1. Đào tạo theo chỉ dẫn công việc 84 27,8 121 26,5 163 27,8 2 Đào tạo theo kèm cặp và chỉ bảo 7424,510422,815125,
2.3.2. Những nhược điểm trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
nguồn nhân lực tại công ty
Việc xác định nhu cầu đào tạo:
Công ty chủ yếu xác định nhu cầu đào tạo dựa trên nhu cầu của các phòng ban, tổ sản xuất trong công ty mà chưa thực sự quan tâm đến xác định nhu cầu đào tạo dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực hiện công việc và kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
Công ty chưa thiết lập được bản mô tả công việc nên không phân tích rõ người lao động còn hạn chế những gì, thiếu những kỹ năng nào, kỹ năng nào cần được bổ sung. Từ đó gây khó khăn cho việc xác định nhu cầu đào tạo trong công ty.
Việc xác định mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu đào tạo của công ty mang tính khái quát, chung chung; không cụ thể đối với từng đối tượng, từng khóa học theo từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau.
Việc xác định đối tượng đào tạo:
Việc xác định đối tượng đào tạo của công ty chủ yếu dựa trên nhu cầu của các phòng ban, tổ sản xuất trong công ty gửi lên để xác định.
Khi xác định đối tượng đào tạo, công ty chưa phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo như: mục tiêu người lao động hướng tới trong tương lai, người lao động muốn đào tạo kiến thức gì, khả năng tiếp thu của người lao động khi tham gia đào tạo.
Về phương pháp đào tạo và chương trình đào tạo:
Hình thức đào tạo của công ty chưa phong phú và đa dạng, chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống, dẫn tới hiệu quả đào tạo chưa cao.
Về chương trình đào tạo, công ty đã xây dựng các chương trình đào tạo khá phù hợp cho từng đối tượng, nhưng chương trình đào tạo còn hạn chế: thiếu các chương trình phát triển kỹ năng dành cho cán bộ quản lý.
Việc lựa chọn giáo viên đào tạo:
Với lựa chọn giáo viên giảng dạy tại chỗ, kèm cặp và chỉ bảo công nhân, công ty đã lựa chọn được những người có kinh nghiệm lâu năm, có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên đa phần họ chưa qua các trường lớp dạy nghiệp vụ sư phạm nên khả năng truyền đạt còn hạn chế.
Việc xác định kinh phí đào tạo: Kinh phí dành cho đào tạo và phát triển
Việc đánh giá chương trình đào tạo và kết quả đào tạo:
Công ty đánh giá kết quả đào tạo chủ yếu thông qua phiếu đánh giá và qua kết quả đào tạo. Vì vậy công tác đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo chưa được toàn diện và mang lại hiệu quả cao.
Các tồn tại khác:
Chưa có chính sách đãi ngộ, khuyến khích đối với người lao động theo học các chương trình đào tạo. Vì vậy chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia đào tạo.
Kế hoạch đào tạo dài hạn của công ty còn hạn chế và chưa rõ ràng nên thường ở thế bị động khi có những biến động thay đổi trong sản xuất kinh doanh.
Sau quá trình đào tạo vẫn còn một số đối tượng lao động tay nghề kém, không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
Nguyên nhân khách quan:
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội, môi trường kinh doanh đặc biệt kiến thức về đấu thầu, về tư vấn xây dựng, kiến thức về an toàn lao động. Từ đây nảy sinh nhu cầu đào tạo rất lớn. Trong khi đó các cơ sở đào tạo không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết gây khó khăn cho doanh nghiệp trong chọn lựa nơi đào tạo người lao động.
Hiện nay, chất lượng giáo dục đào tạo tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Phương pháp, kiến thức đào tạo lạc hậu, đào tạo tách rời, không gắn với thực tế dẫn đến đào tạo xong vẫn không làm được việc, không ứng dụng được vào thực tiễn.
Các cơ chế chính sách liên quan đến giáo dục và đào tạo còn chậm thay đổi, lạc hậu, các chính sách sử dụng người tài vẫn chưa được thực hiện tốt.
Xã hội còn mang nặng tư tưởng bao cấp và coi trọng bằng cấp, do đó không ít doanh nghiệp và người lao động chỉ quan tâm đến bằng cấp mà ít
quan tâm đến kiến thức, kĩ năng mình được đào tạo, dẫn đến khi thực hiện, hiệu quả đào tạo phát triển không cao.
Nguyên nhân chủ quan:
Đội ngũ cán bộ phụ trách mảng nhân sự còn thiếu và còn yếu, lao động tại công ty phần lớn là lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm. Lao động không được đào tạo đúng chuyên ngành nhân sự nên không có được kiến thức chuyên sâu. Do tốc độ, quy mô phát triển của công ty tăng lên nhanh chóng, các lĩnh vực kinh doanh liên tục hoàn chỉnh và phát triển nên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng phức tạp hơn.
Chính sách, chương trình đào tạo cho người lao động mới quan tâm đến việc nâng cao kiến thức, kĩ năng cho người lao động mà chưa quan tâm nhiều đến đào tạo toàn diện cho người lao động.
Do nhận thức của người lao động về đào tạo phát triển còn chưa đúng đắn. Người lao động chưa nhận thức được hết ý nghĩa thực tiễn của việc đào tạo phát triển, còn mang tư tưởng coi trọng bằng cấp nên còn nhiều người đi học chỉ mang tính thủ tục, lấy bằng, chứng chỉ, học cho qua là chính, không quan tâm mấy đến kiến thức.
Chương 3