Cơ cấu bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị trong giai đoạn hiện nay luận văn ths kinh doanh và (Trang 47 - 50)

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty (“ Nguồn: Phòng tổ chức” )

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Ban giám đốc

Phó giám đốc kinh

doanh Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc nhân sự

Phòng kế họach vật tư Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường Phòng kỹ thuật Phòng cơ điện Phòng tổ chức hành chính

Thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty được quy định rõ như sau:

Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

Hội đồng quản trị: Hiện nay gồm 3 người trong đó Bà Quách Kim Anh là Chủ tịch HĐQT, hai thành viên còn lại là Ông Nguyễn Trọng Lạc và Ông Trịnh Trung Hiếu. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích hoạt động, quyền lợi của công ty trừ những vần đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: Được lập ra để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện Bà Nguyễn Thị Loan là Trưởng Ban Kiểm Soát, hai thành viên còn lại trong ban kiểm soát là Bà Phạm Thị Thi và Bà Nguyễn Thị Phương.

Ban giám đốc công ty gồm 3 người: Một tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc. Hiện nay Ông Trịnh Trung Hiếu đang kiêm nhiện chức vụ Tổng giám đốc công ty.

Ban giám đốc công ty: Thực hiện việc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Phó giám đốc nhân sự: Là người phụ trách các vấn đề về tổ chức, quản lý nguồn lao động, ra các quyết định và ký kết các hợp đồng lao động với nhân viên.

Phó giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý và tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng toàn bộ công tác sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm đối với sản phẩm các loại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ khắp cả nước.

Phó giám đốc sản xuất: Là người trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất của công ty, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm vật tư hàng hóa nhập kho…Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên liệu.

Công ty có 6 phòng ban chức năng:

Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về nguyên vật liệu bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiện cứu sản xuất sản phẩm mới.

Phòng tài chính kế toán: Làm công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ mà Nhà nước quy định, tham mưu cho giám đốc. Ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản, lao động, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quản lý tài chính của công ty, tính toán, trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải nộp Nhà nước và trích lập các quỹ.

Phòng thị trường: Làm nhiệm vụ nghiệm thu và giao hàng hóa thành phẩm cho khách hàng theo đúng chủng loại, quy cách mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo cho quá trình bán hàng của công ty được thuận lợi. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm, đưa ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý.

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất kỹ thuật công nghệ của công ty, hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo quy định của ISO 9002, cộng tác với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất. Thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách chung về nhân lực, xây dựng mức đơn giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiện định mức kinh tế kế hoạch, kỹ thuật. Lên kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại nhân viên. Quản lý nhân sự, con dấu, giấy tờ…, tham mưu giúp giám đốc soạn thảo các nội dung các quy chế, quyết định…của công ty.

Phòng cơ điện: phụ trách về các vấn đề liên quan đến điện, máy móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được hình thành theo cơ chế trực tuyến chức năng và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng cụ thể để quản lý theo chuyên môn của mình. Các phòng ban chức năng đều chịu sự lãnh đạo chung của ban giám đốc công ty.

Tóm lại, công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị trong giai đoạn hiện nay luận văn ths kinh doanh và (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w