Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị trong giai đoạn hiện nay luận văn ths kinh doanh và (Trang 37 - 39)

Cũng giống như những hoạt động khác trong doanh nghiệp, hoạt động đào tạo và phát triển cũng cần được đánh giá để xem kết quả thu được là gì và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Sau đây là các câu hỏi mà người tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển cần biết:

Các hoạt động thực hiện có đạt mục tiêu đặt ra hay không?

Nhân viên học được những gì từ chương trình đào tạo, phát triển?

Những vấn đề gì trong chương trình đào tạo, phát triển cần được cải thiện, bổ sung hay thay đổi? Những thay đổi gì (về nội dung, phương pháp, cũng như về chi phí) cần được thực hiện trong kế hoạch đào tạo và phát triển tương lai ?

Mặt khác, việc đánh giá kết quả hoạt động đào tạo và phát triển cũng giúp trả lời những câu hỏi mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn biết về lợi ích đào tạo, cụ thể là:

Nhân viên có thay đổi gì trong công việc của họ không?

Những vấn đề về kết quả thực hiện công việc trước khi thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển có được giải quyết không?

Chi phí và những nỗ lực bỏ ra cho việc đào tạo và phát triển có xứng đáng và hợp lý không?

Kết quả cuối cùng mang lại cho doanh nghiệp là gì?

Mô hình đánh giá đào tạo có 4 cấp độ như bảng 1.4 sau đây:

Bảng 1.4: Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo

Cấp độ

Vấn đề cần

xem xét Câu hỏi Công cụ dùng để kiểm tra

1 Phản ứng Họ thích khoá học đến mức nào?

Phiếu đánh giá khoá học (cho điểm từng tiêu chí) 2 Học tập Họ học được những gì? Bài kiểm tra, Tình huống,

bài tập mô phỏng, phỏng vấn, bảng hỏi

3 Ứng dụng Họ áp dụng những điều đã học vào công việc thế nào?

Đo lường kết quả thực hiện công việc, phỏng vấn cán bộ quản lý trực tiếp 4 Kết quả Khoản đầu tư vào đào tạo

đem lại hiệu quả gì?

Phân tích chi phí/lợi ích

Phản ứng: Phản ứng của những người tham gia đào tạo là những cảm

giác của họ chứ không phải là những gì học đã thực sự học được.

Học tập: Những kiến thức, thái độ, hành vi mới mà người học đã hiểu và tiếp thu được.

Ứng dụng: Tiến hành điều tra để lấy ý kiến của nhà quản lý/người

theo dõi trực tiếp xem nhân viên vừa được đào tạo có thể áp dụng những gì đã học được vào công việc không.

Kết quả: thường được thể hiện ở lợi ích trên khoản đầu tư, tức là

những lợi ích mà hoạt động đào tạo và phát triển mang lại cao hơn chi phí bỏ ra, cụ thể là các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giảm chi phí, tăng số lượng, nâng cao chất lượng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị trong giai đoạn hiện nay luận văn ths kinh doanh và (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w