Xác định đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị trong giai đoạn hiện nay luận văn ths kinh doanh và (Trang 58 - 66)

Quy định và tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo tại công ty

Đối với việc xác định đối tượng đào tạo, công ty áp dụng theo quy chế đào tạo và phát triển được quy định trong điều lệ hoạt động của công ty. Tại mục 8 trong điều lệ hoạt động của công ty đã nêu rõ các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo của công ty. Theo đó, người lao động được cử đi đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Tất cả các đối tượng đang làm việc tại công ty

Chấp hành tốt nội quy lao động của phòng và của công ty, có trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành tốt công việc được giao, có nguyện vọng và cam kết làm việc lâu dài tại công ty.

Nằm trong kế hoạch đào tạo

Có kiến thức nền tảng đủ điều kiện tiếp thu chương trình đào tạo Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu của cơ sở đào tạo.

Chuyên ngành dự kiến đào tạo phù hợp với công việc chuyên môn hiện tại.Tuy nhiên, tùy vào từng chương trình đào tạo mà công ty đưa ra các tiêu chuẩn để xác định đối tượng đào tạo. Cụ thể:

Với đối tượng đào tạo là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật:

Hàng năm công ty cho người lao động tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo chính quy nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn. Người lao động được tham dự vào khóa học này có thể là cán bộ làm việc trong các phòng ban của công ty và họ phải thỏa mãn những tiêu chuẩn sau:

Có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên Phải ký hợp đồng dài hạn với công ty.

Đối tượng đào tạo là công nhân kĩ thuật:

Không chỉ chú trọng đào tạo nguồn lực trong bộ máy quản lý, công ty còn chú trọng đào tạo tay nghề cho công nhân kĩ thuật. Công tác đào tạo với công nhân kĩ thuật chủ yếu là đào tạo lại nghề và nâng cao tay nghề cho người lao động.

Tiêu chí để lựa chọn đối tượng tham gia khóa học đào tạo lại nghề hoặc nâng cao tay nghề là:

Những công nhân đang làm việc không đúng với trình độ, nghành học Những công nhân mà người quản lý đánh giá còn thiếu một số kỹ năng cần thiết cho công việc đòi hỏi phải được đào tạo lại.

Cách thức lựa chọn đối tượng đào tạo tại công ty

Hiện tại, Công ty chủ yếu lựa chọn đối tượng đào tạo theo bản yêu cầu đào tạo nhân lực do các phòng ban, tổ, đội sản xuất gửi lên.

Quy trình lựa chọn đối tượng đào tạo bao gồm các bước:

Bước 1: Phòng tổ chức hành chính thực hiện tổng hợp số lượng nhu

cầu đào tạo toàn công ty từ những bản yêu cầu đào tạo do các phòng ban, đội sản xuất gửi lên.

Bước 2: Phòng tổ chức hành chính dựa trên nguồn kinh phí dành cho

đào tạo và các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo để sàng lọc, cân đối và tiến hành lựa chọn đối tượng được đào tạo trong năm đó.

Đánh giá việc xác định đối tượng đào tạo tại công ty.

Nhìn chung, việc lựa chọn đối tượng lao động của công ty khá rõ ràng, công ty đã đưa ra được những tiêu chuẩn lựa chọn cụ thể cho từng đối tượng người lao động.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng đào tạo chỉ dựa trên yêu cầu đào tạo các phòng ban gửi lên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đào tạo thực tế của người lao động cũng như nhu cầu nhân lực trong tương lai của công ty. Công ty nên có nhiều phương pháp để lựa chọn đối tượng đào tạo như khuyến khích người lao động tự đăng ký học tập gửi lên phòng Tổ chức hành chính hay dựa vào yêu cầu trình độ người lao động gắn với từng thời kì phát triển của công ty.

2.2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp

đào tạo

Xây dựng chương trình đào tạo

Việc xây dựng chương trình đào tạo được phòng Tổ chức hành chính đảm nhiệm. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo mà phòng xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Trong 3 năm gần đây, công ty áp dụng một số chương trình đào tạo sau:

Chương trình đào tạo an toàn cho người lao động:

Chương trình này góp phần ngăn chặn những nguy cơ tai nạn lao động, đảm bảo an toàn trong sản xuất cũng như tính mạng của người lao động.

Chương trình này áp dụng cho những người lao động mới được tuyển dụng vào công ty.

Chương trình đào tạo nghề nghiệp:

Công ty áp dụng chương trình đào tạo này với cả đối tượng lao động trực tiếp và gián tiếp nhằm phổ biến các kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề cho người lao động. Chương trình đào tạo này giúp cho người lao động tránh được những lạc hậu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

Dưới đây là một số chương trình đào tạo nghề nghiệp đang áp dụng tại công ty:

Chương trình đào tạo người giám sát và quản lý

Ngoài áp dụng hai loại chương trình đào tạo là định hướng lao động và đào tạo nghề nghiệp; trong 3 năm gần đây, công ty còn xây dựng chương trình đào tạo người giám sát và quản lý nhằm nâng cao trình độ lập kế hoạch, xây dựng các mục tiêu, chiến lược dài hạn cho công ty.

