Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải:

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 135 - 136)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

1. Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải:

- Chẩn đoán xác định vô tinh do bế tắc: FSH/máu (5,30 ± 0,75 mIU/ml) và thể tích tinh hoàn (19,62 ± 6,80 ml) chỉ giúp gợi ý sinh tinh bình thường. Sinh thiết tinh hoàn là bắt buộc để khẳng định có sinh tinh bình thường.

- Chẩn đoán vị trí tắc: Siêu âm qua ngả trực tràng chỉ có giá trị gợi ý tắc ống phóng tinh (độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 48,23%). Siêu âm bìu không có giá trị trong chẩn đoán tắc mào tinh (độ nhạy là 6,94%, độ đặc hiệu là 72,72%). Tinh dịch đồ, khi pH > 7 và thể tích tinh dịch > 1ml, thì vị trí tắc ở đường dẫn tinh đoạn gần.

- Chẩn đoán nguyên nhân gây tắc: 51,81% trường hợp không rõ nguyên nhân, 39,70% trường hợp tắc hậu viêm, 8,43% trường hợp tắc do lao. Trong vô tinh do bế tắc do lao, do tắc ở nhiều vị trí tại mào tinh và ống dẫn tinh nên phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào tinh không thực hiện được.

- Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và vị trí tắc, cần phải thực hiện phẫu thuậtthám sát bìu kết hợp với chụp ống dẫn tinh:

• Nếu mào tinh xẹp thì vị trí tắc tại tinh hoàn. Nếu mào tinh căng và dịch ống dẫn tinh không có tinh trùng chứng tỏ tắc tại mào tinh, còn nếu dịch ống dẫn tinh có tinh trùng chứng tỏ tắc ở ống dẫn tinh đoạn xa hay ở ống phóng tinh.

• Chụp ống dẫn tinh trong trường hợp tắc tại mào tinh nhằm xác minh sự thông thương của ống dẫn tinh đoạn xa trước khi phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào tinh. Do đó, chụp ống dẫn tinh có thể tiến hành bằng bơm dung dịch sinh lý hay thuốc xanh indigo carmine pha loãng, thay vì dùng chất cản quang.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 135 - 136)