý sấy đĩa quay, tác nhân dẫn nhiệt là dầu, nhiệt độ tác nhân sấy cao, dễ làm cháy bột, không phù hợp với dây chuyền công nghệ ép tách dầu.

Ch−ơng II

Lựa chọn đối t−ợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết khảo sát tình hình chế biến, tiêu thụ và sử dụng trang thiết bị sản xuất bột cá trong và ngoài nước (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)