Bảng 2.6. Chương trình đào tạo người giám sát và quản lý năm 2012

Đợt đào tạo Nội dung đào tạo Số lượng (người) Thời gian

Đợt 1 1. Quản trị nhân sự 154 3 tháng

Đợt 1 2. Quản trị chiến lược 163 2 tháng

Phương pháp đào tạo

Tùy thuộc vào các chương trình đào tạo cụ thể, Công ty xác định các phương pháp đào tạo phù hợp. Với đặc thù là công ty thực phẩm loại lao động là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, công ty đã lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp với tính chất công việc của từng loại lao động và khả năng tài chính, cũng như cơ sở vật chất của công ty. Cụ thể:

Với chương trình đào tạo định hướng lao động:

Công ty sử dụng phương pháp đào tạo ngoài công việc để thực hiện chương trình đào tạo này.

Vào tháng 5 hàng năm, phòng tổ chức hành chính tiến hành mở một lớp đào tạo nội quy làm việc, những quy định an toàn lao động ngay tại trụ sở chính của công ty. Đội ngũ giảng dạy chính là các cán bộ và nhân viên trong phòng Tổ chức hành chính.

Với chương trình đào tạo nghề nghiệp:

Với chương trình đào tạo này, công ty sử dụng cả hai loại phương pháp đào tạo: đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc áp dụng cho hai đối tượng lao động là công nhân kĩ thuật và cán bộ quản lý:

Với lao động là công nhân kĩ thuật tham gia chương trình đào tạo nghề nghiệp của công ty:

Với những người lao động này, công ty áp dụng cả 2 phương pháp đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

Phương pháp đào tạo trong công việc: Đối tượng áp dụng: gồm 2 đối tượng:

Công nhân kĩ thuật tham gia chương trình đào tạo nghề. Họ là những công nhân mới, những công nhân chưa có kinh nghiệm hoặc những công nhân có trình độ tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Công nhân kĩ thuật tham gia đào tạo nâng bậc tay nghề có bậc thợ hiện tại từ bậc 1 đến bậc 3.

Phương pháp áp dụng: Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc hoặc theo phương pháp kèm cặp, chỉ bảo:

Nếu công nhân chưa có kinh nghiệm làm việc thì công ty sẽ cho học việc từ 1 đến 2 tháng theo phương pháp chỉ dẫn công việc dưới sự chỉ dẫn của các đội trưởng hoặc công nhân lành nghề.

Nếu là công nhân mới tuyển: Thông thường họ được kèm cặp hay chỉ dẫn công việc bởi các đội trưởng, tổ trưởng nơi họ tham gia làm việc. Những người này thường có tay nghề, có kinh nghiệm làm việc cũng như là người tiếp xúc trực tiếp mọi lúc với các công nhân trong tổ mình quản lý. Ngoài ra, công ty cũng sử dụng những công nhân lành nghề, làm việc lâu năm, có kinh nghiệm, có uy tín...hướng dẫn kèm cặp, chỉ bảo cho công nhân mới. Đây là một hình thức đào tạo tương đối tốt, công nhân mới vào sẽ được chỉ bảo nhiệt tình, và có thể thực hiện ngay công việc. Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế sự sáng tạo của các công nhân mới đến, họ thường làm việc dập khuôn theo sự hướng dẫn của người chịu trách nhiệm hướng dẫn.

Nếu là công nhân đã có những kiến thức, kinh nghiệm nhất định và có bậc thợ từ 1 đến 3; họ sẽ được các đội trưởng, tổ trưởng có bậc thợ cao hơn, có kinh nghiệm chuyên môn kèm cặp hay chỉ dẫn công việc ngay tại nơi làm việc. Sau một thời gian học hỏi, họ sẽ được tham dự kì thi nâng bậc tay nghề do công ty tổ chức.

Phương pháp đào tạo ngoài công việc:

Đối tượng áp dụng: công nhân kĩ thuật tham gia chương trình đào tạo nâng bậc tay nghề. Họ là những công nhân kĩ thuật có trình độ tay nghề khá cao: từ bậc 4 đến bậc 6. Họ sẽ được tham gia vào kì thi nâng bậc tay nghề sau khi tham dự một khóa học đào tạo nâng cao tay nghề.

Phương pháp áp dụng: Cử đi học các trường chính quy

Các công nhân này được gửi đi học các trường chính quy, các trung tâm đào tạo trong tỉnh phù hợp với các chuyên nghành họ đang làm việc.

Với lao động là cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật tham gia chương trình đào tạo nghề nghiệp của công ty:

Với đối tượng này công ty áp dụng phương pháp đào tạo ngoài doanh nghiệp: Công ty sẽ cử người lao động đi học tại các trường chuyên nghiệp trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc lấy bằng đại học, cao đẳng chuyên nghành mình tham gia đào tạo.

Với chương trình đào tạo người giám sát và quản lý:

Công ty sử dụng 2 phương pháp đào tạo ngoài công việc là cử đi học các khóa học ngắn hạn tại các trường chính quy và tham gia các hội nghị, hội thảo:

Đào tạo tại các trường chính quy: Công ty cử những cán bộ của mình theo học các khóa học ngắn hạn lấy chứng chỉ về quản trị nhân sự hay quản trị

chiến lược tại trường Đại học kinh tế quốc dân trong vòng từ 2 đến 3 tháng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý công ty.

Bảng 2.7. Quy mô đào tạo theo các phương pháp đào tạo

Các phương pháp

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%)

Tổng số lao động được đào tạo 302 100 456 100 586 100

1. Đào tạo theo chỉ dẫn công việc. 84 27,8 121 26,5 163 27,82. Đào tạo theo kèm cặp và chỉ bảo 74 24,5 104 22,8 151 25,7

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị trong giai đoạn hiện nay luận văn ths kinh doanh và (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w